Covid ở Sài Gòn: Các dòng tu Công giáo cứu trợ dân nghèo
Thanh Phương /RFI
30/8/2021
Chúng tôi kêu gọi sự liên đới, chia sẽ là chủ yếu, hầu hết là sự chia sẽ đến từ trong nước và từ một số mạnh thường quân ở nước ngoài. Tính về số lượng, sau 12 tuần, chúng tôi đã phân phối khoảng 220 tấn gạo và 70 tấn khoai. Con số có vẻ nhiều, nhưng trên thực tế không nhiều lắm đâu. Chúng tôi ước lượng số người mà chúng tôi tiếp cận được để giúp đỡ không nhiều, khoảng 15.000 gia đình."
Tham gia chương trình mang tên “Hạt gạo yêu thương” mà cha Phúc đề cập ở trên, có các tu sĩ nam nữ của Dòng Mến Thánh Giá và Dòng Tên. Họ đã lập 4 trạm phân phối lương thực tại 4 vùng biên Sài Gòn: Cộng đoàn Mến Thánh Giá Thủ Thiêm ở Xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, Cộng đoàn Mến Thánh Giá Chợ Quán ở xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, Cộng đoàn Mến Thánh Giá Tân Việt ở Phường Tân Quy, quận Tân Phú, và Cộng đoàn Dòng Tên ở phường Linh Trung, quận Thủ Đức.
Gs. Nguyễn Văn Tuấn - Sống chung với virus, không phải với dịch.
30/8/2021
Cuối cùng thì những gì tôi phát biểu trước đây (số ca dương tính là vô nghĩa và sống chung với virus) thì nay cũng đang dần dần thành sự thật. Hôm nay đọc tin thấy ông thủ tướng nói rằng 'Xác định sống chung lâu dài với dịch' [1]. Những người chỉ trích tôi giờ có dám chỉ trích ông thủ tướng?
1. Tại sao sống chung với con virus?
Con virus này là một trong những con thuộc 'gia đình' corona mà chúng ta đã sống chung rất lâu. Chúng ta cũng đã sống chung với HIV và hàng chục con khác trong thời gian gần đây. Chắc chắn chúng ta cũng sẽ sống chung với những con khác trong tương lai. Không có cách gì tiêu diệt chúng, vì sức mạnh của tiến hoá virus làm cho tất cả các can thiệp đều vô hiệu hoá trong việc tiêu diệt chúng. Do đó, chúng ta phải sống chung với con virus này.
Nên nhớ rằng chúng ta chỉ sống chung với con virus thôi; không thể sống chung với dịch về lâu dài. Tôi nghĩ ông thủ tướng chưa phân biệt được hai khái niệm này (sống chung với virus và sống chung với dịch) nên 'slip of the tongue' thôi.
Đỗ Duy Ngọc – Sài gòn ngày phong tỏa thứ năm mươi ba
30/8/2021
Đến giờ này, dù tham gia điều trị cho nhiều bệnh nhân, với tôi Covid vẫn là một căn bệnh bí ẩn. Người ta có thể giải mã trình tự bộ gene của virus, biết cách nó bám vào thụ thể nào để đi vào cơ thể, biết làm sao nó lại nhân lên bên trong tế bào... tức chúng ta có vẻ như biết tất tật về con virus này. Thế nhưng sao bệnh nhân vẫn tử vong?".
Cũng đã có nhiều nhà khoa học cũng phát biểu đại ý như thế. Thế giới vẫn chưa hiểu hết về con virus Vũ Hán này. Và chính vì chưa hiểu hết về nó nên chữa trị gặp nhiều khó khăn và đành phải sống chung với nó. Quan điểm xoá sạch virus là một lối nghĩ thiếu khoa học và thiếu thực tế. Vấn đề cơ bản của thành phố bây giờ là làm thế nào để giảm con số tử vong. Mấy hôm nay số người F0 không giảm nhưng đã thấy số người chết hàng ngày giảm nhiều, không biết con số có phản ánh đúng thực trạng không nhưng cũng là tín hiệu đáng mừng.
Cù Mai Công - Hoảng sợ quá đủ rồi, giờ chỉ còn một con đường: sống chung với COVID-19
30/8/2021
Ba tháng có lẽ cũng đã đủ cho sự bình tĩnh nhìn lại một chút thực trạng. Lấy cụ thể tình hình TP.HCM:
Ca nhiễm ở TP.HCM chính thức đã hơn 200.000 người. Hơn 8.000 người thân yêu của chúng ta đã ra đi. Con số này vẫn còn tăng chứ chưa dừng lại. Hình ảnh người chết, lò thiêu… xuất hiện liên tục, không ai không đau lòng, đau đến thắt ruột thắt gan, nhất là với những gia đình có người trong cuộc. Nỗi đau này tôi tin sẽ còn mãi trong lòng người… Sinh linh nào trên cõi đời này cũng là vô giá, không gì đánh đổi được.
Thực tế đau đớn ấy, chúng ta đành phải chấp nhận và sẽ có nhìn nhận, đánh giá nó sau này bình tĩnh hơn. Nhưng có một điều chắc chắn: sự lúng túng đã ít nhiều trở nên hoảng sợ, dẫn đến hành xử, ứng xử quá mức, không phù hợp, thậm chí thực tế cho thấy hiệu quả phòng chống không rõ – như cái giấy đi đường hiện nay, tới giờ vẫn làm khổ cả xã hội và nền kinh tế.
Dù TP.HCM tỉ lệ chết hiện khoảng 4%, cao nhưng ít ai chú ý 96 người sống. Đa số tự khỏi. Nhưng không ít người vẫn đồng nghĩa nhiễm Covid-19 như mang án tử.
Võ Hàn Lam - Việt Nam đối mặt với khủng hoảng vốn đầu tư
30/8/2021
Hiện tại bình quân mỗi tháng cả nước có trên 10 ngàn doanh nghiệp… rút lui.
Giãn cách kéo dài tạo cú đổ domino dây chuyền?
Số liệu kinh tế – xã hội tháng 8 vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho biết, tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn Ngân sách Nhà nước tháng Tám giảm 7,1% so với tháng Bảy, giảm 24,7% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số dự án đầu tư nước ngoài tính đến 20-8-2021 đăng ký cấp mới giảm 36,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Tăng cường ngoại giao nước qua việc chia sẻ dữ kiện nước và cai quản xuyên biên giới dựa trên bằng chứng
(Strengthening Water Diplomacy Through Water Data Sharing and Inclusive Evidence-Based Transboundary Governance)
Phúc trình nầy chú trọng đến việc chia sẻ dữ kiện nước và cai quản nước xuyên biên giới trên sông Lancang-Mekong. Nó cứu xét vai trò và hành động của các quốc gia, các tổ chức liên chánh phủ như Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) và Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)), và các tổ chức tư nhân như các cộng đồng ở ven sông, xã hội dân sự, học thuật và các tổ chức nghiên cứu. Nó thảo luận câu hỏi nghiên cứu sau đây: “Có sự lựa chọn nào hiện hữu để cải thiện việc cai quản nước xuyên biên giới dựa trên bằng chứng giữa các diễn viên nhà nước và toàn thể các diễn viên tư nhân trong lưu vực Lancang-Mekong xây dựng trên những cải thiện gần đây trong việc chia sẻ dữ kiện nước toàn lưu vực?”
Tin tức thế giới ngày Thứ hai 30 tháng 8 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Hoàng Anh Tuấn - 10 điều rút ra từ việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan
PHẦN KẾT
30/8/2021
Khi không còn phải bận tâm nhiều ở Afghanistan thì việc chuyển hướng sang ASEAN, Đông Nam Á - khu vực trọng tâm trong bàn cờ chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ là điều dễ hiểu. Đó chính là lý do Mỹ liên tục tăng cường sự hiện diện cấp cao của mình ở khu vực, thể hiện qua các chuyến thăm gần đây đến Đông Nam Á của BT Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin trong tháng 7 và Phó Tổng thống Kamala Harris trong tháng 8 năm 2021. Các chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang phải bận tâm đối phó với các vấn đề nội bộ phức tạp và các rối ren tại Afghanistan.
Tất nhiên, nói đến khu vực này thì không thể nói đến tầm quan trọng của Biển Đông và không thể bỏ qua thực tế là ASEAN nằm trong vùng cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và cường quốc đang trỗi dậy là Trung Quốc. Cũng như Mỹ, Trung Quốc hiện đang điều chỉnh chính sách, coi ASEAN và khu vực Đông Nam Á là ưu tiên số một trong chiến lược đối ngoại của mình.
Trung Quốc sẵn sàng chớp lấy cơ hội vàng tại Afghanistan
New York Times - In Afghanistan, China Is Ready to Step Into the Void
Tác giả: Châu Ba (Zhou Po), “中国已准备好抓住在阿富汗的黄金机会”,
https://www.nytimes.com/2021/08/20/opinion/china-afghanistan-taliban.html
Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
30/8/2021
Tốc độ và phạm vi Taliban tiếp quản Afghanistan làm cho các nước phương Tây phải tỉnh người suy nghĩ lại về chuyện rốt cuộc họ sai lầm ở chỗ nào, vì sao sau khi tiêu tốn mấy tỷ đô la vào cuộc chiến tranh kéo dài 20 năm họ lại dùng phương thức không vẻ vang như vậy để chấm dứt tất cả.
Nhưng Trung Quốc thì đang hướng về phía trước, họ chuẩn bị lấp khoảng trống Mỹ để lại sau khi vội vã rút quân, qua đó nắm lấy cơ hội vàng này.
Khủng bố Kabul : Kịch bản tệ hại nhất cho Biden, đòn nặng cho Taliban
Thụy My
28/8/2021
Hai vụ tấn công hôm qua cho thấy Taliban, trên lý thuyết là những người chủ mới của Afghanistan, không kiểm soát được những phe nhóm đối địch. Và Hoa Kỳ không có chọn lựa nào khác là phải tiếp tục chống khủng bố, trong khi Joe Biden bị chỉ trích kịch liệt.
Chỉ có Les Echos ra trễ nhất vào tối qua là kịp đưa lên trang nhất vụ khủng bố ở phi trường Kabul, chạy tựa « Việc phương Tây rút đi trở thành thảm kịch ». Các báo Le Figaro, Le Monde, Libération tường thuật chi tiết trên trang web, còn La Croix nói về « Kabul-Paris, bi kịch Afghanistan ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét