Tại sao Việt Nam nên thiết lập khuôn khổ đối tác chiến lược với Mỹ?
Tác giả: Đỗ Thiện phỏng vấn Lê Hồng Hiệp
23/8/2021
Ngày mai (24-8), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris dự kiến sẽ rời Singapore và đến thăm Việt Nam theo chương trình công du châu Á kéo dài khoảng một tuần. TS Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute, Singapore), nhận định: Quan hệ Việt Nam và Mỹ đang vào giai đoạn thuận lợi nhất trong vòng hơn hai thập niên qua. Đây là nền tảng quan trọng để cả hai nghiên cứu thúc đẩy mối quan hệ song phương lên tầm cao mới trong tương lai.
Vị thế Việt Nam đang cao nhất trong mắt Mỹ từ năm 1995
. Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về quan hệ Việt – Mỹ hiện nay, nhất là khi Mỹ gần đây liên tục có các chuyến thăm và các chính sách tích cực với Việt Nam?
Đỗ Duy Ngọc - Sài gòn ngày phong tỏa thứ bốn mươi sáu
23/8/2021
Từ 0 giờ hôm nay 23.8, toàn thành phố đã triệt để áp dụng lệnh giới nghiêm toàn thành. Tôi dùng từ giới nghiêm vì nghĩ đó là từ chính xác nhất trong tình hình hiện tại, nếu nói theo thuật ngữ quân sự là Thiết quân luật. Theo luật hiện hành của chính phủ Việt Nam, khi tình hình an ninh, trật tự, xã hội mất ổn định nghiêm trọng, chính quyền sẽ ban bố lệnh giới nghiêm.
Luật Quốc phòng 2018 có hiệu lực từ 1.1.2019 định nghĩa: Giới nghiêm là biện pháp cấm, hạn chế người, phương tiện đi lại và hoạt động vào những giờ nhất định tại những khu vực nhất định, trừ trường hợp được phép theo quy định của người có thẩm quyền tổ chức thực hiện lệnh giới nghiêm.
Đỗ Ngà – Tính bài toan kiểm soat dân, cái đáng sợ của cộng sản
Đỗ Ngà – Đàng sau bức tranh "AK" chống dịch
22/8/2021
Thái Lan và Việt Nam cùng bị đại dịch quét qua rất mạnh, Thái Lan thì mỗi ngày khoảng trên 20 ngàn ca, Việt Nam thì tầm một nửa thế. Tuy nhiên số ca tử vong của Thái Lan thì ít hơn hẳn so với Việt Nam. Sự khác biệt về tỷ lệ tử vong là do Thái Lan không cấm đoán một cách cực đoan như Việt Nam, chuỗi cung ứng hàng thiết yếu vẫn hoạt động rất tốt không ai hoảng loạn, đồng thời họ cũng biết làm giảm tải cho ngành y tế của họ và từ đó để ngành y tế tập trung chữa trị được nhiều ca nặng.
Nếu so chính phủ Thái với chính phủ Phạm Minh Chính thì rõ ràng Thái Lan chống dịch tốt hơn. Chính phủ Thái họ biết dồn nội lực vào đánh con virus. Họ nhắm vào đúng đối tượng chứ không nhắm nhầm vào dân. Tuy nhiên, với dân Thái thì chính phủ Prayut Chan O Cha xử lý dịch bệnh như thế cũng là quá kém, cộng với những chính sách mất lòng dân khác nên dân Thái đã biểu tình yêu cầu ông thủ tướng này từ chức.
Việc điều hành đập trong mùa mưa đánh vào sinh thái và cộng đồng Mekong
(Wet-season dam operations hit Mekong ecology and communities)
Tyler Rodney – Bình Yên Đông lược dịch
The Third Pole – August 19, 2021
22/8/2021
Vào đầu tháng 7 năm 2021, các đập của Trung Hoa bắt đầu hạn chế dòng chảy của thượng lưu Mekong. Các nhà nghiên cứu và hoạt động nói chưa biết hậu quả ở hạ lưu và có lẽ nghiêm trọng.
Khi Trung Hoa chào mừng kỷ niệm thứ 100th của Đảng Cộng sản vào ngày 1 tháng 7, đập Jinghong (Cảnh Hồng) trong tỉnh Yunnan (Vân Nam) bắt đầu hạn chế dòng chảy ở thượng lưu Mekong. Mực nước ở hạ lưu giảm xuống 50 cm chỉ trong 10 tiếng đồng hồ. Vào ngày 3 tháng 7, mực nước thấp lan đến Tam giác Vàng, biên giới giữa Myanmar, Lào và Thái Lan.
Nguyên Minh - Ai đi chợ, ai đưa cơm. Ba ngày người dân TP Hồ Chí Minh quay cuồng với thông tin từ chính quyền
Những pha “quay xe” của chính quyền khiến người dân kiệt sức.
23/8/2021
Không chỉ ngập trong nỗi sợ hãi vì dịch bệnh và nỗi lo cơm áo gạo tiền, người dân thành phố Hồ Chí Minh còn kiệt sức vì những quy định chống dịch thay đổi theo từng giờ trong ba ngày 20-22/8.
Ngày 20/8: “Ai ở đâu ở yên đó”, người dân không đi chợ, quân đội phát lương thực
– Khoảng 10h sáng ngày 20/8, báo chí đồng loạt đưa tin “Từ 23/8, người dân TP. HCM ‘ai ở đâu ở yên đó’”. [1] Thông tin này được ghi nhận từ cuộc họp báo của Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 TP. HCM.
Chính quyền không nêu rõ những hoạt động người dân được làm và không được làm trong khi thực hiện “ai ở đâu ở yên đó”, chỉ nêu phương châm chống dịch là “mỗi tổ dân phố, khu phố, phường, xã, thị trấn, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài phòng chống dịch”.
Nhân Rằm Tháng Bảy - Đọc bài Văn tế thập loại chúng sinh
10. Chết bởi nghèo nàn tai họa
Cũng có kẻ nằm cầu gối đất
Dõi những ngày hành khất ngược xuôi
Thương thay cũng một kiếp người
Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan
Cũng có kẻ mắc oan tù rạc
Gửi thân vào chiếu lác một manh
Gói xương chôn lấp góc thành
Kiếp nào cởi được oan tình ấy đi
Tin tức thế giới ngày Thứ hai 23 tháng 8 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Hoàng Anh Tuấn - 10 điều rút ra từ việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan
PHẦN I
22/8/2021
Đúng ngày này cách đây 1 tuần (15/8/2021), Taliban tấn công và chiếm thủ đô Kabul của Afghanistan, chính thức đặt dấu chấm hết cho chính quyền của Tổng thống Ashraf Ghani được Mỹ hậu thuẫn và kết thúc 20 năm can dự của Mỹ vào cuộc chiến Afghanistan (2001-2021) trước thời hạn hoàn tất cuộc rút quân do Tổng thống Mỹ Biden đặt ra là ngày 31/8/2021.
Dưới đây là 10 điều rút ra từ cuộc rút quân của Mỹ và chiến thắng của Taliban:
Chiến dịch quyến rũ ngoại giao của Kamala Harris tới Đông Nam Á
Jonathan Head
Phóng viên Đông Nam Á/BBC News
23/8/2021
Việc Mỹ rút quân vào năm 1975 khiến khu vực bị chia rẽ và dễ bị tấn công, với một cuộc xung đột tồi tệ kéo dài thêm 15 năm ở Campuchia, mà ASEAN đã nỗ lực để chấm dứt.
Sự so sánh những điểm tương đồng nổi bật giữa sự thất thủ Sài Gòn và Kabul là điều không tránh khỏi. Và 46 năm sau, Phó Tổng thống Harris đến thăm Việt Nam.
Nhưng chắc chắn bà sẽ chỉ ra mối quan hệ kinh tế và chiến lược chặt chẽ thời nay giữa Mỹ và Việt Nam, như một minh chứng cho thấy Hoa Kỳ có thể phục hồi sau những thiệt hại từ cuộc rút quân thảm hại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét