Người Bảo vệ Nhân quyền kêu gọi gia đình tù nhân lương tâm ký tên vào thư gửi bà Kamala Harris
11/8/2021
Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) dự thảo thư ngỏ gửi PTT Hoa Kỳ nhân chuyến thăm Việt Nam sắp tới.
Nếu gia đình TNLT nào đồng ý thì xin ghi danh. Chúng tôi sẽ tổng hợp trong tuần tới và gửi đến Văn phòng của Bà cũng như nhiều tổ chức và cá nhân có quan tâm đến nhân quyền Vn.
(Thư sẽ đc dịch sang tiếng Anh sau)
Ghi danh tại đây hoặc email về vietnamhumanrightsdefenders@gmail.com
Ghi danh tại đây [Facebook] hoặc email về vietnamhumanrightsdefenders@gmail.com
Tưởng Năng Tiến – Sơn Nam & Cuộc Cách Mạng Tháng Tám ở U Minh
Mấy năm trước, sau khi ghé thăm giáo sư Lý Chánh Trung, giáo sư Nguyễn Văn Lục đã có nhận xét như sau về người bạn đồng nghiệp cũ :
“… sau 1975 … có mấy nhà văn, nhà báo trong Nam được cầm bút lại như Lý Chánh Trung. Con số đếm chưa hết một bàn tay… Trước 75, ông viết như thể một người nhập cuộc, kẻ lên đường, kẻ làm chứng, người trí thức dấn thân. Ông viết với một tấm lòng nhiệt huyết. Sau 1975, ông viết như một kẻ đứng bên lề, xem đá banh và vỗ tay.”
Tôi có ngồi học với giáo sư Lý Chánh Trung đâu chừng cỡ… nửa giờ, ở trường Văn Khoa Đà Lạt. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Tôi không dám bàn luận lôi thôi gì (thêm) về chuyện viết lách của một người thầy học cũ.
Ts. Phạm Đình Bá - Biến thể Delta lây lan thế nào?
10/8/2021
Mặc dù vắc-xin vẫn ngăn ngừa được bệnh covid-19 nghiêm trọng và tử vong, nhưng biến thể delta đã và đang thay đổi cách chúng ta nghĩ về sự lây lan của vi rút.
1. Điều gì khiến biến thể delta dễ lây lan hơn?
Biến thể delta có khả năng lây lan gần gấp đôi so với các phiên bản trước của vi rút. Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm hiểu các đột biến gây ra điều này, nhưng các nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng những thay đổi trong protein đột biến của delta làm cho nó hoạt động hiệu quả hơn với sức bám ở các gai protein trên lớp bao của nó và giúp nó xâm nhập vào tế bào của con người.
Delta dường như cũng dẫn đến tải lượng virus cao hơn các biến thể khác. Tải lượng vi rút là thước đo lượng vi rút có trong mũi và cổ họng của người bị nhiễm. Một nghiên cứu cho thấy khi bắt đầu nhiễm bệnh, những người có biến thể delta có tải lượng vi-rút lớn hơn 1.000 lần so với những người bị nhiễm phiên bản gốc của vi-rút. Những người có biến thể delta dường như cũng đạt được tải lượng vi-rút cao nhất của họ nhanh hơn.
Chuyên gia hàng đầu: 'Vì Delta, không thể có miễn dịch cộng đồng'
BBC News
11 tháng 8 2021
Một trong các chuyên gia khoa học quan trọng nhất của Anh trong cuộc chiến chống Covid-19 nói rằng giờ đây không nên tập trung vào khả năng miễn dịch cộng đồng nữa, vì biến thể virus corona mới có thể xuất hiện lây nhiễm trong cả người được tiêm chủng.
Giáo sư Sir Andrew Pollard là một trong các chuyên gia tham gia sáng chế vaccine AstraZeneca.
Ông đứng đầu Oxford Vaccine Group, nhóm nghiên cứu vaccine AstraZeneca, và là Chủ tịch Ủy ban Hỗn hợp về Tiêm chủng (JCVI) của Anh, là một ủy ban độc lập tư vấn về tiêm chủng.
Điều trần tại một ủy ban của Hạ viện Anh hôm 10/8, ông nói trong lịch sử, một khi 95% dân số tiêm chủng thì bệnh sởi sẽ không thể lây lan, nhưng điều này không còn đúng với dịch Covid-19.
Tin tức thế giới ngày Thứ tư 11 tháng 8 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Vương Nghị khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, chỉ trích Mỹ và Phương Tây
Bài bình luận của Trần Hoàng Tuấn
10/8/2021
Đây chính là kiểu “ném bùn sang ao” Trung Quốc. Ý của ông Vương Nghị muốn “nhắc nhở” tất cả các quốc gia phương Tây cũng như Ấn Độ, đặc biệt là Hoa Kỳ, không phải là các quốc gia ở khu vực biển Đông nên đừng “nhúng tay” vào chuyện này.
Ngày 4/8, Ngoại trưởng Ấn Độ đã viết trên Twitter của mình: “Nhấn mạnh rằng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông phải hoàn toàn phù hợp với UNCLOS 1982. Không được làm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia không tham gia thảo luận.”
Biển Đông không chỉ quan trọng đối với các quốc gia tại khu vực này mà còn giữ vai trò quan trọng đối với thương mại biển trên toàn thế giới. Chính vì vậy, việc các quốc gia trên thế giới quan tâm đến sự an toàn, ổn định và luật pháp quốc tế được duy trì ở đây là điều hết sức hiển nhiên.
Vành đai và con đường đe dọa sự biến đổi khí hậu
Tác giả: ISABEL HILTON, Yale Environment 360, 3 THÁNG 1, 2019
Người dịch: Lê Nguyễn
Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc là một kế hoạch cơ sở hạ tầng khổng lồ có thể biến đổi nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Nhưng với việc tập trung vào các nhà máy nhiệt điện than, nỗ lực này có thể xóa bỏ mọi cơ hội giảm lượng khí thải và đẩy thế giới vào thảm họa biến đổi khí hậu.
***
Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, do Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra vào năm 2013, được mô tả là dự án cơ sở hạ tầng tham vọng nhất trong lịch sử. Đó là một kế hoạch tài trợ và xây dựng đường xá, đường sắt, cầu, cảng và các khu công nghiệp ở nước ngoài, bắt đầu với các nước láng giềng của Trung Quốc ở Trung, Nam và Đông Nam Á và cuối cùng vươn tới Tây Âu và xuyên Thái Bình Dương đến Mỹ Latinh. Hơn 70 quốc gia đã chính thức đăng ký tham gia chiếm 2/3 dân số thế giới, 30% GDP toàn cầu và ước tính khoảng 75% trữ lượng năng lượng đã biết.
Nguyễn Kim - Xã Hội Chủ Nghĩa Trong Chính Trị Hoa Kỳ
10/8/2021
Sau gần một tháng tranh luận, Dự luật Hạ Tầng Cơ Sở (HTCS) đã được biểu quyết với tỷ lệ 69/30 tại Thượng Viện trưa hôm nay, Thứ Ba 10/8. Nhiều Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa đã bỏ phiếu chống vì họ quan tâm tới vấn đề lạm phát, vấn đề gây gánh nặng cho người đóng thuế và cho thế hệ tương lai. TNS Hagerty (R-Tennessee) nói “Các chính trị gia ở Washington muốn lợi dụng Dự Luật HTCS để mua phiếu nhưng điều đáng buồn là con cháu của chúng ta sẽ phải gánh nợ.”
Dự luật HTCS cho chính quyền liên bang toàn quyền quyết định trong việc thực hiện những dự án đầu tư vào việc phát triển công nghệ trong tương lai, phát triển internet tốc độ cao, xe điện, chống biến đổi khí hậu, trợ cấp gia cư, chăm sóc người già, trẻ em,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét