Ân xá Quốc tế Hoa Kỳ kêu gọi Phó Tổng thống Harris lưu tâm đến nhân quyền trong chuyến đi Việt Nam sắp tới
21/8/2021
Trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm nhân quyền đã gia tăng đáng kể ở Việt Nam. Hoa Kỳ có thể đóng một vai trò mạnh mẽ trong việc thúc đẩy các cơ quan chức năng của Việt Nam giải quyết các vi phạm và chấm dứt các hành vi lạm dụng. Chúng tôi kêu gọi Phó Tổng thống Harris tập trung vào các vi phạm nhân quyền trong chuyến thăm sắp tới của bà tới Việt Nam.
August 16, 2021
Vice President Kamala Harris
White House
1600 Pennsylvania Avenue, NW
Washington DC 20500
Re: Amnesty International USA urges Vice President Harris to raise human rights
concerns on
upcoming trip to Vietnam
Dear Vice President Harris:
https://drive.google.com/file/d/1xTw4imIUc99fyaeH3PDUwWxfcphSOL17/view?usp=sharing
Ngày 16 tháng 8 năm 2021
Kính gửi: Phó Tổng thống Kamala Harris
Tòa Bạch Ốc
1600 Đại lộ Pennsylvania, NW
Washington DC 20500
Tổ chức Ân xá Quốc tế Hoa Kỳ kêu gọi Phó Tổng thống Harris nêu những quan ngại về nhân quyền trong chuyến đi Việt Nam sắp tới
Đỗ Duy Ngọc – Sài Gòn ngày phong tỏa thứ bốn mươi bốn
21/8/2021
Ngày hôm qua những tin dồn dập về kế hoạch thắt chặt giãn cách với sự tăng cường của lực lượng quân đội từ ngoài vào chi viện. Tin đã được lãnh đạo thành phố xác nhận và sẽ bắt đầu thực hiện ngày 23.8. Người dân Sài Gòn không bất ngờ, không hoang mang nhưng người dân sợ khi siết chặt các biện pháp không cho ra đường dù bất cứ lý do gì ngoại trừ cấp cứu thì người ta lo chuyện thiếu thực phẩm cho bữa cơm hàng ngày, viên thuốc cho người bệnh. Dù được thông báo quân đội sẽ mang lương thực, thực phẩm đến từng hộ gia đình có nhu cầu, nhưng người ta vẫn không tin vì vốn đã mất lòng tin.
Việt Nam : Sau khi rút khỏi Afghanistan Tại sao Việt Nam được ưu tiên lựa chọn?
Phụng Minh
21/8/2021
Trang Nikkei cho hay, bà Kamala Harris sẽ bắt đầu chuyến thăm đầu tiên đến châu Á với tư cách là phó tổng thống Hoa Kỳ vào cuối tuần này, với các điểm dừng dự kiến ở Singapore và Việt Nam.
Chuyến đi của bà Harris diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với chính quyền Tổng thống Joe Biden. Taliban đã giành lại quyền kiểm soát Afghanistan sau khi Mỹ rút quân, khiến Washington phải hứng làn sóng chỉ trích.
Nikkei Asia đã liệt kê năm điều cần biết về chuyến đi sắp tới của bà Harris và ý nghĩa của nó.
Tại sao bà Harris dừng chân ở Singapore và Việt Nam chứ không phải các quốc gia khác?
Trung Quốc đã im lặng về sự can thiệp trong chiến tranh Đông Dương
Thanh Hà /RFI
21/8/2021
RFI : Mãi đến thập niên 1980, Bắc Kinh mới công bố một số tài liệu về sự gúp đỡ cho Việt Nam trong giai đoạn 1945-1954. Rồi lại phải đợi đến năm 2003, lần đầu tại Pháp mới thấy một bài tham luận của một nhà sử học Việt Nam đề cập đến viện trợ của Trung Quốc trong chiến tranh Đông Dương. Vì sao trong một thời gian dài các bên đều đã im lặng về tầm mức, về tác động của viện trợ Trung Quốc cho chính quyền Hồ Chí Minh ?
Michel Bodin : Tất cả các bên liên quan từng cố gắng che giấu quy mô của sự đóng góp này. Phía Pháp mặc dù chưa từng che giấu viện trợ vật chất của Trung Quốc, nhất là sau cuộc hành quân Chim Én/Hirondelle (tại Lạng Sơn ngày 17-18/07/1953) khi quân đội khám phá những kho tiếp vận với nhiều khí giới, đạn dược của Trung Quốc và Liên Xô. Dụng ý của Paris là nhằm đòi Mỹ trợ giúp nhiều hơn nữa.
Gs. Nguyễn Văn Tuấn - Molnupiravir đã được phê chuẩn ở Việt Nam?
21/8/2021
Vậy là Sydney lại thêm 1 tháng phong toả nữa, và tình hình là vẫn phải ở nhà đọc tin tức. Một bác sĩ gởi msg cho biết ở VN có khuyến cáo dùng Molnupiravir cho điều trị bệnh nhân Covid19, và hỏi tôi về dữ liệu liên quan đến thuốc. Tôi hơi ngạc nhiên là vì thuốc này vẫn còn trong vòng nghiên cứu ở nước ngoài, chẳng hiểu sao ở VN đã khuyến cáo sử dụng?
Thuốc Molnupiravir đã nằm trong radar quan tâm của giới nghiên cứu từ cả năm qua. Đây có thể xem là thuốc đầu tiên đặc trị cho bệnh nhân Covid19 được Merck nghiên cứu và bào chế. Molnupiravir là thuốc được điều trị cho bệnh cúm mùa, và nay được nghiên cứu cho covid.
Lưu Thủy Hương - Ngoài lockdown và đàn áp bằng bạo lực, họ làm được gì khác?
21/8/2021
Sau một năm rưỡi khoe khoang và tự tâng bốc, sau những tuần lockdown tàn khốc trong hoảng loạn - giờ đây cái ác, cái ngu, cái bất tài, cái vô nhân tính của chính quyền đang trơ tráo phơi ra.
Về hiệu quả lockdown tôi đã nói đi nói lại nhiều lần rồi. Tự bản thân của lockdown thôi không thể làm cho dịch biến mất, nó chỉ là phương án cầm chân dịch, ngăn dịch không tăng như vũ bão. Nó chỉ là một biện pháp nhằm giảm tần số tiếp xúc giữa người với người, giảm sự di chuyển ào ạt chứ KHÔNG THỂ cách ly riêng lẻ từng người ra hay đưa sinh hoạt xã hội về tình trạng gấu ngủ đông. Trong 11 tuần lockdown vừa qua, 8 triệu dân thành phố vẫn có những tiếp xúc tối thiểu và như vậy, vẫn tiếp tục có hàng loạt sự lây nhiễm trong xí nghiệp, trong bộ phận hành chánh, trong gia đình, trong nhà thương, nơi chuyển giao hàng hóa, nơi tiêm chủng… Rõ ràng, sau 11 tuần, dịch không hề giảm xuống.
Đỗ Ngà – Hãy xem Cộng sản dùng đồng tiền chống dịch như thế nào?
21/8/2021
Năm 2021, ngân sách trung ương phân bổ cho Bộ công an là 96.146 tỷ đồng (tương dương 4,18 tỷ đô la), ngân sách phân bổ cho y tế là 9.171 tỷ đồng (tương đương 399 triệu đô la). Như vậy ngân sách Bộ công An gấp 10,5 lần Bộ y tế. Bộ Y tế bị bóp quá mức trong khi đó chính quyền lại rất phung phí tiền cho công an. Được biết ngân sách này được Quốc hội khóa trước duyệt vào ngày 13/11/2020, lúc mà các nước trên thế giới đang vất vả chiến đấu với dịch.
Câu hỏi đặt ra là khi Quốc hội duyệt chi ngân sách 2021 trong lúc cả thế giới đang gồng mình chống dịch nhưng tại sao Quốc hội CS Việt Nam không tăng thêm ngân sách cho Bộ y tế mà rót quá nhiều vào công an? Ai cũng biết, Bộ y tế là cơ quan chịu trách nhiệm chính về nhiệm vụ chống dịch, bộ công an chỉ là lực lượng hỗ trợ, ấy vậy mà chi cho lực lượng hỗ trợ hơn 10 lần chi cho lực lượng chính. Với cách duyệt chi ngân sách như thế nó chứng tỏ rằng, ĐCS rất chủ quan với dịch, không tiên liệu được khó khăn và cả coi thường sinh mạng dân.
Tin tức thế giới ngày Thứ bảy 21 tháng 8 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
- Mỹ có thất bại ở Afghanistan?
Câu trả lời nằm ở ưu tiên của người Mỹ.
21/8/2021
Khi liên tưởng Afghanistan 2021 với Việt Nam 1975, nhiều người không khỏi tỏ ra thất vọng rằng nước Mỹ vẫn như thế, với chiến lược can thiệp hời hợt, chất lượng quân sự non kém, để rồi lại một lần nữa thất bại một cách nhục nhã và nặng nề.
Quả thực, những gì diễn ra ở Kabul lúc này không thể không gợi nhớ đến Sài Gòn năm xưa. Và đúng là nước Mỹ vẫn như thế. Nhưng không phải hời hợt, không phải non kém, mà là, qua hàng chục năm, Mỹ vẫn vậy: rất thực tế và thực dụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét