Thứ Hai, 2 tháng 8, 2021

Bản tin ngày Thứ hai 02 tháng 8 năm 2021

 

Ts. Phạm Đình Bá - Đạo đức của ưu tiên tiêm chủng là thế nào?

01/8/2021

https://drive.google.com/file/d/15GYjHnl18wezJ7ZVnzsyBN6Z7GkSCK39/view?usp=sharing

Ở các nước dân chủ, cuộc tranh luận về câu hỏi đâu là cách hợp lý và công bằng để phân phối nguồn cung cấp vắc xin COVID-19 hạn chế đã diễn ra khoảng một năm trước khi các loại vắc xin trở thành hiện thực. Câu hỏi nầy là một trong những câu hỏi căn bản trong đạo đức sinh học (bioethics), ngành nghiên cứu về các vấn đề đạo đức xuất phát từ những tiến bộ trong sinh học và y học (1).

Ở các nước dân chủ, có rất nhiều người Việt làm việc ở các ngành y tế có nhiều trải nghiệm về các vấn đề liên quan đến đạo đức sinh học. Thật vậy, đất nước có một nguồn kiến ​​thức, kỹ năng và kinh nghiệm lớn về đạo đức sinh học nói chung và đặc biệt, về việc phân phối vắc xin chống lại vi rút một cách chính đáng. Tiếc thay, ở trong nước, các quyết định liên quan đến phân phối vắc xin COVID-19 trong bối cảnh nguồn cung hạn chế có vẻ như đã vi phạm những nguyên tắc cơ bản về đạo đức của ưu tiên tiêm chủng, tiêu biểu là thiếu thảo luận rộng rãi trong xã hội, thiếu minh bạch và trong một số trường hợp, vi phạm ưu tiên tiêm chủng (2-3).

THÁI ĐỘ HIẾU CHIẾN CỦA TRUNG HOA: BÓP MÉO DÒNG CHẢY, VŨ KHÍ HÓA NƯỚC

 (China's Belligerence: Twisting flows, Weaponising water)

TAI HỌA TRUNG HOA TRÊN SÔNG MEKONG

(Chinese calamity on the Mekong river)

Salma Kouser Asif – Bình Yên Đông lược dịch

Bangla News 24 – 15 July 2021

Sunday, August 1, 2021

https://drive.google.com/file/d/1WUOVEMpv10NKF_HwoedF6NCTeRXf0OQG/view?usp=sharing

Đồng bộ với địa chánh trị hiện đại, có vẻ như Trung Hoa có ý định lợi dụng tài nguyên thiên nhiên như một chiến lược chiến tranh tương tự như chánh sách tiêu thổ để lực lượng địch không có tài nguyên cần thiết để sống còn.  Với chiến lược nầy, Trung Hoa đang xây một đập lớn nhất thế giới trong Khu Tự trị Tây Tạng để chứng tỏ tính ưu việt của mình trong việc xây dựng hạ tầng cơ sở qua một hành động mà không có quốc gia nào khác đã thực hiện vào bất cứ lúc nào trong lịch sử.

Yên Khắc Chính  - Vaccine Trung Quốc: Chính quyền cần làm gì để há miệng không còn mắc quai?

Công khai và minh bạch, để người dân có quyền lựa chọn, còn chính quyền có đường ra.

02/8/2021

https://drive.google.com/file/d/15frRrVTcDyIcLbSSXO-tjOZ4BpmF49mo/view?usp=sharing

Ngày 31/7 vừa qua, một triệu liều vaccine Sinopharm của Trung Quốc, trong số năm triệu liều đã đặt mua, về tới TP. Hồ Chí Minh trong cảnh không kèn không trống.

Sở dĩ nói như vậy vì thông tin về nó xuất hiện một cách rất trầm lắng trên các phương tiện truyền thông nhà nước.

Báo Tuổi Trẻ chỉ nhét một dòng ngắn gọn về sự kiện này trong một bản tin tổng hợp chung. [1] Báo Thanh Niên làm động tác y hệt, cũng đưa vào trong một bản tin tổng hợp tình hình dịch bệnh ngày 1/8. [2]

Ts. Lê Hồng Hiệp - Châu Á và Việt Nam trong chiến lược của Mỹ và Anh  

02/8/2021

https://drive.google.com/file/d/1uDZAg0B8x8dfgeYJ4kboJ6dkTjXIKj0m/view?usp=sharing

Hỏi: Chỉ trong nửa cuối tháng 7, giới chức ngoại giao và quốc phòng Mỹ dồn dập có các chuyến thăm tới Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Xin ông cho biết mục tiêu của Washington trong các chuyến thăm này?

Đáp: Phải nói trong thời gian mấy tháng qua, hoạt động ngoại giao của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã diễn ra rất dồn dập.

Điều này diễn ra trong bối cảnh sau 6 tháng bước vào Nhà Trắng, chính quyền của Tổng thống Biden đã tạm thời giải quyết ổn thỏa các vấn đề trong nước, đặc biệt là khi tình hình dịch Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát, kinh tế phục hồi mạnh, tình trạng thất nghiệp giảm, và các xung đột xã hội, sắc tộc tạm thời lắng xuống.

Trong bối cảnh đó, chính quyền Biden có điều kiện tập trung hơn vào các vấn đề chính sách đối ngoại, trong đó có khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng.

Gs. Nguyễn văn Tuấn - Hiệu quả của vaccine trong cộng đồng và ý nghĩa miễn dịch cộng đồng

Vaccine Tàu (Sinopharm và Sinovac) có hiệu quả ra sao?

02/8/2021

https://drive.google.com/file/d/1ztId5FN64TW-tJkL3zzSWIf6vidozhC7/view?usp=sharing

Có một hiểu lầm rất phổ biến: người ta lấy con số ‘hiệu quả vaccine’ để biện minh rằng vaccine của Sinopharm cũng có hiệu quả như hay hơn vaccine phương Tây. Nhưng đó là một so sánh rất sai. Trong thực tế thì có 2 hiệu quả: hiệu quả trong thử nghiệm lâm sàng và hiệu quả trong cộng đồng. Chưa ai biết hiệu quả của vaccine Sinopharm trong cộng đồng.

1. Một so sánh ‘misleading’

Có bạn trích dẫn con số hiệu quả vaccine Sinopharm (mà một nhóm ở VN nhập về và ‘tặng’ cho TP HCM) là có hiệu quả cao hơn 1.5 lần so với vaccine của Sinovac. Đây cũng là một con số được nhiều bạn trích dẫn và biện minh cho vaccine của Sinopharm. Nhưng cách so sánh đó hoàn toàn sai, hay nói theo tiếng Anh là rất ư ‘misleading‘.

Misleading là vì các quần thể tình nguyện viên của mỗi thử nghiệm lâm sàng hoàn toàn độc lập với nhau. Tỉ lệ nhiễm trong mỗi quần thể cũng rất khác nhau giữa các nghiên cứu (sẽ giải thích dưới đây). Đặc điểm bệnh lí và hồ sơ sức khoẻ của các tình nguyện viên cũng rất khác nhau giữa các nghiên cứu. Quan trọng hơn là tiêu chuẩn để định nghĩa thế nào là nhiễm rất khác nhau giữa nghiên cứu Sinopharm và Sinovac. Vì những khác biệt đó, không thể so sánh hiệu quả vaccine giữa các thử nghiệm lâm sàng. So sánh như vậy là rất rất sai.

Tin tức thế giới ngày Thứ hai 02 tháng 8 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/1ygxjXpNWZY4MxaCe6OlIj8xVW-3Agup1/view?usp=sharing

Vũ Dương - Vì sao Indonesia trở thành mục tiêu cạnh tranh của Mỹ và Trung Quốc?

02/8/2021

Khi Hoa Kỳ và Trung Quốc cạnh tranh để giành ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, hai bên đều đặt mục tiêu vào một quốc gia từ trước đến nay từ chối can dự vào các vấn đề ngoại giao: Indonesia…..

https://drive.google.com/file/d/1hEHIFJsmCFnRGxVdK19wm-Z29buxoD8K/view?usp=sharing

Chuyên gia: Cạnh tranh khu vực khiến tầm quan trọng của Indonesia ngày càng tăng 

Sau các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, Indonesia ngày càng nhận thức được mối đe dọa do Bắc Kinh gây ra và giá trị của “khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” mà Hoa Kỳ và các đồng minh ủng hộ.

Tác giả của Diễn đàn Đông Á, Alexander R Arifianto, trong bài viết đăng tải ngày 28/6 nói rằng, Indonesia vẫn luôn theo đuổi chính sách đối ngoại “tự do và tích cực”, nhấn mạnh tính trung lập và không kết thành đồng minh kể từ khi giành độc lập năm 1945 đến nay. Mặc dù Indonesia ứng phó với các cường quốc theo cách này, nhưng kể từ khi Washington chính thức công nhận nền độc lập của Indonesia vào năm 1949, Indonesia đã duy trì mối quan hệ song phương tốt đẹp với Hoa Kỳ.

Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 : Sunisa Lee đem lại vinh quang cho người Hmong tị nạn từ Đông Dương

Joaquin Nguyễn Hòa

Gửi bài từ San Jose, Hoa Kỳ

02/8/2021

https://drive.google.com/file/d/1plcUYNzEN30pw-5QvqDKuxNEmAxZS9Kt/view?usp=sharing

Trong nhiều bài báo sau sự kiện cô gái Mỹ gốc Hmong giành huy chương vàng Olympic, có người Hmong nói với báo chí rằng họ chỉ có một tổ quốc thôi là Hoa Kỳ chứ không còn nơi nào khác.

Riêng tôi thì hình ảnh cô Suni Lee mặc đồ thể thao tung người trên đôi xà lệch tại đấu trường Tokyo làm tôi nhớ một cô gái Hmong có gương mặt giống hệt Suni trong phiên chợ Bắc Hà, tỉnh Lào Cai một ngày chủ nhật cách đây khá lâu, khi tôi có dịp về Việt Nam và thăm các vùng phía Bắc.

Cô gái Hmong Bắc Hà, mặc một chiếc váy hoa, chân quấn xà cạp, gùi nông sản ra chợ phiên. Hai số phận, hai cuộc đời nhưng cùng một dân tộc. Liệu hai cô gái ấy có thể hiểu được nhau kể cả khi họ nói chung một thứ tiếng? Còn ông Hầu A Lềnh và bà Mea Moua thì có thể nới với nhau những gì?

Đỗ Hoàng - Những nét đáng chú ý đằng sau FONOP mới nhất của Mỹ tại Hoàng Sa

Thứ hai, 02 Tháng 8 2021

https://drive.google.com/file/d/1sW-npRZXAeMKTxNAbLOFCKMGxOHa0ie-/view?usp=sharing

Ngoài ra, đây cũng là FONOP thứ tư của Chính quyền Biden tại Biển Đông. Nếu so sánh, số lượng FONOP của Chính quyền Biden trong năm 2021 đến thời điểm này đã bằng tổng số lượng FONOP của Chính quyền Trump trong năm đầu tiên (4 cuộc) và xấp xỉ số lượng FONOP của Chính quyền Trump trong khoảng thời gian tương tự năm cuối cùng (5 cuộc). Việc Mỹ duy trì tần suất FONOP đều đặn cho thấy cam kết của Mỹ với Biển Đông và luật quốc tế tại khu vực là không biến chuyển dù bộ máy chính trị Mỹ có trải qua nhiều thay đổi.

Thứ ba, đây là FONOP đầu tiên của Mỹ dùng tàu USS Benfold. USS Benfold là tàu khu trục đã từng 9 lần đoạt giải Battle E (giải thưởng về hiệu quả trong chiến trận của quân đội Mỹ) cùng nhiều giải thưởng danh giá khác. Điều này có thể cho thấy, về khả năng tác chiến, tàu USS Benfold được đánh giá cao hơn tàu USS Russell (chỉ 1 lần đoạt giải Battle E) vốn thực thi FONOP Biển Đông ngày 5/2/2021 và rời Hạm đội 7 vào tháng 5 vừa rồi.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét