Đỗ Duy Ngọc – Sài Gòn phong tỏa ngày thứ ba mươi ba
10/8/2021
Ô hô! Thành phố đang khó khăn vì thiếu vaccine, dịch cũng đang tiếp tục với con số chưa chịu xuống như mong đợi. Thành phố cũng cố gắng vượt bực để chủng ngừa cho dân. Tốc độ 300.000 liều trong một ngày là một tốc độ tiêm chủng rất cao kể cả so với một số nước tiên tiến của Châu Âu. Thành phố muốn đạt chỉ tiêu tiêm chủng 70% dân. Bộ không đồng tình với con số báo cáo đã đành còn đưa thông báo này như thế triệt buộc. Tức là không cung cấp thêm, nhưng thành phố nếu thấy cần thì bỏ tiền ra mua, Bộ giúp thủ tục cho. Còn nếu không mua thì Bộ dành ưu tiên cho nơi khác. Không lẽ chửi thề một phát cho đã tức. Trong khi thành phố là nơi bùng phát dịch lớn nhất nước, số người nhiễm và tử vong hàng ngày cao nhất nước, là thành phố đóng góp cho ngân sách nhiều nhất, cũng là nơi có nhiều nhà máy, nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hoá cung ứng cho cả nước. Chưa kể trong đợt đóng góp vào Quỹ Vaccine của chính phủ, thành phố cũng là nơi đóng số tiền nhiều nhất, trên cả ngàn tỷ đồng. Đóng góp nhiều, đang gặp hoạn nạn, đang cần thuốc để chữa lành bệnh, mở lời lại bị bảo rằng muốn thêm vaccine à, bỏ tiền mua đi, ta giúp phép cho. Oái ăm không hả trời. Có điên được không?
Người đã chích ngừa Covid-19 lo lắng điều gì?
Lo cho bản thân thì ít
Bs. Đỗ Đăng Trí - ĐH Y Dược TpHCM
Hổm rày liên tiếp nghe tin đồng nghiệp khi chống dịch thì thành F0 (dù đã tiêm vaccine đầy đủ), điều này thiệt khó tránh khi mà hằng ngày họ phải xông pha tiếp xúc với quá nhiều nguy cơ. Rồi sắp tới các bạn Nội Trú tinh anh của UMP cũng được kêu gọi lên đường chống dịch và điều trị F0 nặng. Có những bác sĩ họ rất muốn xông vào tình nguyện chống dịch nhưng lại sợ đem mầm bệnh về cho gia đình có người lớn tuổi chưa được chích ngừa của mình…. Vậy:
1. Đã tiêm chủng đầy đủ rồi thì có thể mắc COVID-19 nữa không? Tại sao?
CÓ.
Đầu tiên cần nói rõ: một người được gọi là tiêm chủng đầy đủ khi đã trải qua 2 tuần sau khi tiêm đủ 2 liều của vaccine ngừa COVID-19 (Pfizer hoặc Moderna hoặc AstraZeneca) [1].
Nguyễn Lương Hải Khôi - Tính khai phóng của Trường Đại học Duy Tân
09/8/2021
3) Và đây là cách ứng xử thể hiện tính chất khai phóng của Trường Đại học Duy Tân: Lãnh đạo nhà trường vội vã báo công an.
Trao đổi với Zing tối 7/8, ông Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng), cho biết bộ phận xác minh của trường đang làm rõ những thông tin liên quan đến vụ việc.
"Chúng tôi đã báo cáo Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an TP Đà Nẵng vào cuộc. Khi nào xác minh xong đúng sự việc, đúng người sẽ xử lý nghiêm", ông Hải nói.
Sau khi báo công an, lãnh đạo trường đại học khai phóng này thống nhất sa thải cô giáo, tuyên bố không còn trách nhiệm gì với cô giáo, đề nghị công an xử lý.
"Trong buổi họp sáng nay, Hội đồng Quản trị nhà trường đã thống nhất sa thải cô T. (Trần Thị Thơ) từ ngày 9/8. Kể từ bây giờ, chúng tôi không có trách nhiệm với người này, việc xử phạt cũng thuộc công an thành phố"
Thậm chí, cái trường "đại học" khai phóng này làm nhanh đến mức, họ báo công an rồi "thống nhất sa thải" khi mà công an còn chưa kịp nói gì.
Bs. Phạm Ngọc Thắng - Những hiểu biết chưa đúng về bệnh COVID-19
10/8/2021
1- Thể bệnh không có triệu chứng lâm sàng:
Không như loét dạ dày câm, tức là trong dạ dày tá tràng có vết loét thực thể nhưng người bệnh không có dấu hiệu đau thượng vị, người nhiễm virus, vi khuẩn mà không phát bệnh thì không phải là /không được gọi là Người bệnh (Bệnh nhân). Nên, không có cái gọi là Thể bệnh không có triệu chứng lâm sàng.
2- Gọi người nhiễm CoronaVirus không phát bệnh là bệnh nhân:
Cái Sai này bắt nguồn từ cái Sai trên. Khi Vi Sinh vật (VSV ở đây gồm Nấm, Vi khuẩn, Ricketsia, Virus; không tính Ký sinh trùng) xâm nhập vào cơ thể sẽ xảy ra Tương tác với Vật chủ. Sẽ có các mối quan hệ: Cộng sinh-hai bên cùng chấp nhận nhau, Ký sinh- ăn bám, Hoại sinh- gây hại.
Nguyễn Quang Dy - Quan hệ Mỹ – Việt trong bàn cờ chiến lược Mỹ – Trung
09/8/2021
Trong các bài viết trước đây, tôi thường đề cập đến khả năng Việt Nam dễ bị mắc kẹt trong bàn cờ chiến lược Mỹ-Trung. Khi quan hệ Mỹ-Trung càng xấu đi, thì quan hệ Mỹ-Việt càng tốt lên, làm quan hệ Trung-Việt càng nhạy cảm. Việt Nam cũng như các nước khu vực không muốn chọn phe vì ba lo ngại chính. Một là Trung quốc có thể trả đũa làm cho họ thiệt hại hơn là được lợi từ Mỹ. Hai là Mỹ có thể bỏ rơi họ để bắt tay với Trung Quốc như bài học trong quá khứ. Ba là Mỹ có thể tìm cách diễn biến làm cho họ phải thay đổi chế độ.
Theo các chuyên gia, các lo ngại đó vừa phản ánh thực tế vừa phản ánh não trạng. Lo ngại thái quá sẽ làm gia tăng năng lượng tiêu cực, biến nhận thức thành thực tế, có thể gây nhầm lẫn đáng tiếc. Trong bối cảnh đại dịch hiện nay, mọi thứ đều có thể bị đảo lộn, kể cả thói quen tư duy và hệ quy chiếu. Diễn biến càng khó lường thì quyết sách càng dễ nhầm lẫn. Vì vậy, quyết định về “đối tác chiến lược” với Mỹ đúng lúc rất hệ trọng, vì quyết định quá sớm có thể rủi ro cao, nhưng quá muộn có thể đánh mất cơ hội chiến lược.
Gs. Thái Công Tụng - Môi trường và sức khỏe người lớn tuổi
09/8/2021
Thời tuổi trẻ thì giáo dục là trung tâm còn đến tuổi già thì trung tâm phải là sức khỏe . Hai vấn đề giáo dục và sức khỏe chính là bận tâm nhất của chính phủ Quebec hiện nay nên trong ngân sách hàng năm của Quebec, hai Bộ chiếm ngân sách nhà nước nhiều nhất chính là Bộ Giáo Dục và Bộ Y tế .
Xã hội Tây phương càng ngày càng lão hoá vì tuổi thọ càng ngày càng tăng do nhiều yếu tố như tiến bộ khoa học kỹ thuật nhưng người càng già thì chi phí y tế càng nhiều hơn vì người già thì dĩ nhiên hay đau ốm hơn. Đau ốm này không những thể chất mà còn tinh thần.
Alaa Al Aswany: tăng cường kiểm duyệt là biểu hiện sự yếu kém của chính phủ
Tác giả: JESSE DITTMAR viết cho The Wall Street Journal
Ngày 06 tháng 8 năm 2021
Anh Khoa dịch
10/8/2021
Ông Al Aswany cho rằng tình trạng kiểm duyệt hà khắc của chính phủ đối với các quan điểm đối lập như cả bài viết của chính ông, là một dấu hiệu cho thấy sự yếu kém của chính phủ. Ông giải thích một chính quyền mạnh mẽ sẽ hành xử như một con hổ: “nó biết nó có thể tấn công mọi người nên nó không cần phải tấn công bất cứ ai.” Tuy nhiên, chính phủ của ông Sisi giống như “một con hổ bị thương”: “không có lòng tự tin, nó tấn công mọi người.”
Giống như kỹ sư trẻ trong cuốn tiểu thuyết của mình, ông Al Aswany nói rằng ông vẫn lạc quan về Ai Cập. Ông cho rằng các cuộc cách mạng trong lịch sử đã gây ra những cuộc phản cách mạng, nhưng “cách mạng luôn thành công”. Thực tế là Ai Cập vẫn là một quốc gia trẻ – khoảng một nửa dân số dưới 25 tuổi – cũng mang lại cho ông hy vọng. Ông nói: “Các cuộc cách mạng luôn được dẫn dắt bởi những người trẻ tuổi. Tương lai đứng về phía chúng ta.”
Tin tức thế giới ngày Thứ ba 10 tháng 8 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Ý kiến: Thử ‘lằn ranh đỏ’ của Trung Quốc, Mỹ đã biết nó chỉ là sợi dây cao su
Mạn Vũ
Mạn Vũ là dịch giả tiếng Trung của các chuyên mục Văn hoá và Giáo dục
10/8/2021
Khi máy bay và tàu chiến của Hoa Kỳ bước vào trong lằn ranh đỏ của ĐCSTQ, phía Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng, từ xích mích nhỏ đến chiến tranh toàn diện, từ hậu cần đến công tác trên chiến trường.
Nhìn rõ điều này chúng ta sẽ thấy, khi Phó Ngoại trưởng Wendy Sherman đến Thiên Tân vào ngày 26/7, bà đã nói: “Hoa Kỳ sẽ không tìm cách xung đột với ĐCSTQ, nhưng chúng tôi hoan nghênh cạnh tranh công bằng”. Đây là lời đối đáp mang tính ngoại giao, nhưng ‘ý ở ngoài lời’ chính là: Nước Mỹ đã sẵn sàng cho mọi thứ, hy vọng ĐCSTQ không phán đoán sai lầm. Hoa Kỳ sẽ hành động dựa trên các quy tắc quốc tế, các lệnh trừng phạt vẫn sẽ tiếp tục, cho nên nếu ĐCSTQ muốn lật đổ quy tắc quốc tế thì hãy cân nhắc thận trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét