Sổ Tay Thượng Dân K’ Tiên – Cô Gái Pa Ko & Covi19
Mùa Hè 2021 – từ Buôn Hồ, Dak Lak – FB Huỳnh Thục Vy trở về Tam Kỳ, nơi bà sinh trưởng, để có dịp ngắm nhìn và ngâm mình lại trong sóng nước Tam Thanh. Khác với Phạm Duy, trong Nha Trang Ngày Về (“Tôi như là con ốc, bơ vơ nằm trên cát/Chui sâu vào thân xác lưu đầy) Huỳnh Thục Vy chả có tâm sự gì ráo trọi, cũng không kêu than vô vọng (“Dã tràng ơi! Sao lấp cho vơi sầu này?’) mà chỉ thảm thiết kêu Trời :
“Tắm biển để thư giãn mà còn bị tra tấn bởi mấy bài hát sặc mùi lên đồng và máu tanh: cô gái mở đường, cô gái vót chông, 'chờ bọn bay diệt bọn bay' bla bla, má ơi. Đề nghị ban quản lý bãi biển Tam Thanh chấm dứt ngay việc tra tấn người tham quan bằng những bài hát đáng lẽ phải vứt vô sọt rác lâu rồi ấy…”
Phạm Tường Vân - Covid: Sài Gòn – góc nhìn của một người ở lại
07/8/2021
Mấy tuần nay Facebook có nhiều chia rẽ, khiến cho tôi, một người nửa đời ở Hà Nội, nửa đời ở Sài Gòn, thấy cần phải chia sẻ đôi điều.
Hà Nội là nơi ông bà tôi tạo dựng cơ nghiệp, nơi bố mẹ, anh chị em ruột thịt và bạn bè thân thiết từ ấu thơ đều đang sinh sống, nên nếu bảo có một nơi để nhớ trong cảm xúc ngọt ngào dịu êm thì luôn là Hà Nội.
Nhưng khi Sài Gòn bắt đầu bùng dịch, dù bạn bè và người thân hối về Hà Nội, công việc thì vẫn làm online, vé máy bay thì có sẵn, tôi vẫn quyết định ở lại Sài Gòn
Lê Nhàn - Đứa Nào Ăn Cháo Đái Bát
06/8/2021
Ban Tu Thư/TVVN
Nếu như có người hỏi là: “Tại sao Nhàn Lê sinh ra lớn lên, học
hành ở miền Bắc nhưng bây giờ lại nói người Bắc chúng tôi làm hỏng hết, rồi lại
thích miền Nam, lại thích luôn cái chế độ miền Nam trước 1975 nữa! Nhàn Lê đã
ăn cháo, đá bát… nói chung là phụ bạc nơi nuôi mình khôn lớn, vậy Nhàn Lê trả
lời sao?” Tính không trả lời câu hỏi này vì không có thời gian, bởi tuần này
đổi thời khóa biểu nên suốt từ 7g tối qua đến 12g trưa nay tôi làm việc liên
tục. Về nhà ngủ được một giấc rồi lại phải đi làm, đến giờ mới vừa ăn cơm xong.
Nhưng thôi, trả lời cho thỏa lòng người hỏi.
Lê Học Lãnh Vân - Hãy thương Sài Gòn…
07/8/2021
Nhìn những tấm hình trên mạng về cảnh đời “Dòng người lầm lũi rời Sài Gòn. Từng đoàn xe máy nối đuôi nhau. Có bốn mẹ con đạp xe về Nghệ An. Có gia đình chạy xe ra tận ngoài miền núi phía Bắc. Có người đi bộ xuống miền Tây” (Nguyễn Tiến Tường), lòng người bình thường nào không xót?
Bài viết này dừng lại rất lâu trên tấm hình chụp đoàn xe hai bánh đông đảo, trên xe những gương mặt cam chịu, mà nghe quá xót xa. Đúng như có người kêu lên: “Hãy Thương Bước Chân Viễn Xứ…”
Nhưng, nào chỉ xót cho từng phận người mà xót cho cả một cộng đồng! Từ góc độ công thương nghiệp, tôi nhìn tấm ảnh mà tiếc đứt ruột! Bài viết này kêu lên: “Hãy Thương Sài Gòn…”.
Đỗ duy Ngọc – Sài Gòn ngày phong tỏa thứ ba mươi
07/8/2021
Sáng nay vừa thức giấc thì nhận được một tin nhắn của Uỷ ban Phường 8, Phú Nhuận thông báo có hai chiếc xe tải đậu ở địa chỉ 131 Trần Huy Liệu để bán hàng cho bà con trong phường. Giờ mua được chia theo từng tổ dân phố. Gần sát bên nhà nên con tôi ra mua đúng giờ quy định, hàng xóm í ới gọi nhau. Hàng có thịt heo, thịt bò, cam, khóm...Người mua không đông, trật tự, người bán nhã nhặn, không khí tươi vui. Đúng ra biện pháp này nếu thực hiện ngay từ đầu thì tình trạng khan hiếm lương thực, thực phẩm ở Sài Gòn chắc hẳn sẽ không xảy ra gây phiền phức và bực bội trong dân. Khi chỉ tập trung vào vài ba siêu thị với kiểu phát phiếu đi chợ định kỳ không còn phù hợp thì nên chọn ngay biện pháp đem hàng đến với dân theo từng khu phố là hay và thuận lợi nhất. Nhìn những bao thực phẩm các con tôi mua về, tôi lại nghĩ đến những người nghèo ở trong những hẻm sâu, hẻm xa.
Trùng Dương - Tinh thần cộng hòa của Vũ Trọng Phụng
US Vietnam Research Center, University of Oregon.
07/8/2021
Đọc Vietnamese Colonial Republican – The Political Vision of Vu Trong Phung, tạm dịch là Người Việt Cộng hoà thời Thuộc địa – Viễn kiến Chính trị của Vũ Trọng Phụng, của sử gia Peter Zinoman từ giữa đại dịch Covid hè năm ngoái, với nhiều thích thú, tôi vẫn có ý định viết bài giới thiệu tập biên khảo rất công phu này, nghĩ nhiều người thuộc thế hệ tôi lớn lên ở Nam Việt Nam trước 1975 biết về nhà văn độc đáo này một cách sơ sài nhờ vài cuốn sách của ông dược tái bản ở Miền Nam trước 1975, song bị cấm hoàn toàn ở Miền Bắc từ sau 1955. Đồng thời giới thiệu tới các thể hệ tương lai một đóng góp đáng kể vào kho tàng văn học Việt của một học giả nước ngoài.
Bài bên dưới là lời giới thiệu khái quát tập biên khảo đã giúp tôi biết thêm rất nhiều về tác giả Số Đỏ vốn khá độc đáo của nền văn học tiền chiến, nay càng thêm (có thể nói là) độc nhất như một tay “tiền trạm” của chủ nghĩa cộng hoà tại Việt Nam dưới cái nhìn của sử gia Zinoman thuộc phân khoa Sử học của Đại học California tại Berkeley.
Tin tức thế giới ngày Thứ bảy 07 tháng 8 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Vũ Linh – Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ
07/8/2021
Gần đây, trên Diễn Đàn Trái Chiều, đã có cuộc tranh luận khá sôi nổi về Tối Cao Pháp Viện (TCPV). Khá sôi nổi nhưng rất hữu ích vì đã để lộ ra việc rất nhiều người không hiểu rõ định chế quan trọng này.
TCPV bất thình lình trở thành một thứ… tắc kè đổi màu theo ý riêng của thiên hạ. Đó là một định chế tuyệt vời khi thấy có phán quyết hợp ý mình, nhưng lại đổi màu, thoát xác thành một thứ quỷ dạ xoa khi phán quyết khác ý mình. Tất cả mọi người trong đám dân đen cũng bất thình lình trở thành chuyên gia về luật lệ và Hiến Pháp Mỹ, sẵn sàng phóng bút khen chê các thẩm phán TCPV. Thậm chí, nhiều người cũng bất thình lình trở thành … thánh sống tuyệt hảo, công kích các thẩm phán TCPV là dốt, phe đảng, bị mua chuộc, hèn nhát, phản bội vì tham quyền, …, không đáng làm thẩm phán TCPV. Thật là oai !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét