Thứ Năm, 12 tháng 8, 2021

Bản tin ngày Thứ năm 12 tháng 8 năm 2021

 


Gs. Nguyễn văn Tuấn - Khi nào ngưng ‘lockdown’? Vai trò của biến thể Delta

12/8/2021

https://docs.google.com/document/d/1k5Bzn84OFkkZVxtaoPUhq6qoezOn-o26/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chúng ta không thể nào xoá bỏ con virus. Đó là điều chắc chắn, dù tin xấu. Chúng ta có thể sống với nó suốt đời, và đó là tin tốt.

Nhưng chẳng lẽ chúng ta phải lockdown mãi mãi? Tôi nghĩ cần phải có một chiến lược thoát lockdown trong tình huống biến thể Delta xuất hiện. Tôi đề nghị:

(a) Ưu tiên cho điều trị để giảm số ca tử vong và ca nặng, và điều này cần đến thuốc. Tin vui là Remdesivir sẽ về đến Việt Nam nay mai, nhưng Nhà nước vẫn nên thương lượng với các công ti khác để nhập các thuốc cứu người; các bệnh viện, không phải chỉ ICU, nên được cung cấp Remdesivir;

(b) Vẫn tiếp tục tiêm chủng vaccine để phòng ngừa và giảm lây lan, giảm nguy cơ tử vong, và giảm số ca nặng; nên ưu tiên vaccine cho người cao tuổi và có nguy cơ cao; nên tập trung tiêm chủng cho cư dân trong vùng có mật độ dân số cao;

(c) Vẫn duy trì giãn cách xã hội: Điều này dẫn đến tái thiết kế các nơi có đông người và những phương tiện công cộng; triển khai biện pháp vệ sinh ở tất cả building, nhà; có thể phải đeo khẩu trang sẽ trở thành quen thuộc một thời gian cho đến khi dịch được kiểm soát;

(d) Lên kế hoạch từng bước để thoát lockdown và bảo đảm nền kinh tế. Bước đầu là ‘mở cửa’ cho những người đã tiêm vaccine được đi làm, đồng thời áp dụng chiến lược ‘focused protection‘, tức bảo vệ những người có nguy cơ cao. Bước hai là cho phép các ngành nghề quan trọng (Nhà nước quyết định) được hoạt động trở lại, cho phép đi lại đối với người đã được tiêm vaccine hay không thuộc nhóm nguy cơ cao.  

Tuấn Khanh - Những vết cắt không tuôn máu

12/8/2021

https://docs.google.com/document/d/1twBLWZUQfCcVXICbK4gLrszdqfDpSXDt/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Bạn có biết rằng một vết cắt từ cạnh của một tờ giấy mỏng, sẽ gây đau đớn và dai dẳng hơn khi bị đứt tay bằng dao không? Các nhà khoa học cũng ngạc nhiên về điều đó và bỏ công ra tìm hiểu. Rốt cuộc, người ta tìm thấy lý do là dù vết thương do giấy cắt nhìn đơn giản, nhưng thật ra giấy lại có độ linh hoạt, mềm mỏng hơn, nên vết thương nhỏ nhưng trải rộng hơn. Nhìn dưới kính hiển vi, cạnh răng cưa của tờ giấy vết thương từ giấy sẽ làm vết thương rách nát. Nó hành hạ các đầu dây thần kinh ở tay, ngón tay nhiều hơn, lâu và khó lành.

Câu chuyện của một người tìm cách trò chuyện với cô giáo Trần Thị Thơ, khi còn dạy ở trường đại học Duy Tân, Đà Nẵng, rồi tìm cách ghi âm gài bẫy để chuyển cho ban giám hiệu, cũng không khác nào như vết cứa của tờ giấy vậy. Nghe qua lời kể, dường như đó là học trò của cô Thơ. Mọi thứ nhầy nhụa và thật đau đớn.

Cập nhật tình hình  Biển Đông, Nga - Trung,  Quad ngày 12 tháng 8 năm 2021

Trung Hiếu tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1zLKVvJld0l2xt9KDo71Jlhiv1Wl_nlnN/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

I. Biển Đông, chuyển động quân sự

Cuộc tập trận của Trung Quốc từ ngày 6-10.8 đã kết thúc. Hình ảnh vệ tinh ngày 10.8 cho thấy tàu Sơn Đông đã quay trở lại căn cứ ở Tam Á trong cùng ngày. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin, hình ảnh nào về cuộc tập trận này được công bố.

Về cuộc tập trận này, Giáo sư Raul Pedrozo ở Trường Hải chiến Mỹ có bài viết trên trang Lawfare cho rằng việc Trung Quốc khoanh vùng một khu vực biển rộng lớn ngoài phạm vi lãnh hải để tập trận là không phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trong khi đó, Trung Quốc và Nga đã bắt đầu cuộc tập trận chung ở khu tự trị Ninh Hạ trong tuần này với sự tham gia của khoảng 10.000 binh sĩ. Bộ Quốc phòng hai nước cho biết cuộc tập trận tập trung vào chống khủng bố và duy trì an ninh, ổn định ở khu vực.

Trong một diễn biến đáng chú ý, tàu hộ vệ FS Provence của Pháp bất ngờ xuất hiện tại vùng biển huyện Chương Hóa của Đài Loan ngày 11.8. Sự xuất hiện của tàu chiến Pháp được ghi nhận qua tín hiệu AIS trên trang Marine Traffic và được Bộ Quốc phòng cũng như truyền thông Đài Loan xác nhận vào sáng 12.8.

Vai trò trung tâm của ASEAN, đặc biệt ở Biển Đông, chỉ là tham vọng?

Hoàng Hằng /RFI

Đăng ngày: 12/08/2021 - 09:58

Phần âm thanh 11:24

https://docs.google.com/document/d/1AkpKSbVBSUgp9iS-mR6jRTKzn4TrHvJ_/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Có thể là một nghịch lý, dù thiếu vắng tính nhất quán, nhưng ASEAN chưa bị sẻ làm đôi. Từ một tổ chức chống cộng với 5 thành viên ban đầu, 10 thành viên ngày nay rất thực tế. Họ hợp tác với nhau trong phạm vi có thể được, tuy vậy lúc nào cũng sẵn sàng đi theo hướng quyền lợi riêng. Cụ thể, trường hợp Cam Bốt hợp tác quân sự với Bắc Kinh (mặc dù Thủ tướng Hun Sen luôn phủ nhận) tại các quân cảng vùng Sihanoukville ở bờ biển phía Nam; hay nước Lào nhỏ bé xây dựng hàng chục đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong; và ASEAN đã không giải quyết được hai cuộc khủng hoảng tại Miến Điện. Ngoài ra, trong vấn đề biến đổi khí hậu hay sách lược đối phó với đại dịch COVID-19, ASEAN cũng có cơ cấu nghiên cứu, phối hợp kế hoạch, nhưng trong thực tế, các nước tự lo cho quyền lợi của chính mình.

Những ai lạc quan có thể nghĩ rằng ASEAN vào một lúc nào đó có thể trở thành một Liên Âu thu nhỏ tại Đông Nam Á. Viễn tượng này còn rất xa vời, không những bởi sự khác biệt giữa 10 thành viên về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, nền kinh tế cạnh tranh thay vì bổ túc cho nhau; mà còn vì áp lực từ cường quốc bên ngoài. Trong thực tế, ASEAN có thể không còn là một tổ chức thuần nhất.

Nguyễn Vy Khanh  - Miền Nam Khai Phóng

Published: 08 Tháng Tám 2021

https://docs.google.com/document/d/1bqzTAujl9XfWBBrDorKB1yhEDds2PAZR/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

I - Miền Nam

Không phải chỉ từ khi đất nước chia đôi ở vĩ tuyến 17 sau Hội nghị Genève 1954 hoặc sau cuộc "thống nhất" năm 1976, vấn đề Nam Bắc mới được đặt ra trong các sinh hoạt chính trị, xã hội cũng như văn học nghệ thuật. Năm 1558 (1), khi Nguyễn Hoàng đem gia đình và quần thần vào trấn Thuận Hóa gây phân tranh Trịnh Nguyễn và mở đầu cuộc nội chiến dài nhất của lịch-sử đất nước, việc phân biệt Đàng Trong-Đàng Ngoài và Nam-Bắc đã bắt đầu từ đó. Rồi với thời gian, việc phân biệt đó có khi trầm trọng có khi nhẹ nhàng, nhưng đến thời hiện đại, tiếng nói của miền Nam hình như đã bị lấn áp và theo thiển ý, đây là một thiệt hại cho cả nước Việt Nam. Chúng tôi có một số quan sát, xin được đóng góp, không nhất thiết vì những tranh luận dân chủ hóa ở trong nước hiện nay, mà đã từ lâu chúng tôi vẫn có nhiều dịp thấy những bất công, ngộ nhận đó trong cuộc sống dân tộc cũng như trong những sinh hoạt văn hóa.

Sách mới: Phan Thanh Giản và vụ án ‘Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân’

10/8/2021

https://docs.google.com/document/d/1GbfVUy4KJW32LGp6QS3MXkthYlj8huYp/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tác giả, nhà nghiên cứu Winston Phan Đào Nguyên vừa xuất bản cuốn sách có tựa đề ‘Phan Thanh Giản và vụ án ‘Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân’’ nhân có cuộc Hội thảo và triển lãm về Phan Thanh Giản do Gia đình Cựu Học Sinh Phan Thanh Giản và Đoàn Thị Điểm Cần Thơ tại Houston (713-385-8482) tổ chức vào 1 giờ chiều ngày 15 tháng 8, 2021 tại Trung tâm Mai Vàng, 9525 Wilcrest Dr, Houston, TX 77099. Để giới thiệu nội dung của tác phẩm này, chúng tôi được sự đồng ý của tác giả, đăng lại dưới đây phần Dẫn Nhập của cuốn sách, là một công trình tóm tắt đầy đủ và sáng sủa những gì được trình bày trong sách.

***

DẪN NHẬP

Có lẽ ít có nơi đâu trên thế giới mà một “câu” gồm 8 chữ và không có xuất xứ rõ ràng lại được đem ra làm bằng chứng, mà lại là bằng chứng độc nhất, để buộc tội “bán nước” cho một nhân vật lịch sử. Nhưng chính điều đó đã và đang diễn ra trong sử học cận đại Việt Nam suốt 60 năm qua. Và cái câu 8 chữ nói trên là “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”. Sử dụng câu này liên tục từ thập niên 1950s đến nay, các sử gia tại miền Bắc Việt Nam đã nhân danh “nhân dân” để kết tội bán nước cho hai đại thần triều Nguyễn là Phan Thanh Giản (Phan) và Lâm Duy Hiệp (Lâm), với sự chú trọng đặc biệt vào Phan Thanh Giản, vị tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Kỳ.

Tin tức thế giới ngày Thứ năm 12 tháng 8 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/18r5P5N7sdzrcV1BdX9PYWQPktqQJMy8P/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Đài Loan là giải pháp thay thế cho chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số của TQ

Nguồn: Melissa Newcomb, “Can Taiwan Provide the Alternative to Digital Authoritarianism?”, The Diplomat, 5/7/2021.

Biên dịch: Trần Thị Nhân Duyên & Nguyễn Văn Nhật Huy

12/8/2021

https://docs.google.com/document/d/1awfm2hC38JF1D-5FETBg31dHbZATtvYt/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trung Quốc và Đài Loan đang trở thành hai thái cực đối lập nhau trong nền kỹ thuật số. Một bên là kiểu chính quyền độc tài kỹ thuật số, còn bên kia theo mô hình dân chủ kỹ thuật số.

Trong dịp lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 1/7/2021, các nhà phân tích Trung Quốc đã quan sát kỹ các chỉ dấu cho thấy các động thái tiếp theo của Tập Cận Bình là gì. Trong khi đó, Đài Loan đã tiến hành thực hiện kế hoạch “Quốc hội mở” – vốn được công bố vào tháng 6/2020, và chính sách minh bạch cấp tiến. Trung Quốc và Đài Loan đang trở thành hai thái cực đối lập nhau trong nền kỹ thuật số. Một bên là kiểu chính quyền độc tài kỹ thuật số, còn bên kia theo mô hình dân chủ kỹ thuật số. Trong hai hình thái, chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số dễ được áp dụng hơn, và có rất nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào việc lý giải và định nghĩa thuật ngữ này. Hiện nay, vẫn chưa có một hình mẫu nào cho mô hình dân chủ kỹ thuật số, nhưng Đài Loan đang trong quá trình tạo ra một phiên bản của riêng mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét