Hoa Kỳ: Điều trần tại Hạ viện Mỹ: Liệu Mekong có trở thành một Biển Đông thứ hai?
08/12/2022
Hôm 7/12, Hạ viện Hoa Kỳ tổ chức buổi điều trần về các thách thức và ảnh hưởng của Trung Quốc đối với khu vực sông Mekong, nơi mà các quốc gia hạ nguồn như Việt Nam, Campuchia chịu tác hại nghiêm trọng, đồng thời lắng nghe các đề xuất để Hoa Kỳ hợp tác hiệu quả hơn trong khu vực giữa nguy cơ Bắc Kinh biến vùng này thành một Biển Đông thứ hai.
Mở đầu buổi điều trần, ông Ami Bera, Chủ tịch tiểu ban Châu Á, Thái Bình Dương, Trung Á, và Không phổ biến vũ khí hạt nhân thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, đánh giá tầm quan trọng của khu vực Mekong và lên án sự can thiệp Trung Quốc đối với dòng chảy của con sông này.
Dân biểu Bera nói:
Thế lưỡng nan của Việt Nam khi muốn đa dạng kho vũ khí ngoài 'nước bạn' Nga
BBC News
08/12/2022
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 đã khai mạc vào hôm nay 08/12
Việt Nam đang có xu hướng giảm mua đáng kể vũ khí từ Nga và tìm nguồn cung thay thế, đặc biệt ở các nước có thể có loại vũ khí và phụ tùng tương thích với Moscow.
Dựa theo số liệu từ Stockholm International Peace Research Institute (SIPRI), từ năm 1995 đến 2021, Việt Nam nhập khẩu tổng cộng 9,07 tỷ USD vũ khí, trong đó Nga chiếm 7,4 tỷ USD (81,6%).
Tuy nhiên xu hướng này đang giảm một cách đáng kể khi Việt Nam đang thực thi chiến lược đa dạng hóa.
'Xu hướng giảm'
Nguyễn Cao Quyền - Yếu tố nhân quyền trong ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Bắc Kinh
December 31, 2014 by Lê Thy
Nhìn vào lịch sử cận đại của Trung Quốc liên quan đến “nhân quyền” ta thấy một sự khác biệt rõ rệt dưới hai chế độ Mao trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.
Chế độ Mao kéo dài từ 1949 đến 1976. Trong chế độ này đã không có cái gì gọi là “nhân quyền” dưới bàn tay cai trị sắt máu của vị hoàng đế đỏ. Mao giết hại 30 triệu người trong Bước Nhảy Vọt Vĩ Đại, đặc biệt nhằm vào giới trí thức chịu ảnh hưởng của Tây Phương. Không chỉ cá nhân của những nhân vật này mà cả gia đình họ cũng bị trừ khử một cách tàn nhẫn vô nhân đạo.
Sang thời Đặng Tiểu Bình không khí sắt máu được giảm đi đôi chút : chỉ có cá nhân mới chịu trách nhiệm về hành vi của họ, còn gia đình, bạn bè, giai cấp trong đó họ lệ thuộc thì không bị ảnh hưởng. Nhiều người sau khi bị giam giữ lại thấy xuất hiện trên chính trường khi được trả lại tự do.
Đầu thập kỷ 1970, khi Hoa Kỳ tái lập bang giao với Trung Quốc, cuộc Cách Mạng Văn Hoá vẫn còn tiếp diễn và chỉ chấm dứt sau khi Mao qua đời vào năm 1976. Thời gian sau này, Đặng lên cầm quyền nên nỗi lo âu về vi phạm “nhân quyền” của Hoa Kỳ cũng được đôi phần giảm nhẹ. Nhưng cũng chẳng được bao lău thì ngày 4/6/1989 vụ tàn sát Thiên An Môn lại nổ ra, và bắt đầu từ lúc này thì mối lo “nhân quyền” bị vi phạm, trở thành mối lo của toàn thể thế giới.
OSCEMC2022: Joint Statement On Human Rights And Fundamental Freedoms
Home | News & Events | #OSCEMC2022: Joint Statement On Human Rights And Fundamental Freedoms
02/12/2022
Today, Russia’s war of aggression against Ukraine serves as a stark reminder of this – that respect for human rights within states, remains essential to lasting security among states.
I have the honour to make this statement on behalf of the following 43 participating States: Albania, Andorra, Austria, Belgium, Bulgaria, Canada, Croatia, Cyprus, Czech Republic, Denmark, Estonia, France, Georgia, Germany, Greece, Hungary, Iceland, Ireland, Italy, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Malta, Republic of Moldova, Monaco, Montenegro, the Netherlands, North Macedonia, Norway, Poland, Portugal, Romania, San Marino, Slovakia, Slovenia, Spain, Sweden, Switzerland, Ukraine, United Kingdom, United States of America, and my own country Finland.
Sách ‘Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền’ thời Việt Nam Cộng Hòa
By Trần Long Vi
Posted on 14/01/2017 / 09/12/2021
Tập sách này có kích thước 12×15 cm, dày 40 trang, được in nhân kỷ niệm 17 năm ngày Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 tại Paris, đánh dấu một bước ngoặt lớn của nhân loại trong lĩnh vực nhân quyền.
Những thảm hoạ nhân quyền trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đã thúc đẩy các quốc gia cần thừa nhận một chuẩn mực chung về nhân quyền, đảm bảo không ai bị phân biệt đối xử, ai cũng như ai, đều có quyền sống trong an bình và no ấm.
Gần 70 năm qua, nhiều quốc gia đã lấy bản tuyên ngôn này làm cơ sở cho việc soạn thảo hiến pháp và pháp luật. Khi đưa ra phán quyết của mình, cả Tòa Công lý Quốc tế và các tòa quốc gia đều xem tuyên ngôn như một công cụ giải thích các điều luật. Bản tuyên ngôn luôn ở vị trí hàng đầu trong các cuộc tranh luận chính trị, ngoại giao về thực thi quyền con người tại các quốc gia.
Thời Việt Nam Cộng hòa, học sinh trung học (lớp 6 đến lớp 12 ngày nay) được tiếp cận với nhân quyền và chính trị khá sớm qua môn Công dân giáo dục.
Tình trạng bấp bênh của Mekong Phần 3. Hết
(The Precarious State of the Mekong)
Nicholas Muller – Bình Yên Đông lược dịch
The Diplomat – November 24, 2022
Lo ngại cho bất an lương thực ở Cambodia
Eyler nói rằng người Cambodia và người Việt Nam đang ưu tiên hóa an ninh lương thực trên danh sách những vấn đề Mekong của họ đặc biệt vì tầm quan trọng của việc xuất cảng gạo đến khu vực và phần còn lại của thế giới. Theo Ngân hàng Thế giới, việc sản xuất gạo, hoa màu chánh của Cambodia, chiếm gần 60% GDP nông nghiệp, tăng gần 9,3% trong năm sản xuất lúa 2021-2022, đạt 12,2 triệu tấn.
Vụ tập kích Sơn Tây Phần 15
Nguyên bản tiếng Anh: The Raid
Nhà xuất bản: Harper - Row Publishers Tác giả: Benjamin F.Schemmer
Người dịch: Lê Trọng Bình - Lâm Hải Hồ
P15
Tổng thống ngẩng đầu lên nói: “Thật là tuyệt diệu, đầy đủ chi tiết, không có gì thừa. À! Tôi biết là các anh đang chờ quyết định tối hậu càng sớm càng tốt, và tôi dự định sẽ quyết định sớm.
Nhưng thời hạn chót mà anh có thể đợi được là bao nhiêu ngày nữa, mà không làm rắc rối thêm cho Manor?”.
Moorer hy vọng rằng đôi mắt của ông ta không phản lại ý nghĩ băn khoăn lo ngại trong đầu. Mặc dù ông ta biết là Tổng thống sẽ đơn phương quyết định việc này nhưng ông ta cũng muốn nhìn xem thử Kissinger, Haig hoặc Laird có bộc lộ cảm nghĩ gì khác không. Nhưng câu hỏi vừa rồi của Tổng thống có vẻ như muốn kéo dài thời gian chờ đợi thêm nữa, nhưng theo ông ta thì không nên trì hoãn quá lâu. Đây là một công tác chưa từng có và sôi động. Vì lẽ đó Moorer thận trọng trả lời Tổng thống: “Thưa Tổng thống nếu chúng ta không thi hành kịp vào giai đoạn thời tiết tốt sắp tới thì phải chờ đến tháng 3 sang năm là thời điểm sớm nhất mới có thể thi hành được. Trong vùng khu vực mục tiêu mỗi năm chỉ 4 hoặc 5 lần tuần trăng mật và thời tiết phối hợp thuận lợi nhất. Như Tổng thống đã biết chúng ta vừa mới bỏ qua một thời điểm vào ngày 21 tháng 10. Nếu lần này chúng ta quyết định cho xuất phát công tác, tôi sẽ gửi ngay một công điện trong vòng 24 giờ để chỉ thị cho phép thi hành. Tướng Manor và đại tá Simons hiện nay đang ở Thái Lan, sẵn sàng lên đường”.
Thời sự đó đây ngày Thứ năm 08 tháng 12 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Edward Alden * - Chính sách kinh tế ‘Nước Mỹ trên hết’ của Biden có thể gây rạn nứt với châu Âu
Nguồn: Edward Alden, “Biden’s ‘America First’ Economic Policy Threatens Rift With Europe,” Foreign Policy, 5/12/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
08/12/2022
Người châu Âu coi các khoản trợ cấp khổng lồ của Mỹ dành cho xe hơi, năng lượng sạch và chất bán dẫn là mối đe dọa đối với nền kinh tế của họ.
Sau gần hai năm yên bình kể từ lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Joe Biden, những rạn nứt lớn về chính sách kinh tế đang dần xuất hiện giữa Washington và các đồng minh châu Âu. Trừ phi những rạn nứt này được xử lý khéo léo, tầm nhìn của chính quyền Biden về một trật tự kinh tế toàn cầu mới, trong đó Mỹ hợp tác với các đồng minh và đối tác ở châu Âu và châu Á để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc và Nga, có thể biến thành một trật tự gồm các khối kinh tế cạnh tranh với nhau.
Nhật Bản: Du học sinh Trung Quốc biểu tình ủng hộ ‘cách mạng giấy trắng’
Tác giả Ellen Wan và Kane Zhang
08/12/2022
Người biểu tình yêu cầu chấm dứt các hạn chế COVID, kêu gọi ông Tập từ chức
Các cuộc biểu tình đã được tổ chức tại Nhật Bản hồi tuần trước để thể hiện tình đoàn kết với “cuộc cách mạng giấy trắng” ở Trung Quốc đại lục — làn sóng biểu tình lớn nhất của Trung Quốc trong ba thập niên. Các cuộc biểu tình này tiếp nối một phản ứng trên toàn thế giới đối với các biện pháp COVID hà khắc của Trung Quốc, được kích khởi từ một vụ hỏa hoạn thảm khốc hồi cuối tháng Mười Một.
Hôm 24/11, vụ cháy tòa nhà chung cư khiến nhiều người thiệt mạng ở Ô Lỗ Mộc Tề (Urumqi), thủ phủ của Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương của Trung Quốc, đã dẫn đến các cuộc biểu tình ở hàng chục thành phố của Trung Quốc và tại các trường đại học trên cả nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét