Thứ Năm, 23 tháng 3, 2023

Lưu-Vĩnh-Lữ - Trói tay Mỹ, Trung Cộng đánh Đài Loan ?

Không phải là không có nguyên do mà một tướng lãnh Mỹ, Tướng Mike Minihan, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Lưu động Không quân, đã gửi một bản ghi nhớ tới các sĩ quan thuộc quyền ông chỉ huy, dự đoán rằng Hoa Kỳ sẽ có chiến tranh với Trung Quốc sau hai năm nữa, vào năm 2025, và yêu cầu họ sẵn sàng chuẩn bị . 

Tướng Minihan cho rằng vì cả Đài Loan và Hoa Kỳ sẽ có cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2024, Hoa Kỳ sẽ bị “phân tâm” và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ lợi dụng cơ hội này tiến đánh Đài Loan.

Tướng Patrick Ryder Thư ký báo chí Bộ Quốc phòng cũng tuyên bố: “ Trung Quốc là thách thức lớn đối với Bộ Quốc phòng và trọng tâm của chúng tôi vẫn là làm việc cùng với các đồng minh và đối tác để duy trì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hòa bình, tự do và cởi mở”.


Đô đốc Philip Davidson, khi còn là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đã phát biểu trước một phiên điều trần của Ủy ban Quân vụ Thượng viện rằng: “Đài Loan rõ ràng là một trong những tham vọng của Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng mối đe dọa sẽ hiển hiện trong thập kỷ này, thực tế là trong sáu năm tới,” 
Theo nhà phân tích chính trị Timur Fomenko, đây là dự đoán trực tiếp và thẳng thắn nhất từ các quan chức Mỹ về khả năng xảy ra xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc với những chỉ dấu từ Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng Washington sẽ can thiệp, đứng về phía Đài Loan nếu Trung Quốc thu hồi hòn đảo này bằng vũ lực. Ông Fomenko cho rằng Mỹ và Trung Quốc có nguy cơ rơi vào “Bẫy Thucydides”, là “một xu hướng rõ ràng dẫn đến chiến tranh khi một cường quốc mới nổi lên, đe dọa thay thế một cường quốc hiện đang làm bá chủ khu vực hoặc quốc tế”.

Mỹ - một bá chủ không an toàn, sức mạnh tương đối đang giảm dần khi các cường quốc khác trên thế giới nổi lên, - đang ráo riết tìm cách làm suy yếu và kiềm chế các đối thủ của mình bằng cách kích hoạt các cuộc chạy đua vũ trang và mở rộng hệ thống liên minh. Việc Mỹ mở rộng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về phía Đông trở thành một nguyên nhân dẫn tới xung đột ở Ukraine. Nhưng đáng lo ngại hơn là việc chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang tích cực tìm cách áp dụng mô hình đó ở khu vực Đông Á để chống lại Trung Quốc dưới các hình thức như Nhóm Bộ tứ kim cương (QUAD, gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia) và khối quân sự AUKUS (gồm 3 nước Australia, Anh, Mỹ).
Về lý thuyết, việc thiết lập các liên minh này là nhằm tạo khả năng răn đe và thể hiện sức mạnh của Mỹ, nhưng lịch sử cho thấy hành vi đó chỉ kích động chứ không ngăn chặn xung đột. Bởi khi một quốc gia tìm cách tự trang bị vũ khí với trọng tâm là nhắm vào một quốc gia khác, thì quốc gia kia sẽ đáp trả, tạo ra một chu kỳ leo thang. Khi một quốc gia nhận thấy rằng họ đang phải đối mặt với sự ngăn chặn quân sự, hoặc một cuộc tấn công phủ đầu có thể xảy ra, thì “lựa chọn duy nhất” của họ là tấn công trước, giáng đòn trước. 

Thật vậy, Tập Cận Bình sau khi đắc cử nhiệm kỳ Chủ Tịch Nước 5 năm lần thứ ba trong một cuộc bỏ phiếu nhất trí của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, nắm chắc quyền lực của mình và có thể làm trọn đời, nên đang thực hiện kế hoạch lớn của Trung Quốc nhằm tái lập quyền kiểm soát đối với Đài Loan. Thâu phục Đài Loan là mục tiêu hàng đầu của Trung cộng mà mấy đời Chủ Tịch vừa qua không làm nổi, kể cả Mao Trạch Đông . 

Trung Quốc xem Đài Loan là một phần lãnh thổ của họ và bày tỏ kiên quyết giữ quyền kiểm soát với hòn đảo này, thậm chí bằng vũ lực nếu cần thiết.

Khi đến thăm tỉnh Quảng Đông, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến một căn cứ quân sự nằm gần thành phố Sơn Đầu thuộc tỉnh này, thị sát lực lượng thủy quân lục chiến thao dược dưới nước và trên bờ, sử dụng vũ khí tấn công các mục tiêu giả định.

Ông nhấn mạnh: - thủy quân lục chiến là "lực lượng tác chiến tinh nhuệ, gánh trách nhiệm quan trọng trong việc bảo vệ an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia". Các bạn phải đặt toàn bộ tâm tư và tinh lực vào việc chuẩn bị cho chiến tranh, duy trì trạng thái cảnh giác cao độ"..

Tuần này Tập Cận Bình gặp Vladimir Putin ở Nga, họ sẽ bàn thảo những gì?

Chuyến thăm  kéo dài ba ngày nhấn mạnh cách Tập Cận Bình, không giống như những người tiền nhiệm của mình, ông muốn khẳng định Ông là một nhà lãnh đạo thế giới và Trung Quốc là một đối trọng với sự thống trị toàn cầu lâu nay của Mỹ. Tập Cận Bình muốn cho thế giới thấy rằng ông ta là một chính khách, và rằng Trung Quốc muốn “đóng một vai trò mang tính xây dựng”.

Tuy nhiên trước hiện tình Tập Cận Bình chỉ có 2 đường lối lựa chọn:

- Duy trì lập trường nước đôi của Trung Quốc đối với cuộc xâm lược đẫm máu của Nga vào Ukraine: "lập trường khách quan và công bằng

- Hoặc ủng hộ mạnh mẽ hơn đối với Nga.

Bắc Kinh đang vươn cao sau khi môi giới thành công một thỏa thuận giữa hai kẻ thù mạnh nhất ở Trung Đông: Iran và Ả Rập Saudi. 

Tham vọng của Ông Tập rất cao, ảnh hưởng đến các quyết định tới . 

Ông có thể nghĩ: Mỹ không có khả năng đồng thời khởi xướng một cuộc chiến tranh với cả Nga và Trung quốc, Chính phủ Biden có nhiều khủng hoảng nội bộ... TC sẻ tấn công Đài Loan sớm hơn khi chiến tranh ở Ukraine còn đang tiếp diễn. 

Hay thấy rằng tấn công Đài Loan sẽ sa lầy như Nga đánh Ukraine?

Và sẽ áp dụng chiến lược “dùng đối đầu để thúc đẩy hợp tác.” 

một chiến thuật đã lỗi thời, nhưng  luôn nằm trong sách lược của ĐCS TC.”

Chờ cơ hội thuận tiện hơn, trong lúc tiếp tục củng cố Quân Sự.
Sức mạnh Quân Sự của Trung cộng :
 Trung cộng có số lượng tàu chiến nhiều hơn gần 25% so với Mỹ ( khoảng 350 chiến hạm ) điều này sẽ mang lại cho Bắc Kinh lợi thế lớn khi ngăn chặn các tàu Mỹ ở Biển Đông. 
Trung Quốc đã tăng cường năng lực chiến đấu trên bộ, tăng cường khả năng phòng thủ trong không gian như một phần công cụ xâm lược Đài Loan. Theo Cơ quan Tình báo Quốc phòng, từ năm 2019 đến 2021, Trung Quốc đã tăng gấp đôi số lượng vệ tinh quay quanh quỹ đạo từ 250 lên 499. Trong thời chiến, các vệ tinh cung cấp mọi thứ từ cảnh báo tên lửa và điều hướng đến các nỗ lực trinh sát, chỉ huy và kiểm soát.
Trung Quốc đã phóng hàng chục tàu vũ trụ nhằm vào các lực lượng Hoa Kỳ. Đồng thời, quân đội Trung Quốc đang phát triển và trang bị vũ khí để tấn công các vệ tinh của Mỹ và “Vô hiệu hóa” lực lượng Mỹ. Chúng bao gồm tên lửa tiêu diệt động năng, tia laser trên mặt đất, hệ thống tác chiến điện tử, vũ khí năng lượng định hướng và rô bốt không gian quay quanh. 
Ngoài phòng thủ không gian, Trung Quốc đang tìm cách thực hiện các bài học hạt nhân rút ra từ cuộc chiến Nga-Ukraine. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã tăng tốc hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của mình. 

Theo Lầu Năm Góc, đến năm 2035, Trung Quốc có thể sẽ tăng gấp ba kho vũ khí hạt nhân của mình lên 1.500 đầu đạn.
Các chương trình WMD khác của Bắc Kinh bao gồm chiến tranh hóa học và sinh học (CBW). Bắc Kinh có tên lửa, rocket và pháo có khả năng được điều chỉnh để vận chuyển các đặc vụ CBW. Các nhà khoa học tại Viện thứ năm của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) thuộc Học viện Khoa học Quân y ở Vũ Hán đang tiến hành nghiên cứu coronavirus như một phần của chương trình vũ khí sinh học quốc gia của Trung Quốc.
Giống như Nga, Trung Quốc đang đặt cược lớn vào chiến tranh mạng, với chiến lược tấn công mạng mạnh mẽ nhằm phá vỡ cơ sở hạ tầng quan trọng của Hoa Kỳ trước bất kỳ cuộc đối đầu nào. 
Một loại coronavirus được vũ khí hóa có thể tạo ra một đại dịch khác. Và khái niệm giải phóng một loại vi-rút giống như COVID vào Hoa Kỳ trước khi Trung Quốc tấn công Đài Loan có thể đã được Trung Quốc thiết kế.
Các tên lửa hiện có của PLA gần như chắc chắn có thể vươn tới các lực lượng và căn cứ của Mỹ. 
Để phá vỡ ưu thế công nghệ của Mỹ, TC đang nỗ lực tập trung vào việc phá vỡ các mạng máy tính của Hoa Kỳ . Một báo cáo gần đây của Cục Tình báo Quốc gia cảnh báo rằng: “gần như chắc chắn”, Bắc Kinh sẽ nhắm vào “cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ và tài sản quân sự trên toàn thế giới” bằng các cuộc tấn công mạng để làm tê liệt. Mục tiêu là cản trở việc ra quyết định của Hoa Kỳ và gây ra sự hoảng loạn trong xã hội, do đó cản trở việc triển khai các lực lượng của Hoa Kỳ.
Sách lược “Chiến tranh không giới hạn” của Bắc Kinh ghi rỏ chi tiết nhằm đạt được thành công tối đa trên chiến trường với nỗ lực tối thiểu.
Trung Quốc điều chỉnh các phương pháp và vũ khí hiện có thay vì phát triển vũ khí mới như Mỹ đã làm. 

Quả bóng do thám của Trung Quốc bị hạ gần đây cho thấy sự đầu tư của Bắc Kinh vào các thiết bị công nghệ thấp có khả năng mang lại kết quả cao. 

Những quả bóng bay như vậy, trong tương lai, có thể được điều chỉnh để làm mưa làm gió với tất cả các loại vũ khí trên nước Mỹ.    

Bắn hạ khinh khí cầu do thám của Trung Quốc cần tên lửa AIM-9X Sidewinder trị giá 400.000 USD; vũ khí đắt tiền là một ví dụ về cách Trung Quốc có thể đánh bại Mỹ bằng cách làm cạn kiệt kho vũ khí chiến đấu của Mỹ. 
Hãy tưởng tượng Trung Quốc gửi hằng 100 quả bóng bay trước cuộc tấn công vào Đài Loan. Cần bao nhiêu chiếc F-22 để bắn hạ tất cả? 
Hãy tưởng tượng sự gián đoạn giao thông hàng không trên khắp nước Mỹ?. 
Hãy tưởng tượng sự hoảng loạn sẽ xảy ra sau đó?.
Các nhà chiến lược Trung Quốc từ lâu đã mô tả cách tiến hành chiến tranh của Mỹ là “ dùng đạn vàng bắn chim Sẻ ” – và đó là phong cách mà TC dự định khai thác. 
Gần đây, quân đội Trung Quốc triển khai tên lửa siêu thanh Dongfeng-17 (Đông Phong-17) tiên tiến dọc bờ biển phía Đông Nam của nước này, chắc chắn có ý định nhắm vào Đài Loan.
Tên lửa Dongfeng-17 là một vũ khí siêu thanh, được công bố lần đầu tiên tại lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày Quốc khánh Trung Quốc 1/10/2019. Nó được coi là một phần của vũ khí chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập của Trung Quốc. Thông tin công khai cho thấy Dongfeng-17 có tầm bắn 1.800-2.500 km. Loại tên lửa này có thể thực hiện các hành động né tránh với tốc độ gấp vài lần tốc độ âm thanh. Trong quá trình bay, tên lửa này có thể chuyển mục tiêu tấn công, đột phá hệ thống đánh chặn chống tên lửa, thực hiện các cuộc tấn công chính xác vào mục tiêu, thậm chí thả vũ khí hạt nhân.

Dongfeng-17 có thể hạn chế quyền tự do đi lại của hàng không mẫu hạm và các tàu chiến của quân đội Mỹ, khiến đất liền tương đối an toàn và có quyền tự do hành động trên bờ biển phía Đông Nam cũng như vùng biển ngoài khơi, để cô lập Đài Loan đến mức tối đa.
Khi đối mặt với biển, tầm bắn của Dongfeng-17 không chỉ có thể bao phủ Đài Loan, mà còn có thể tấn công các mục tiêu như "căn cứ mạnh của kẻ thù", ở các khu vực xung quanh của Trung Quốc, chẳng hạn như căn cứ Futenma ở Okinawa, căn cứ không quân Clark của Philippines chỉ cách Đài Loan 460 km v.v…, tầm bắn của Dongfeng-17 cũng có thể chạm đến căn cứ quân sự của Mỹ ở Yokosuka, Nhật Bản.

Điều quan trọng hơn, toàn bộ Biển Đông cũng hoàn toàn nằm trong tầm hoạt động của Dongfeng-17. Việc triển khai Dongfeng-17 dọc theo bờ biển Đông Nam đương nhiên không chỉ để thống nhất Đài Loan bằng vũ lực, mà còn là một mắt xích quan trọng trong cách bố trí quân sự của Trung Quốc. Dongfeng-17 và các mẫu tên lửa khác do quân đội Trung Quốc triển khai tạo thành một hệ thống tên lửa có khả năng kết nối phạm vi, khả năng bổ sung, kết hợp cao và thấp, sử dụng linh hoạt, có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu tầm trung, tầm ngắn và tầm xa.
Sức mạnh quân sự đã có, 

Vậy TC có dám khai chiến đánh Đài Loan không?
- Hiện nay TC đang gặp nhiều khó khăn nội bộ: 
Kinh tế đang nguy khốn, các vụ vỡ nợ diễn ra liên tiếp, đồng tiền yếu đi, tình trạng thiếu lương thực ngày càng trầm trọng, các địa phương đang thiếu tiền mặt, và bệnh Dịch tiếp tục lang truyền trong dân chúng. 
Hơn nữa, người dân Trung Quốc khởi sự bất mãn. 

Kể từ cuối tháng 10/2022, họ đã xuống đường biểu tình với những lời oán trách khác nhau. Một số người biểu tình thậm chí còn yêu cầu cách chức ông Tập Cận Bình và đả đảo Đảng Cộng Sản. 
Tình hình ở Trung Quốc xấu đến mức (?) người dân Trung quốc đang liều lĩnh mạng sống của mình, vượt qua Darien Gap, khu vực ngăn cách Colombia và Panama, để đi bộ tới Hoa Kỳ. 
Số lượng người di cư Trung cộng bị lực lượng tuần tra biên giới Hoa Kỳ bắt giữ ở biên giới phía nam đã tăng khoảng 800% trong khoảng thời gian từ tháng 10/2022 đến tháng 01/2023, so với cùng khoảng thời gian này năm trước. ( FBI cẩn thận : TC có thể cài gián điệp theo di dân? )

Chính Phủ Mỹ, Dân Mỹ cần nhìn vào những gì giới lãnh đạo Trung cộng đang làm trên thực tế.  Tập Cận Bình đã bổ nhiệm “nội các chiến tranh” , đang tiến hành xây dựng quân đội lớn nhất kể từ Đệ nhị Thế chiến; đang cố gắng bảo vệ chế độ của mình khỏi các lệnh trừng phạt; và đang điều động thường dân vào cuộc chiến. (đưa cán bộ Đảng Cộng Sản nắm giữ các nhà máy thuộc sở hữu tư nhân, và chuyển đổi những cơ sở này từ sản xuất dân sự sang sản xuất quân sự ). 

Bất kể ý định của Trung cộng là gì, Chính Phủ Mỹ, Dân Mỹ cần phải nhận thức nguy cơ này, phải đề cao cảnh giác, chuẩn bị đầy đủ, để không ân hận. 

Mong vậy thay!

Lưu-Vĩnh-Lữ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét