Thứ Tư, 1 tháng 3, 2023

Bản tin ngày Thứ tư 01 tháng 3 năm 2023

 


Giáo sư Trần Hữu Dũng, người đứng trước Vạn Lý Hỏa Thành

Tác giả, Joaquin Nguyễn Hòa

01/3/2023

https://docs.google.com/document/d/1eCRsAS5Ypw0c-N-H8C5hX8jdkNXdyVW9/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Giáo sư Trần Hữu Dũng trò chuyện với BBC News tiếng Việt bên lề một Hội thảo tư tại Đại học Humboldt, Berlin, CHLB Đức, mùa Hè 2015

Nếu có người hỏi tôi rằng ai gây ảnh hưởng lớn đến giới trí thức trong nước Việt Nam cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, tôi sẽ không ngần ngại trả lời rằng đó là giáo sư Trần Hữu Dũng, ở Dayton, Ohio, Hoa Kỳ.

Không phải ông có ảnh hưởng từ lý thuyết, hay tư tưởng của ông, ông cũng không phải là một nhà cách mạng, mà là do con thuyền tri thức mà ông gầy dựng, trang Viet-Studies. Miệt mài mấy mươi năm không nghỉ, trang Viet-Studies chuyên chở bao nhiêu tri thức nhân loại đến với giới trí thức Việt Nam, già lẫn trẻ, khao khát đằng sau… bức màn tre.

Giáo sư Trần Hữu Dũng qua đời vào sáng ngày 28/2/2023, tại Hoa Kỳ.

Việt Nam : Y tế nguy cấp, Bộ trưởng hết “õng ẹo” rồi lại đổ lỗi.

Đào Hồng Lan ngồi “nhầm ghế”

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

01/03/2023

https://docs.google.com/document/d/1HuAemzNkoeRwnHoPCQxUaVa1rYzC02Y1/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Y tế nguy cấp, bà Đào Hồng Lan chỉ lo họp hành chào mừng Ngày Thầy thuốc

Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 sẽ chẳng có ý nghĩa gì, khi mà người dân phải chết vì thiếu thuốc, thiếu thiết bị y tế. Tình hình thiếu thuốc, thiếu thiết bị y tế đã được cảnh báo từ năm 2022, nhưng bà Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Bộ Y tế, gần như không nhìn thấy.

Ngày 27/2, trả lời Thông tấn xã Việt Nam, bà Đào Hồng Lan nói rằng, “Năm 2022, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, biến cố, nhưng toàn ngành y tế đã nỗ lực, đoàn kết, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thách thức, công tác y tế đã đạt được nhiều kết quả rất tích cực trên hầu hết các lĩnh vực”.

Có thể nói, những ngày qua, hai bệnh viện lớn ở phía Bắc và phía Nam đồng thời kêu cứu thảm thiết. Bệnh viện Chợ Rẫy, một bệnh viện tuyến cao của khu vực miền Nam đang liên tục kêu gào trên báo rằng, họ sắp cạn thuốc, hết trang thiết bị. Ngoài Hà Nội, bệnh viện Việt Đức thì hạn chế tối đa phẫu thuật, để tập trung cho cấp cứu.

Bà Đào Hồng Lan ca ngợi thành tích của Bộ Y tế là “vượt qua khó khăn”, thì rất là vô cảm. Gần như, bà chỉ tập trung vào vấn đề tô hồng thành tích của ngành, mà phớt lờ những nguy cấp đang ập đến, đe dọa sức khỏe và tính mạng của toàn dân. Một Bộ trưởng như vậy mà vẫn ung dung đi đến chỗ này ca ngợi thành tích, rồi đến chỗ khác ca ngợi thành tích, thì, nếu ở các nước dân chủ, bà Bộ trưởng này đã bị buộc phải từ chức.

Chuyện Việt Nam ngày Thứ Tư 01 tháng 3 năm  2023

Quê Hương tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1nJRlEmoCORBlqpTVHfWvcFzgc3zXo228/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Thời sự đó đây ngày Thứ tư 01 tháng 3 năm 2023

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1cLq0wFkzJGy_OhxdG1QCKGFXtM8zRH-y/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hoa Kỳ - Hạ Viện cảnh báo “cuộc đấu tranh sinh tử” với Trung Quốc

Bình Phương /SGN
28/02/2023

https://docs.google.com/document/d/15rN98QDRx0u_5AO3nQTz2TqijcaPmWYn/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ủy ban đặc biệt của Hạ viện Hoa Kỳ chuyên về các chính sách đối phó với Trung Quốc đã ra mắt và bắt đầu hoạt động hôm nay thứ Ba 28 tháng Hai 2023 với phiên điều trần đầu tiên tại trụ sở Hạ Viện, trong đó chủ tịch ủy ban kêu gọi các nhà lập pháp hành động khẩn cấp và coi cuộc cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là “một cuộc đấu tranh sinh tử.”

Theo tường thuật của hãng tin AP, Chủ tịch ủy ban, Dân biểu Mike Gallagher (Cộng hòa – Wisconsin) đã khai mạc phiên điều trần bằng lời kêu gọi hành động. Ông cho biết khó tìm được tiếng nói chung khi thảo luận các điều luật tập trung vào Trung Quốc vì chính phủ Bắc Kinh có nhiều người bạn ở thị trường tài chính Wall Street ở New York và lực lượng vận động hành lang ở Washington sẵn sàng phản đối nỗ lực của ủy ban. Tuy nhiên, quyết định thành lập một ủy ban chuyên về Trung Quốc đã nhận được sự ủng hộ lưỡng đảng ở Hạ Viện, với số phiếu tán thành là 365 phiếu thuận, 65 phiếu chống.

Nguyễn Kim -  Trung Cộng đã thủ lợi rất nhiều trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine

01/3/2023

https://docs.google.com/document/d/1XiVjSJX2DEy4UlZU6LvlJ875zF8IKM2X/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhân dịp cuộc chiến xảy ra tại Ukraine được một năm, ngày 24/2 Liên Hiệp Quốc đã ra nghị quyết lên án Nga xâm lăng Ukraine và yêu cầu chấm dứt chiến tranh, có 141 quốc gia ủng hộ nghị quyết này, 32 quốc gia trong đó có Việt Nam đã bỏ phiếu trắng.  Cũng như nhiều lần trong quá khứ, Việt Nam luôn luôn theo lập trường của Trung Cộng.  

Từ đầu năm 2021 Nga đã đưa quân tới biên giới Ukraine để chuẩn bị cho những cuộc “thao diễn quân sự.”  Sự kiện này không có gì mới mẻ vì Nga thường có những cuộc thao diễn như vậy.  Tuy nhiên cuộc thao diễn của Nga tại biên giới Ukraine lần này có tính cách quy mô hơn, bao gồm cả hải lục không quân và một lực lượng binh lính lên tới hàng 100 ngàn quân đã dấy lên những mối lo sợ về một cuộc chiến sẽ xảy ra.  Trong suốt một năm biểu dương lực lượng mà Nga đã không gặp một phản ứng nào từ Hoa Kỳ và khối NATO ngoài trừ những lời cảnh cáo, hăm dọa sẽ trừng phạt Nga nếu cuộc xâm lăng Ukraine xảy ra.  Sự phản đối lấy lệ của Biden và khối NATO đã tạo cơ hội cho Nga phát động một cuộc xâm lăng thực sự tại Ukraine. 

Stephen M. Walt * - Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?

Nguồn: Stephen M. Walt, “What Putin Got Right,” Foreign Policy, 15/02/2023

*Stephen M. Walt là chuyên gia bình luận tại Foreign Policy và là giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Harvard.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

01/3/2023

https://docs.google.com/document/d/1e1IQlbEWbTScSMXDgdSZdEoR12f3bg5r/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Dù Tổng thống Nga đã phạm phải sai lầm khi xâm lược Ukraine, nhưng ông không hẳn đã sai về mọi thứ.

Khi quyết định xâm lược Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sai về rất nhiều điều. Ông đánh giá quá cao sức mạnh của quân đội Nga, nhưng lại đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc Ukraine và khả năng của quân đội nước này trong việc bảo vệ đất nước của họ. Ông có lẽ cũng đã sai về tinh thần đoàn kết của phương Tây, về tốc độ mà NATO và các nước khác sẽ viện trợ cho Ukraine, cũng như sự sẵn lòng của các nước đang nhập khẩu năng lượng trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga, theo đó từ bỏ nguồn năng lượng nhập khẩu của họ. Ông có thể cũng đã đánh giá quá cao sự sẵn sàng hỗ trợ của Trung Quốc: Bắc Kinh đang mua rất nhiều dầu và khí đốt từ Nga, nhưng lại không cung cấp cho Moscow sự ủng hộ về mặt ngoại giao hay các viện trợ quân sự có giá trị. Đặt tất cả những sai lầm này lại với nhau, và chúng ta thu được kết quả là một quyết định gây hậu quả tiêu cực sâu sắc lên nước Nga, sẽ còn kéo dài rất lâu sau khi Putin rời chính trường. Nếu ông chọn một con đường khác, có lẽ sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Nga đã không suy giảm nhiều như trong cuộc chiến này, bất kể nó kết thúc ra sao.

Ukraine: Tập Cận Bình ‘tọa sơn quan hổ đấu’?

Ngô Nhân Dụng

28/02/2023

https://docs.google.com/document/d/1u9y2iO4sS4pesdFtqQ0HfDosh5MnUg8D/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tập Cận Bình cũng không thể chấp nhận để cho Vladimir Putin thất trận nhục nhã rồi bị lật đổ.

Trung Quốc sẽ được lợi nếu chiến tranh Ukraine chấm dứt. Nhưng Tập Cận Bình không thể bắt cá hai tay, vừa cổ động hòa bình vừa tiếp tục hỗ trợ Vladimir Putin là kẻ gây ra cuộc chiến!

Người Trung Hoa có thành ngữ: Ngồi trên núi coi cọp đánh nhau, tọa sơn quan hổ đấu. Tập Cận Bình đang ngồi trên núi coi những con cọp Nga, Ukraine và các nước Âu, Mỹ đấu với nhau. Tập có thể ngồi coi chiến tranh diễn ra càng lâu càng tốt. Vì trong lúc đó Trung Quốc tiếp tục phát triển kinh tế, bồi dưỡng sức mạnh quân sự, sẽ quan trọng hơn trên bàn cờ quốc tế, đóng vai trò một cường quốc luôn chủ trương hòa bình.

Tập Cận Bình “tọa sơn quan hổ đấu,” biết rằng nếu cuộc chiến bất phân thắng bại kéo dài sẽ chỉ có lợi cho nước Trung Quốc. Vladimir Putin sẽ không thể chiến thắng dù được Trung Cộng tiếp sức bằng cách mua dầu, khí bán “đại hạ giá.” Nhưng nước Nga sẽ càng ngày càng lệ thuộc Trung Quốc hơn. Ngay từ thời Chiến tranh Lạnh, Stalin và những người kế vị vẫn coi Mao Trạch Đông là một đối thủ, nhưng không đáng sợ. Bây giờ, với dân số Nga so với Trung Quốc chỉ bằng một phần mười, kinh tế Trung Quốc đứng hạng nhì trên thế giới, Nga đứng hàng thứ 11, ngang với Tây Ban Nha. Tổng Sản Lượng Nội Địa của Nga chỉ bằng một phần 6 Trung Quốc, đến năm 2040 sẽ chỉ bằng một phần tám.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét