Võ Thái Hà tổng hợp
Mỹ và Thái Lan mở lại cuộc tập trận chung Cobra Gold trên quy mô lớn
Trọng Nghĩa /RFI
3 phút
28/02/2023
Ảnh do Quân đội Hoàng gia Thái cung cấp: Tướng Chalermpol Srisawasdi, tổng tư lệnh quân đội Thái Lan (T) bắt tay chỉ huy Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc John Aquilino, trong lễ khai mạc cuộc tập trận Cobra Gold ngày 28/02/2023, Thái Lan. AP
Hôm nay, 28/02/2023, Hoa Kỳ và Thái Lan đã khởi động trở lại cuộc tập trận thường niên đa quốc gia Cobra Gold (Hổ Mang Vàng). Bị thu hẹp trong hai năm vừa qua vì dịch bệnh Covid-19, cuộc tập trận Cobra Golf năm nay có quy mô lớn, diễn ra trên trên lãnh thổ Thái Lan cho đến ngày 10/03, huy động khoảng 10 ngàn quân nhân đến từ 30 nước. Viêt Nam tham gia sự kiện với tư cách quan sát viên.
Phát biểu nhân lễ khai mạc cuộc tập trận, đô đốc John Aquilino, chỉ huy Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ tuyên bố: “Thông qua Cobra Gold, chúng tôi thể hiện quyết tâm cùng nhau ứng phó để bảo đảm một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở sao cho mọi các quốc gia được hòa bình, ổn định và thịnh vượng”.
Theo đô đốc Aquilino, chính nhờ thao diễn chung trong khuôn khổ cuộc tập trận Cobra Gold trước đây mà Mỹ và Thái Lan đã phản ứng tốt sau trận động đất gần đây ở Thổ Nhĩ Kỳ và các thảm họa thiên nhiên khác.
Được công nhận là cuộc thao diễn quân sự quốc tế lớn nhất ở Đông Nam Á, cuộc tập trận Cobra Gold năm nay huy động hơn 6000 quân nhân Mỹ, trong đó có 3800 lính thuộc lực lượng trên bộ, và 3000 binh sĩ Thái Lan. Theo tờ báo Nhật Bản Nikkei Asia, đối với Mỹ, đây là một lực lượng hùng hậu nhất được huy động trong một thập kỷ gần đây.
Bên cạnh hai thành phần chủ lực kể trên, hàng trăm binh sĩ đến từ Indonesia, Malaysia, Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng tham gia các cuộc tâp trận chính, trong lúc 10 quốc gia khác - Bangladesh, Brunei, Canada, Fiji, Pháp, Mông Cổ, Nepal, New Zealand, Philippines và Vương Quốc Anh - sẽ tham gia các cuộc hội thảo về việc thiết lập kế hoạch tác chiến đa quốc gia. Trung Quốc, Ấn Độ và Úc sẽ tham gia diễn tập nhân đạo và cứu trợ thiên tai.
Mười nước khác đã cử quan sát viên đến theo dõi cuộc tập trận, trong đó có Việt Nam, Lào, Cam Bốt và một số quốc gia ngoài khu vực như Brazil, Đức, Thụy Điển, Hy Lạp, Sri Lanka…
Tính chất hùng hậu của cuộc tập trận Hổ Mang Vàng năm nay trái ngược hoàn toàn với quy mô thu nhỏ của sự kiện này trong hai năm 2021 và 2022. Năm ngoái chẳng hạn, Cobra Gold chỉ huy động 3.460 quân nhân đến từ bảy quốc gia chính, với nhiều hoạt động bị hạn chế, bị hủy bỏ hoặc chỉ được thực hiện qua mạng.
Tất cả các hoạt động đều sẽ được tái lập vào năm nay, kể cả những bài tập đổ bộ. Theo ghi nhận của báo Nikkei Asia, lần đầu tiên sẽ có những bài tập ứng phó với các thảm họa đến từ không gian có thể ảnh hưởng đến hệ thống liên lạc vệ tinh
Truyền thông Đức: Phương Tây có thể bắt đầu ép Ukraine đàm phán với Nga
28/02/2023
(Từ trái sang) Tổng thống Romania Klaus Iohannis, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Thủ tướng Ý Mario Draghi, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến dự một cuộc họp báo tại Cung điện Mariinsky ở Kyiv, hôm 16/6/2022. (Ảnh: Ludovic Marin/POOL/AFP/Getty Images)
Hãng truyền thông nổi tiếng của Đức, Bild, đưa tin rằng các nước phương Tây có thể đưa ra tối hậu thư để thuyết phục Ukraine tham gia đàm phán với Nga nếu lực lượng quân sự nước này không đạt được thành công đáng kể nào trên chiến trường trong 6 tháng tới.
Theo Bild, trường hợp Kyiv không có chiến thắng phản công nào đáng kể trên chiến trường, phương Tây có thể bắt đầu ép Ukraine phải đàm phán với Nga vào mùa thu năm nay.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thuyết phục Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hiểu rằng có thể đã đến lúc Ukraine bắt đầu xem xét đàm phán với Nga trong trường hợp xảy ra bế tắc trên chiến trường Ukraine, trang truyền thông Bild của Đức đưa tin.
Nếu lực lượng vũ trang Ukraine không đẩy được Nga ra khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng bằng các đợt phản công thành công, các cuộc đàm phán hòa bình với Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể là lựa chọn thực tế duy nhất, ông Marcron và ông Scholz có thể đã nói như vậy với Tổng thống Ukraine Zelenskyy. Tuy nhiên, theo tin tức từ Bild, cả phía Ukraine và các thành viên còn lại đều không chấp nhận cách tiếp cận đó nhấn mạnh rằng Vladimir Putin không quan tâm đến hòa bình.
Khái niệm đàm phán của Nga thực tế là gì? Tổng thống Putin chưa bao giờ tuyên bố rõ ràng rằng Nga sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Ukraine, thay vào đó, ông duy trì câu chuyện của mình rằng Ukraine đã vi phạm các nỗ lực ngoại giao trước khi xâm lược của Nga.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn nhà nước Nga hôm 23/2/2023 vừa qua, TASS, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga, ông Mikhail Galuzin, cho biết: “Nếu phương Tây và Kiev muốn ngồi vào bàn đàm phán, trên hết, họ nên ngừng bắn phá các thành phố của Nga và hạ vũ khí. Sau đó, có thể tổ chức một cuộc thảo luận dựa trên thực tế địa chính trị mới”.
Khái niệm “các thành phố của Nga” mà ông Galuzin nhắc tới ám chỉ các thành phố mà Nga đang chiếm đóng ở Ukraine. Đây những địa điểm mà Nga cho rằng lực lượng quân đội nước này tiến quân vào giải phỏng các tỉnh đòi ly khai khỏi nhà nước Ukraine. Phía Nga cũng đã tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi và tuyên bố 4 vùng lãnh thổ của Ukraine sáp nhập vào Nga sau đó.
“Thực tế địa chính trị mới” chính là phía Ukraine và phương Tây chấp thuận mất 4 vùng lãnh thổ này.
Trước đó, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng phương Tây không thể hiện bất kỳ sự sẵn sàng nào đối với các sáng kiến hòa bình về tình hình ở Ukraine. Tháng 10 năm ngoái, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đã ra sắc lệnh cấm mọi cuộc đàm phán với Moscow và tuyên bố rằng ông không quan tâm đến việc đối thoại với người đồng cấp Vladimir Putin ở Nga.
Quang Nhật tổng hợp
Bộ trưởng Ngân khố Mỹ bất ngờ thăm Kyiv, tái khẳng định viện trợ cho Ukraine
28/02/2023
Bộ trưởng Ngân Khố Mỹ Janet Yellen gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tại Kyiv, ngày 27/2/2023.
Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Janet Yellen có chuyến thăm bất ngờ tới Kyiv ngày 27/2 để tái khẳng định sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Ukraine trong cuộc đấu tranh chống lại cuộc xâm lược của Nga và quảng bá viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ nhằm củng cố nỗ lực chiến tranh của Ukraine.
Bà Yellen gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskyy và các quan chức chính phủ quan trọng khác, nhắc lại những đảm bảo của Hoa Kỳ do Tổng thống Joe Biden đưa ra một tuần trước tại Kyiv.
“Mỹ sẽ sát cánh với Ukraine cho đến chừng nào còn có thể,” bà Yellen, đứng giữa các bao cát tại văn phòng bộ trưởng nội các, nói với Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal.
Trong cuộc gặp riêng với ông Zelenskyy vào cuối buổi chiều, Bộ Ngân khố nói bà khen ngợi ông “vì sự lãnh đạo và quyết tâm của ông khi đối mặt với cuộc chiến bất hợp pháp và vô cớ của Nga.”
Bộ Ngân khố cho biết bà hoan nghênh các hành động của ông Zelenskyy nhằm tăng cường quản trị và giải quyết nạn tham nhũng - những hành động cần thiết để đảm bảo rằng viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ được chi tiêu một cách có trách nhiệm.
“Hoa Kỳ đã hỗ trợ chúng tôi một cách mạnh mẽ kể từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến này không chỉ bằng vũ khí mà còn trên mặt trận tài chính”, ông Zelenskyy nói trên kênh truyền thông xã hội Telegram.
“Cần tăng cường hơn nữa các biện pháp trừng phạt nhằm tước đi khả năng tài trợ cho cuộc chiến của Nga”.
Trong bài phát biểu trước công chúng, ông Shmyhal nói ông và bà Yellen đã thảo luận về các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga, bao gồm cả việc tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga để mang lại lợi ích cho sự phục hồi của Ukraine.
Nhưng bà Yellen nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo rằng vẫn còn những trở ngại pháp lý đáng kể đối với việc tịch thu hoàn toàn khoảng 300 tỷ đô la tài sản của ngân hàng trung ương Nga bị đóng băng và bày tỏ sự thận trọng về những hạn chế mới đối với lĩnh vực năng lượng hạt nhân của Nga.
Bà Yellen tuyên bố chuyển 1,25 tỷ đô la đầu tiên từ đợt hỗ trợ kinh tế và ngân sách mới nhất trị giá 9,9 tỷ đô la từ Washington.
Còi báo động không kích
Chuyến thăm của bà Yellen diễn ra một tuần sau khi ông Biden đến Kyiv không báo trước và hứa hẹn viện trợ quân sự bổ sung 500 triệu đô la cho Ukraine và các chế tài mới nhắm vào Nga được công bố vài ngày sau đó, bao gồm cả việc cấm nhôm của Nga nhập khẩu Mỹ.
Các nhân viên của bà Yellen đã cố gắng giữ bí mật về chuyến thăm cho đến khi bà rời Kyiv.
Ngay trước khi bà đến thủ đô, còi báo động không kích của thành phố đã hú lên như một lời cảnh báo về một cuộc tấn công có thể xảy ra, mặc dù chúng thường hóa ra là báo động sai.
Trong buổi sáng lạnh giá, bà Yellen đã đặt vòng hoa tại bức tường tưởng niệm những người lính Ukraine thiệt mạng trong chiến tranh, và nói: “Tôi đang tận mắt chứng kiến sự tàn phá nặng nề của cuộc chiến tàn khốc của ông Putin.”
Bà dừng lại để xem một chiếc xe tăng Nga bị phá hủy và một khẩu pháo di động được trưng bày tại một quảng trường thành phố vắng bóng du khách và gặp gỡ lực lượng phản ứng đầu tiên từ các dịch vụ khẩn cấp của thành phố.
Hỗ trợ ngân sách
Bà Yellen ghé thăm Kyiv khi trên đường trở về Washington sau cuộc họp của các nhà lãnh đạo tài chính G20 ở Bengaluru, Ấn Độ, nơi bà kêu gọi các đối tác tăng cường viện trợ kinh tế cho Ukraine và nhấn mạnh rằng các bộ trưởng G20 cần lên án mạnh mẽ cuộc xâm lược của Nga.
Kể từ khi chiến tranh bắt đầu, Hoa Kỳ đã cấp cho Ukraine hơn 13 tỷ đô la tài trợ hỗ trợ kinh tế và ngân sách, và khoản giải ngân mới nhất sẽ nâng con số đó lên hơn 14 tỷ đô la, với 8,65 tỷ đô la bổ sung dự kiến đến hết ngày 30/9.
Bà Yellen cho biết hỗ trợ kinh tế như vậy đang giúp chính phủ Ukraine và các dịch vụ công quan trọng tiếp tục hoạt động, mở cửa trường học và trả lương hưu, tạo ra một “nền tảng ổn định” thúc đẩy sức kháng cự của Ukraine.
“Một nỗ lực quân sự bền vững không thể thành công nếu không có một chính phủ hiệu quả ở trong nước,” bà Yellen phát biểu tại Trường Kyiv Obolon số 168, nơi lương của giáo viên, quản lý và nhân viên hỗ trợ được chi trả từ quỹ hỗ trợ ngân sách từ Hoa Kỳ.
Một chiếc bảng phấn tại trường, bị hư hại trong cuộc tấn công đầu tiên của Nga vào thủ đô năm ngoái, có dòng chữ “Crimea là của chúng ta”, bên cạnh một chiếc bảng ghi dòng chữ “2+2=4”.
Ukraine ước tính cần 40 tỷ đến 57 tỷ đô la tài trợ bên ngoài trong năm nay để hỗ trợ nền kinh tế và đang đàm phán một chương trình cho vay 15,5 tỷ đô la với Quỹ Tiền tệ Quốc tế để lấp đầy một phần thiếu hụt.
Chicago bầu thị trưởng
Thành phố lớn thứ ba nước Mỹ sẽ đi bỏ phiếu vào thứ Ba để chọn ra thị trưởng từ chín ứng viên, bên cạnh các chức vụ khác. Đây là một trong những cuộc bầu cử đầu tiên đặt ra thách thức cho thị trưởng của một thành phố lớn tại Mỹ kể từ đại dịch coronavirus. Người đương nhiệm Lori Lightfoot đang gặp khó khăn. Cơ hội lọt vào vòng hai của bà (nếu không ứng viên nào đạt hơn 50%, một cuộc bầu cử khác sẽ được tổ chức vào ngày 4 tháng 4) là chưa chắc chắn.
Nhiều khả năng vượt qua vòng một nhất là Paul Vallas, cựu uỷ viên điều hành hệ thống trường học của thành phố và là người hữu khuynh. Ông này được hỗ trợ bởi Hội Huynh đệ Cảnh sát, một nghiệp đoàn. Chiến dịch tranh cử của ông đã tập trung gần như hoàn toàn vào vấn đề tội phạm. Nếu bà Lightfoot thất bại, đối thủ của ông có thể sẽ là Jesús (Chuy) García, một nghị viên cấp tiến gốc Mexico, hoặc Brandon Johnson, một nhân vật cánh tả lôi cuốn được công đoàn giáo viên hậu thuẫn. Tại một thành phố đang kẹt trong khủng hoảng danh tính, bấy nhiêu là đủ để cuộc đua trở nên chia rẽ đáng lo ngại.
Liệu kinh tế Ấn Độ có phải là điểm sáng toàn cầu?
Vào thứ Ba, chính phủ Ấn Độ sẽ công bố dữ liệu GDP quý cuối của năm 2022. Các dự báo cho thấy tốc độ tăng trưởng giảm xuống 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức 6,3% của quý trước đó. Lạm phát và việc ngân hàng trung ương tăng lãi suất đã ảnh hưởng đến tiêu dùng, trong khi suy thoái toàn cầu làm giảm xuất khẩu.
Nhưng IMF vẫn cho rằng kinh tế Ấn Độ là một “điểm sáng tương đối” trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm. Tổ chức này kỳ vọng Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới trong năm 2023, chiếm 15% tăng trưởng của thế giới. Đảng Bharatiya Janata cầm quyền đã công bố các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng mà họ tin sẽ đưa đất nước bước vào “Amrit Kaal,” một thời kỳ thịnh vượng tốt lành. Nhưng người dân Ấn Độ không lạc quan như vậy. Theo khảo sát của Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ, chưa đến 1/5 số hộ gia đình tin thu nhập sẽ tăng trong một năm kể từ hôm nay.
Toà Tối cao Mỹ xem xét tính pháp lý của xoá nợ sinh viên
Tháng 8 năm ngoái, tổng thống Joe Biden tuyên bố chính phủ liên bang sẽ xóa các khoản nợ vay sinh viên lên tới 10.000 đô la cho những người có thu nhập dưới 125.000 đô la một năm và lên tới 20.000 đô la cho những người thu nhập thấp nhất. Một loạt các vụ kiện xảy ra sau đó, với một trong hai sẽ đến Tòa Tối cao Mỹ vào thứ Ba.
Sáu tiểu bang và hai cựu sinh viên mắc nợ lập luận rằng chương trình (trị giá gần nửa nghìn tỷ đô la) có biểu hiện lạm quyền hành pháp. Họ nói việc ông Biden viện dẫn khủng hoảng kinh tế trong đại dịch chỉ là “cái cớ” để thực hiện một lời hứa tranh cử. Trên thực tế, ông không có thẩm quyền pháp lý để xóa nợ, họ tuyên bố. Ông Biden bảo vệ động thái này bằng cách trích dẫn Đạo luật HEROES năm 2003, một đạo luật cho phép bộ trưởng giáo dục “từ bỏ hoặc sửa đổi” các chương trình hỗ trợ tài chính-sinh viên trong “trường hợp khẩn cấp quốc gia.” Chín thẩm phán sẽ quyết định xem liệu khoảng 26 triệu người Mỹ có được giảm nợ hay không.
Tổng thống Syria al-Assad bất ngờ hưởng lợi từ thảm họa động đất
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ họp vào thứ Ba để thảo luận về trận động đất hôm 6 tháng 2 đã giết chết khoảng 6.000 người Syria (và khoảng 44.000 người ở nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ). Hàng chục nghìn gia đình Syria đang bị mất nhà cửa, trong khi trường học, bệnh viện và cơ sở hạ tầng đều bị hư hại nặng nề. Động đất chỉ làm tăng thêm sự khốn khổ do một thập niên nội chiến gây ra. Dù viện trợ được rót đến cả phần lãnh thổ do chế độ Syria kiểm soát lẫn phía tây bắc của quân nổi dậy, bấy nhiêu vẫn là quá ít.
Chỉ Bashar al-Assad, nhà độc tài của Syria, là được hưởng lợi. Từ lâu bị cộng đồng quốc tế xa lánh, ông gần đây đã được các lãnh đạo Ả Rập khác chấp nhận ở một mức độ nhất định khi họ nhận ra ông sẽ không bị lật đổ. Các trận động đất đã đẩy nhanh tiến trình này. Hôm thứ Hai, ngoại trưởng Ai Cập đã có chuyến thăm đầu tiên tới Damascus kể từ đầu nội chiến. Ả Rập Saudi cũng có thể đang tìm cách hòa giải với chế độ. Nhà lãnh đạo Syria tỏ ra quyết tâm không để một cuộc “khủng hoảng tốt” bị lãng phí.
Đại sứ Mỹ: Trung Quốc phải ‘trung thực hơn’ về nguồn gốc COVID
28/02/2023
Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc Nicholas Burns.
Trung Quốc phải trung thực hơn về nguồn gốc của đại dịch COVID-19, đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc phát biểu hôm 27/2, sau khi có phúc trình của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ kết luận rằng đại dịch có thể phát sinh do rò rỉ virus từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc.
Ông Nicholas Burns, phát biểu qua liên kết video tại một sinh hoạt của Phòng Thương mại Hoa Kỳ, cho biết cần phải thúc đẩy Trung Quốc đóng vai trò tích cực hơn trong Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nếu cơ quan y tế của Liên hiệp quốc được củng cố.
Trung Quốc cũng cần “trung thực hơn về những gì đã xảy ra ba năm trước ở Vũ Hán với nguồn gốc của cuộc khủng hoảng COVID-19”, ông Burns nói, đề cập đến thành phố miền trung Trung Quốc nơi những ca đầu tiên nơi người được báo cáo vào tháng 12 năm 2019.
Tờ Wall Street Journal lần đầu tiên đưa tin vào ngày 26/2 rằng Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã kết luận đại dịch có khả năng phát sinh từ một vụ rò rỉ phòng thí nghiệm của Trung Quốc, một đánh giá mà Bắc Kinh phủ nhận.
Bộ đưa ra nhận xét này với “mức tin tưởng thấp” trong một phúc trình tình báo mật gần đây được cung cấp cho Tòa Bạch Ốc và các thành viên chủ chốt của Quốc hội, Wall Street Journal cho biết, trích dẫn từ những người đã đọc phúc trình tình báo.
Vẫn theo nguồn tin này, bốn cơ quan khác của Hoa Kỳ, cùng với một ủy ban tình báo quốc gia, vẫn đánh giá rằng COVID-19 có khả năng là kết quả của sự lây truyền tự nhiên, trong khi có hai cơ quan khác còn chưa quyết định.
Bộ Năng lượng không trả lời yêu cầu bình luận.
Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Joe Biden, Jake Sullivan, ngày 26/2 nói có “nhiều quan điểm khác nhau trong cộng đồng tình báo” về nguồn gốc của đại dịch.
“Một số người trong số họ nói rằng họ không có đủ thông tin”, ông Sullivan nói với đài CNN.
Khi được yêu cầu bình luận về phúc trình, vốn đã được các phương tiện truyền thông khác của Hoa Kỳ xác nhận, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đề cập đến một báo cáo liên kết giữa WHO và Trung Quốc chỉ ra nguồn gốc tự nhiên của đại dịch, có thể là từ loài dơi, chứ không phải do rò rỉ từ phòng thí nghiệm.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mao Ninh nói: “Một số bên nên ngừng nhắc lại câu chuyện ‘rò rỉ từ phòng thí nghiệm’, ngừng bôi nhọ Trung Quốc và ngừng chính trị hóa vấn đề truy xuất nguồn gốc."
‘Một ít chuyên chế’
Ông Burns nói với Phòng thương mại Mỹ rằng đây là một thời điểm khó khăn đối với quan hệ Mỹ-Trung, với việc Bắc Kinh tìm cách đổ lỗi sau khi quân đội Hoa Kỳ trong tháng này bắn rơi một khinh khí cầu gián điệp Trung Quốc trôi dạt qua lục địa Hoa Kỳ.
“Giờ đây chúng ta đang ở trong thời khắc siêu thực này khi người Trung Quốc, những người mà tôi nghĩ đã thua trong cuộc tranh luận về khinh khí cầu trên toàn cầu, đã đánh mất ảnh hưởng và uy tín trên toàn thế giới vì những gì họ đã làm - giờ đây họ đang đổ lỗi cho chúng ta,” ông Burns nói.
“Đó là một hệ thống chính trị trong đó chính phủ kiểm soát mọi mặt đời sống của người dân. Và có một chút thất vọng, bởi vì tôi nghĩ rằng mọi người đều biết sự thật ở đây.”
Trung Quốc đã phản ứng giận dữ khi quân đội Hoa Kỳ bắn hạ khinh khí cầu vào ngày 4/2, nói rằng khinh khí cầu của họ nhằm mục đích theo dõi điều kiện thời tiết và đã bay chệch hướng.
Ông Burns nói thêm rằng Hoa Kỳ có nghĩa vụ duy trì sức mạnh quân sự “trong và xung quanh Đài Loan” để đảm bảo hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền có khả năng ngăn chặn bất kỳ “hành động tấn công” nào của Trung Quốc.
Ông nói: “Đó cũng là trách nhiệm của chúng ta kết hợp phần còn lại của thế giới để đảm bảo rằng người Trung Quốc không thể thoát khỏi trách nhiệm về sự ép buộc hoặc đe dọa đối với chính Đài Loan”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét