Võ Thái Hà tổng hợp
Tổng thống Joe Biden đã có một bài phát biểu gay gắt tại Warsaw
Và tương đối ngắn tại Warsaw để tái khẳng định cam kết hỗ trợ Ukraine của Mỹ và NATO. Ông Biden nói “Nga sẽ không bao giờ chiến thắng ở Ukraine” khi tuyên bố áp thêm trừng phạt lên chế độ của Vladimir Putin. Trước đó, ông Putin đã đọc một bài diễn văn dài trước quốc hội Nga. Ông tuyên bố Nga sẽ đình chỉ việc tham gia New START, hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân cuối cùng còn lại với Mỹ.
Liên Âu đoàn kết sau một năm đối mặt với chiến tranh Ukraina
Thanh Hà/RFI
22/02/2023
Toàn cảnh cuộc họp các ngoại trưởng Liên Âu tại Bruxelles, Bỉ, ngày 20/02/2023. REUTERS - JOHANNA GERON
Lãnh đạo Ngoại Giao của Liên Hiệp Châu Âu, Josep Borrell hôm qua 21/02/2023 kêu gọi 27 nước thành viên tăng tốc trong việc cung cấp vũ khí và đạn dược cho Ukraina. Tại Bruxelles các nhà ngoại giao kỳ vọng trong ngày đạt được đồng thuận về đợt trừng phạt thứ 10 nhắm vào Matxcơva nhân dịp đúng một năm Nga xâm lược Ukraina.
Đợt trừng phạt mới bao gồm những biện pháp như sau : Cấm giao dịch với 7 công ty của Iran bị cho là cung cấp thiết bị cho Nga sử dụng trên chiến trường Ukraina. Cấm xuất khẩu cho Nga các linh kiện điện tử có thể được dùng cả trong lĩnh vực dân sự lẫn quân sự, đặc biệt là để chế tạo drone, tên lửa hay trực thăng.
Theo Reuters, ít có khả năng 27 thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu cấm nhập khẩu kim cương của Nga, hay ban hành một số các biện pháp ảnh hưởng đến ngành năng lượng hạt nhân. Nhiều thành viên Liên Âu, trong đó có Pháp lệ thuộc vào Uranium của Nga.
Vào lúc chiến tranh Ukraina sắp bước vào năm thứ nhì, Liên Hiệp Châu Âu chủ trương tăng cường viện trợ quân sự cho Kiev. Cấp thêm đạn được, pháo đại bác, xe tăng… là điều « cấp bách » theo lời lãnh đạo ngoại giao châu Âu, Josep Borrell, trước khi Nga « khởi động chiến dịch tấn công ». Vẫn theo ông Borrell, Vladimir Putin đang « tăng tốc cỗ máy chiến tranh, huy động thêm lực lượng và nhất là Matxcơva đang hướng về Bắc Triều Tiên cũng như Iran để trang bị thêm vũ khí ».
Thông tín viên RFI từ Bruxelles, Pierre Bénazet ghi nhận từ một năm qua, Liên Âu đã vượt lên trên những bất đồng trước thách thức chiến tranh Ukraina đang đặt ra :
« Ngay từ hôm 23/02/2022 một ngày trước khi Ukraina bị xâm chiếm, Liên Âu đã khởi động đợt trừng phạt đầu tiên nhắm vào Matxcơva. Từ đó đến nay, Bruxelles ban hành thêm nhiều đợt trừng phạt liên tiếp và đang chuẩn bị đợt thứ 10.
Liên Âu duy trì được đoàn kết mặc dù là sự đoàn kết đó tưởng chừng đã bị đe dọa vào mùa xuân năm ngoái do thái độ của Hungary về việc trừng phạt Nga. Một số những rạn nứt chia rẽ khác được trông thấy trước nhưng rồi cũng không xẩy ra. Thí dụ như Ba Lan và các nước trong vùng Baltic cương quyết yểm trợ Ukraina, trái lại Pháp thì vẫn để ngỏ khả năng đối thoại với điện Kremlin.
Trong xung đột Nam Tư cách nay 30 năm, Liên Âu đã có những phản ứng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Nhưng chiến tranh Ukraina cho thấy Liên Hiệp Châu Âu là một tác nhân địa chính trị và quân sự.
Dù vậy xung đột Ukraina cũng để lộ rõ những nhược điểm về mặt quân sự của nhiều nước trong Liên Âu vì những nước đó không ngờ rằng giai đoạn hòa bình trong thập niên 1990 chỉ là ảo tưởng. Chiến tranh lần này cho thấy toàn khối châu Âu cần khởi động lại cỗ máy công nghiệp quốc phòng.
Trong nội bộ, Liên Âu đã giảm mức lệ thuộc vào khí đốt Nga, nhưng vẫn chưa cải tổ được thị trường năng lượng của khối này ».
Nhà ngoại giao Mỹ nói Putin sẽ không dễ dàng từ bỏ Ukraine
Tác giả, Barbara Plett Usher
BBC News
22/02/2023
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Cựu Đại sứ Mỹ tại Nga, ông John Sullivan nói Putin sẽ không đầu hàng dễ dàng
Cựu Đại sứ Mỹ tại Nga nói với BBC về việc cố gắng đàm phán với Điện Kremlin và lý do Tổng thống Vladimir Putin sẽ không dễ dàng từ bỏ Ukraine.
Ông John Sullivan đã ở Moscow trong khoảng thời gian cận kề trước khi cuộc xâm lược bùng phát.
Cựu Đại sứ Mỹ là người đã nói chuyện với các quan chức Nga về việc cố gắng ngăn chặn cuộc chiến, nhưng "không có sự tham gia nào", ông nói.
"Họ yêu cầu những đảm bảo an ninh cho Nga nhưng lại không trao đổi mang tính xây dựng về an ninh cho Ukraine. Họ không bao giờ rời xa khỏi luận điểm của mình... đó là một màn kịch."
Khi tôi hỏi liệu Hoa Kỳ có nên nỗ lực hơn trong việc tiếp tục các cuộc đối thoại để cố gắng chấm dứt xung đột hay không, ông ấy nói với tôi rằng Tổng thống Vladimir Putin "không hứng thú với chuyện đàm phán trước chiến tranh. Ông ta vẫn không quan tâm đến đàm phán".
Thay vào đó, chính quyền Biden đã tập trung vào việc tập hợp sự ủng hộ toàn cầu để trang bị vũ khí cho Ukraine và trừng phạt Nga, hỗ trợ hàng tỷ USD vũ khí đổ vào Ukraine.
Trong một bài phát biểu hôm thứ Ba 21/02, ông Putin lặp lại quan điểm của mình rằng phương Tây đã bắt đầu chiến tranh, rằng họ đang dùng Ukraine nhằm giáng một "thất bại chiến lược" vào Moscow, và rằng Nga, chứ không phải Ukraine, đang chiến đấu cho sự tồn tại của mình.
Bất chấp những thất bại của chiến dịch quân sự đặc biệt do Moscow tự tuyên bố, ông Sullivan nói rằng các mục tiêu mà Điện Kremlin công bố ban đầu vẫn không thay đổi - nhằm "giải trừ Phát xít" và "phi quân sự hóa" Ukraine. Ông Sullivan diễn giải điều này như là "xóa bỏ chính phủ ở Kyiv và nô dịch người dân Ukraine".
Đây là một phần trong tầm nhìn mà Tổng thống Putin vạch ra nhằm tập hợp lại các dân tộc Nga vốn đã bị chia cắt từ sự sụp đổ của Liên Xô.
“Ông ta không thể có một chính phủ được bầu cử dân chủ, đặc biệt là chính phủ do Tổng thống [Volodymyr] Zelensky lãnh đạo, ở Kyiv,” ông Sullivan nói. "Ông ta sẽ không bao giờ thoả mãn chừng nào chính phủ đó còn tồn tại bởi lẽ Putin coi đó là mối đe dọa đối với nước Nga và tầm nhìn của ông ấy về một nước Nga rộng lớn hơn mà ông ta đang cố gắng tạo dựng."
Vậy thì, ông Putin sẽ làm gì để chấm dứt chiến tranh?
Ông Sullivan nói: “Ông ta phải được thuyết phục rằng mình không thể chiến thắng. Ông ta sẽ nỗ lực gấp đôi cho đến khi ông ta tin rằng mình không thể nào thắng được. Tôi không chắc về mức độ nghiêm trọng của những thất bại trên chiến trường đến mức nào để ông ta hiểu được điều đó, nhưng tới ngày nay thì vẫn chưa đến mức đó."
Ông Sullivan nói rằng vị lãnh đạo Nga có một chân trời dài hạn, và “một tầm nhìn về điều mà ông ta muốn hoàn tất nên không thể đầu hàng dễ dàng”.
Tuy nhiên người Ukraine cũng vậy, ông Sullivan tin như thế, và cho rằng một trong những thất bại chiến lược từ cuộc chiến do Putin tiến hành là khiến cho quốc gia gốc Slav, gồm 44 triệu dân này ghét bỏ nước Nga.
Ông nói: “Người dân Ukraine sẽ không dung thứ và quên lãng. Ngay cả khi Tổng thống Zelenksy muốn kết thúc chiến tranh, muốn nhượng bộ lãnh thổ, về cơ bản là muốn đầu hàng, người dân Ukraine sẽ không để ông ấy làm vậy."
Với sự bế tắc về quân sự, chính trị và ý thức hệ như vậy, Mỹ phải chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài.
Tổng thống Joe Biden đã nhấn mạnh cam kết của Mỹ bằng chuyến thăm bất ngờ tới Kyiv vào dịp kỷ niệm một năm cuộc xâm lược, nhưng ông Sullivan không nghĩ cuộc xung đột sẽ kết thúc trong năm nay.
"Ngoài điều này thì tôi không biết," ông nói. "Nhưng [ông Putin] không muốn rẽ hướng. Các mục tiêu của hoạt động quân sự đặc biệt này sẽ đạt được. Ông ta luôn nói như vậy."
Vương Nghị: Quan hệ Nga-Trung ‘vững như bàn thạch’
22/02/2023
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cùng người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị
Chia sẻ
Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc ngày 21/2 nói với một trong những đồng minh thân cận nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng mối quan hệ của Bắc Kinh với Moscow là ‘vững như bàn thạch’ sẽ chống chọi được bất kỳ thử thách nào trong tình hình quốc tế đang thay đổi.
Mối quan hệ đối tác ‘không giới hạn’ của Trung Quốc với Nga bị phương Tây chú ý sau khi Hoa Kỳ lên tiếng lo ngại rằng Bắc Kinh có thể đang cân nhắc cung cấp vũ khí cho Nga sau một năm Nga đưa quân vào xâm lược Ukraine.
Tại một cuộc họp ở Moscow, ông Vương Nghị nói với ông Nikolai Patrushev, thư ký Hội đồng An ninh đầy quyền lực của Nga, rằng ông mong đợi các cuộc thảo luận về an ninh.
“Mối quan hệ Trung Quốc-Nga có đặc điểm trưởng thành, vững chắc như đá và sẽ chống chọi được mọi thử thách trong tình hình quốc tế đang thay đổi,” ông Vương nói với ‘Đồng chí’ Patrushev thông qua một phiên dịch viên trong bài phát biểu được phát sóng trên truyền hình nhà nước.
Ông Vương đề nghị Nga và Trung Quốc nên vạch ra các bước chung mới để đảm bảo an ninh của cả hai nước, nhưng không cho biết chi tiết.
Ông Patrushev, người thân cận với Tổng thống Putin, nói với ‘Đồng chí’ Vương rằng Bắc Kinh là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga và hai nước phải cùng nhau chống lại phương Tây.
“Trong bối cảnh tập thể phương Tây đang tiến hành một chiến dịch nhằm kiềm chế cả Nga và Trung Quốc, việc tăng cường hơn nữa hợp tác và tương tác Nga-Trung trên trường quốc tế có tầm quan trọng đặc biệt,” RIA dẫn lời ông Patrushev.
Chuyến thăm của ông Tập?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang chuẩn bị đến thăm Moscow để dự hội nghị thượng đỉnh với Putin trong những tháng tới, tờ Wall Street Journal đưa tin hôm 21/2, trích dẫn những người quen thuộc với kế hoạch này.
WSJ cho biết, công tác chuẩn bị cho chuyến đi đang ở giai đoạn đầu và thời gian chưa được chung quyết, đồng thời cho biết thêm rằng ông Tập có thể đến thăm vào tháng 4 hoặc đầu tháng 5, khi Nga kỷ niệm chiến thắng trước Đức trong Thế chiến thứ hai.
Cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine từ 24/2 năm ngoái đã gây ra một trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai và là cuộc đối đầu lớn nhất giữa Moscow và phương Tây kể từ Cuộc khủng hoảng phi đạn Cuba năm 1962.
Nga đưa quân vào Ukraine chỉ vài tuần sau khi ông Putin và ông Tập tuyên bố hợp tác ‘không giới hạn’.
Ông Tập đã đứng về phía ông Putin, chống lại áp lực của phương Tây về việc cô lập Nga. Thương mại giữa Trung Quốc và Nga đã tăng vọt kể từ cuộc xâm lược Ukraine, và Nga đã bán cho các cường quốc châu Á bao gồm cả Trung Quốc một lượng dầu lớn hơn.
Ông Putin và ông Tập chia sẻ một thế giới quan rộng lớn coi phương Tây là suy đồi và đang suy tàn, trong lúc Trung Quốc thách thức uy quyền tối cao của Hoa Kỳ trong mọi lĩnh vực, từ công nghệ đến gián điệp và sức mạnh quân sự.
Hoa Kỳ coi Trung Quốc và Nga là hai mối đe dọa quốc gia-nhà nước lớn nhất đối với an ninh của mình. Trung Quốc được Washington coi là ‘đối thủ cạnh tranh chiến lược’ lâu dài nghiêm trọng nhất và Nga là ‘mối đe dọa cấp tính’.
“Tôi muốn xác nhận rằng chúng tôi tiếp tục ủng hộ Bắc Kinh về các vấn đề Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng và Hong Kong,” ông Patrushev nói.
Ông Vương dự kiến sẽ gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vào 22/2 trong khuôn khổ chuyến thăm Moscow. Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov, cho biết ông không loại trừ khả năng có cuộc gặp giữa ông Vương và ông Putin và cho biết ‘có rất nhiều điều để nói.’
Nhật Bản và Trung Quốc họp về an ninh lần đầu tiên sau 4 năm
Minh Anh /RFI
22/02/2023
Phái đoàn Nhật (P) hội đàm với phái đoàn Trung Quốc tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 22/02/2023. AP - Shuji Kajiyama
Hôm nay, 22/02/2023, lần đầu tiên sau bốn năm, Trung Quốc và Nhật Bản có cuộc họp về an ninh tại Tokyo. Những chủ đề như Nhật Bản tăng cường sức mạnh quân sự, khinh khí cầu dọ thám của Trung Quốc và tranh chấp lãnh thổ đã được các lãnh đạo ngoại giao cao cấp hai nước đề cập đến.
Phát biểu trước phiên họp, thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông (Sun Weidong) và người đồng cấp Nhật Bản Shigeo Yamada, đều nhìn nhận mối quan hệ hai nước đang đứng trước thách thức an ninh quốc tế có những thay đổi lớn, « sự quay trở lại của chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ và tâm lý Chiến Tranh Lạnh », theo như phía Trung Quốc.
Theo Reuters, cuộc họp diễn ra lần này là nhằm giảm bớt căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới. Tokyo lo ngại Bắc Kinh sẽ sử dụng vũ lực để kiểm soát Đài Loan sau cuộc tấn công của Nga nhắm vào Ukraina, gây ra một cuộc xung đột có nguy cơ lôi kéo Nhật Bản và phá vỡ nền thương mại toàn cầu.
Nhằm đối phó với khả năng Bắc Kinh sử dụng vũ lực, Tokyo hồi tháng 12/2022 thông báo tăng gấp đôi chi tiêu quân sự trong vòng năm năm, lên đến 320 tỷ đô la (2% của GDP). Tuy nhiên, mức tăng này của Nhật Bản vẫn chưa thể bì kịp với đà tăng đều đặn của Trung Quốc lên đến 7,1% (2022), cao gấp bốn lần so với của Nhật Bản.
Ngoài ra, Tokyo có kế hoạch mua tên lửa tầm xa có thể tấn công đến Hoa Lục và tích trữ nhiều loại vũ khí khác mà Nhật Bản có thể cần đến để đối phó với một cuộc xung đột tiềm tàng.
Thứ trưởng Ngoại Giao Nhật Bản Shigeo Yamada, cũng đề cập đến vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, việc Bắc Kinh tập trận chung với Nga và mối hoài nghi khinh khí cầu dọ thám của Trung Quốc đã 3 lần bay qua không phận Nhật Bản từ năm 2019.
Kết thúc phiên họp, bộ Ngoại Giao Nhật Bản trong thông cáo đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan. Hai bên Nhật-Trung nhất trí cố gắng thiết lập đường dây nóng liên lạc trực tiếp có thể là « vào mùa xuân » này và tăng cường đối thoại giữa các quan chức an ninh cao cấp của hai nước.
Hãng tin Anh nhắc lại, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, chiếm đến 1/5 kim ngạch xuất khẩu và gần 1/4 kim ngạch nhập khẩu của Tokyo. Và nhất là, Trung Quốc còn là cơ sở sản xuất chính cho nhiều doanh nghiệp Nhật Bản.
Thiệt hại kinh tế của chính sách covid ở Hồng Kông
Hồng Kông có lẽ có hồ sơ xử lý covid hậu vắc-xin thuộc hàng tệ nhất thế giới. Dù có khoảng thời gian zero covid yên bình trong năm 2021, họ đã lãng phí nó khi không đẩy mạnh tiêm chủng cho người già và cải thiện các cơ sở y tế. Đến lúc virus lây lan mạnh vào đầu năm 2022, các quan chức lại ban hành những hạn chế khắc nghiệt một cách không cần thiết, dù hầu hết người dân đã mắc bệnh.
Đối với một trung tâm kinh doanh quốc tế, chính sách trên dẫn đến hậu quả kinh tế không thể tránh khỏi. GDP giảm 3,5% trong năm 2022. Bộ trưởng tài chính Paul Chan, người sẽ công bố dự thảo ngân sách vào thứ Tư, không có nhiều công cụ trong tay mình: dự trữ ngoại hối của Hồng Kông đã giảm từ mức tương đương với chi tiêu chính phủ trong 20 tháng xuống còn 12 tháng, ở con số 800 tỷ đô la Hồng Kông (102 tỷ đô la). Nhưng vẫn có hy vọng. Lãnh thổ này hiện đã nới lỏng nhiều hạn chế covid còn đại lục mở lại biên giới. Chính phủ cho biết các doanh nghiệp, nhiều trong số đó gần đây đã rời khỏi lãnh thổ, sẽ quay trở lại. Nhưng đây là những vết thương lâu lành.
Cuộc đấu ngoại giao Mỹ-Trung bên lề hội nghị Munich
Vương Nghị, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, sẽ kết thúc chuyến công du châu Âu kéo dài 8 ngày của ông vào thứ Tư. Ông đã dành phần lớn thời gian để nói về cuộc chiến ở Ukraine và những nỗ lực đình chiến. Sếp của ông, Tập Cận Bình, dự kiến sẽ có “bài phát biểu hòa bình” vào thứ Sáu nhân kỷ niệm một năm cuộc xâm lược của Vladimir Putin.
Các quan chức Mỹ và châu Âu tỏ ra hoài nghi. Sự trung lập của Trung Quốc trên thực tế là thái độ thân Nga dưới danh nghĩa trung lập giả hiệu. Trong chuyến đi của mình, ông Vương đã đến thăm Moscow, thủ đô Nga. Trong khi đó, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói Trung Quốc đang xem xét gửi vũ khí cho chế độ của ông Putin.
Khi Mỹ và Trung Quốc dắt tay nhau vào một cuộc chiến tranh lạnh mới, các sự kiện ở Ukraine trông ngày càng giống một cuộc xung đột ủy nhiệm. Trung Quốc đã tìm cách dùng cuộc chiến để làm chia rẽ phương Tây, nhưng thất bại. Uỷ viên đối ngoại của Liên minh châu Âu, Josep Borrell, cho biết Trung Quốc sẽ vượt “lằn ranh đỏ” nếu gửi vũ khí cho Nga.
Nvidia đi qua kỳ trăng mật
Giá cổ phiếu của Nvidia tăng trong năm 2016 vì Bitcoin và trí tuệ nhân tạo làm tăng nhu cầu cho các chip đồ họa của họ. Nhưng rồi cổ phiếu Nvidia giảm 35% từ mức đỉnh của những ngày đầu năm 2021. Báo cáo thu nhập mới nhất của công ty, được công bố vào thứ Tư, dự kiến sẽ rất tồi tệ, khi doanh thu và thu nhập đều bị ảnh hưởng do nhu cầu từ khai thác tiền điện tử giảm mạnh.
Song thị trường sẽ muốn xem liệu cuộc bùng nổ AI từ sau ChatGPT có giúp Nvidia hưởng lợi hay không. Trên thực tế, Nvidia không dính dáng quá nhiều. Tâm điểm của làn sóng AI hiện tại chỉ nằm ở những gã khổng lồ công nghệ như Google và Microsoft. Việc họ tập trung tự phát triển công nghệ sẽ không giúp tăng nhu cầu cho các sản phẩm của Nvidia.
Báo cáo của Lloyds Bank giúp đánh giá tốt hơn ngành ngân hàng Anh
Công ty cho vay thế chấp lớn nhất nước Anh, Lloyds Bank, nên có một số lý do để vui mừng khi công bố kết quả tài chính năm 2022 vào thứ Tư. Lãi suất tăng từ năm ngoái đã giúp thúc đẩy lợi nhuận. Trong khi đó, triển vọng kinh tế của Anh đã được cải thiện, dù chỉ mấy tháng trước người ta còn cho rằng Anh đang trong suy thoái. Môi trường tốt hơn sẽ giúp hạn chế các khoản dự phòng mà ngân hàng phải trích lập đề phòng các khoản nợ khó đòi.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu của Barclays và NatWest, hai đối thủ cạnh tranh của Lloyds, đã giảm mạnh sau công bố thu nhập vào tuần trước. Thị trường không ấn tượng với lợi nhuận tăng lên từ lãi suất cao của họ. Các chính trị gia đang kêu gọi các ngân hàng trả nhiều tiền hơn cho người gửi tiền. Và nền kinh tế của Anh vẫn sẽ suy thoái trong năm nay, theo IMF. Nhìn chung các ngân hàng Anh vẫn chưa đi qua hết khó khăn.
Tổng thống mới của Brazil muốn thu lợi từ cả Mỹ và Trung Quốc
Liên Thành
Tân Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva. (ảnh: AFP).
Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng Tổng thống Lula da Silva của Brazil đang tìm cách thắt chặt quan hệ với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Chính quyền của ông Lula tuyên bố rằng ông sẽ giữ Brazil “vững chắc [trong] nền dân chủ”. Nhưng cùng lúc đó, ông Lula đã chọn gặp ông Vương Kỳ Sơn, một đồng minh thân cận của Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình, một ngày sau khi ông nhậm chức Tổng thống Brazil. Sau đó, ông công khai đề xuất rằng khối thương mại Mỹ Latinh Mercosur cần thiết lập một hiệp định thương mại tự do với “những người bạn Trung Quốc của chúng ta”.
Dựa trên thực tế ông Lula là người của phe cánh tả, một số nhà phân tích tin rằng thái độ nước đôi của ông là chiêu bài để tái liên kết với Bắc Kinh. Tuy nhiên, điểm mấu chốt để giải thích cho các hành động của ông Lula chính là cam kết của ông ấy trong việc tái định vị Brazil như là một cường quốc trên trường quốc tế, đặt nước này “trở lại vũ đài thế giới”. Trong chính sách đối ngoại, tổng thống Brazil sẽ hành động một cách thực dụng. Hiện tại, điều đó có nghĩa là ông Lula sẽ lấy những gì ông ấy có thể lấy từ cả Hoa Kỳ và Trung Quốc — miễn là nó có lợi cho kế hoạch của ông ấy.
Hầu hết các quốc gia trong khu vực vẫn lựa chọn Mỹ để hợp tác; Brazil không phải là ngoại lệ. Đó là lý do tại sao ông Lula chọn gặp chính quyền Biden trước khi đến thăm Bắc Kinh. Ông ấy biết rằng người dân của ông mong muốn các giá trị dân chủ giống như các giá trị tại Hoa Kỳ; người dân Brazil cũng biết rằng các nhà hoạch định chính sách ở Washington sẽ không đe dọa chủ quyền của họ như chính quyền Trung Quốc.
Nhưng nếu Mỹ là đối tác thường được lựa chọn của Brazil, thì Bắc Kinh được coi là đối tác không thể tránh được. Khi ông Lula cần một lượng lớn tiền mặt ông ấy sẽ đến gặp Trung Quốc.
Theo ông Marco Rubio – Thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa đại diện cho bang Florida, Hoa Kỳ, đó là tin xấu cho tất cả các nước trong khu vực. Bởi vì bất cứ nơi nào các công ty Trung Quốc đi đến, họ đều sẽ mang theo ảnh hưởng tiêu cực của phương pháp tư duy của chính quyền Trung Quốc – một tổ chức luôn hoạt động để mở rộng ảnh hưởng chính trị và quân sự của mình thông qua mọi phương tiện, từ cơ sở hạ tầng gắn phần mềm gián điệp đến hệ thống giám sát hàng loạt đến các đồn cảnh sát bí mật ở nước ngoài. Nhìn lại lịch sử các dự án kinh tế của Trung Quốc, chúng ta thấy Bắc Kinh thường bắt các chính phủ nước ngoài làm con tin thông qua chính sách ngoại giao bẫy nợ.
Trong khi sự cởi mở của ông Lula dành cho Bắc Kinh được đánh giá là một sai lầm, thì nó cũng cho thấy sự thất bại trong nỗ lực tài trợ quốc tế của Mỹ. Thay vì đưa ra các giải pháp khả thi để thay thế cho các khoản đầu tư đến từ Trung Quốc, chính quyền ông Biden đã sử dụng các cơ quan Hoa Kỳ để áp đặt các mục tiêu khí hậu viển vông và hệ tư tưởng thức tỉnh lên những người không muốn cũng như không cần chúng.
Ông Rubio nói, điều đó cần phải được thay đổi nếu chúng ta muốn ngăn các chế độ độc tài thống trị châu Mỹ, và bây giờ là lúc để làm điều đó. Tổng thống Joe Biden phải có quan điểm cứng rắn với Tổng thống mới của Brazil. Ông Biden phải buộc ông Lula chịu trách nhiệm về sự thân thiện của ông ấy dành cho chính phủ Trung Quốc, cũng như cho các chế độ độc tài đẫm máu khác, như Cuba, Nicaragua và Venezuela. Đồng thời, ông Biden phải làm việc với Quốc hội Mỹ để định hình lại các nỗ lực tài trợ quốc tế của Hoa Kỳ, để các quốc gia khác không bị đặt trong trường hợp buộc phải bám vào những lời hứa suông của Bắc Kinh.
Hoa Kỳ - Doanh nhân Vivek Ramaswamy tuyên bố ra tranh cử tổng thống năm 2024
Tác giả Gary Bai
22/02/2023
Doanh nhân Vivek Ramaswamy. (Ảnh: Jack Wang/The Epoch Times)
Hôm thứ Ba (21/02), anh Vivek Ramaswamy, doanh nhân công nghệ sinh học kiêm tác giả của cuốn sách “Nation of Victims” (tạm dịch: Quốc gia của Những nạn nhân), đã tuyên bố tham gia cuộc đua cho đề cử tổng thống của Đảng Cộng Hòa vào năm 2024.
Các tuyên bố ứng cử được đệ trình lên Ủy ban Bầu cử Liên bang (FEC) cho thấy anh Ramaswamy, 37 tuổi, đang ghi danh với tư cách là một thành viên của Đảng Cộng Hòa. Anh trở thành thành viên thứ ba của Đảng Cộng Hòa tham gia cuộc đua này, sau cựu Tổng thống Donald Trump và cựu Thống đốc tiểu bang South Carolina Nikki Haley.
“Chúng ta đang ở giữa một cuộc khủng hoảng bản sắc dân tộc. Đức tin, lòng ái quốc, sự chăm chỉ, và gia đình đều đang suy giảm,” anh Ramaswamy viết trong một tuyên bố gửi cho The Epoch Times, sau khi thông báo ra tranh cử tổng thống. “Chủ nghĩa khí hậu, chủ nghĩa thức tỉnh, và hệ tư tưởng giới tính đã len lỏi vào [bản sắc] của họ. Chúng ta cần lấp đầy khoảng trống bản sắc đó bằng một tầm nhìn về bản sắc dân tộc của người Mỹ để làm suy yếu nghị trình thức tỉnh vốn đã trở nên không còn phù hợp. Nếu chúng ta chấn hưng được niềm tự hào của người Mỹ, thì chúng ta có thể đương đầu với mối đe dọa ngoại bang cường đại nhất ngay trước mắt chúng ta: đó là Trung Quốc Cộng sản.”
Anh tiếp tục, “Tuyên bố độc lập khỏi Trung Quốc không phải là điều dễ dàng, nhưng chúng ta có thể làm được nếu chúng ta khám phá lại bản chất thật của mình.”
Anh Ramaswamy đã từng là một tiếng nói chỉ trích các hệ tư tưởng “thức tỉnh” — hay nói một cách thông thường, đó là hệ tư tưởng tập trung vào nền chính trị bản sắc — ở Mỹ quốc. Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng Một với chương trình American Thought Leaders (Các nhà lãnh đạo Tư tưởng Hoa Kỳ) của The Epoch Times, anh đã than thở về những giá trị có ý nghĩa một thời, chẳng hạn như “lòng ái quốc, sự chăm chỉ, gia đình, và đức tin, đang dần bị mai một trong cuộc sống hiện đại,” để lại những gì mà anh gọi là “một hố đen bản sắc” trong thế hệ người Mỹ trẻ tuổi, những người để cho các hệ tư tưởng thức tỉnh len lỏi vào [cuộc sống của mình].
Anh Ramaswamy cho hay: “Trong một xã hội dân chủ, công dân được cho là sẽ giải quyết những khác biệt chính trị thông qua tự do ngôn luận và tranh luận cởi mở, nơi tiếng nói và phiếu bầu của mọi người đều được xem trọng như nhau,” anh Ramaswamy nói.
“Khi chúng ta giao phó cho họ cái quyền được đưa ra các quyết định chính trị đó, chẳng hạn như liệu và làm thế nào để chống lại biến đổi khí hậu hay phân biệt chủng tộc có hệ thống, điều chúng ta thực sự đang nói là những doanh nhân ưu tú trong phòng họp hội đồng của tập đoàn có quyền đưa ra những quyết định đó, vốn thứ đang hút cạn sinh khí của một nền dân chủ,” anh nói trong cuộc phỏng vấn trên.
“Dự đoán của tôi trong hồi kết của cuốn ‘Woke, Inc.’ và trong cuốn ‘Nation of Victims’ chính là cả một thế hệ đang khao khát một nguyên nhân, mục đích, và ý nghĩa vào thời điểm này trong lịch sử quốc gia của chúng ta,” anh tiếp tục. “Những thứ từng được sử dụng để thực hiện mục đích đó, chẳng hạn như tấm lòng ái quốc, làm việc chăm chỉ, gia đình, và đức tin, đang dần bị mai một trong cuộc sống hiện đại. Điều đó để lại một hố đen bản sắc trong sự thức tỉnh của thế hệ đó, vốn cho phép chủ nghĩa thức tỉnh cắm rễ ở nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn người Mỹ.”
“Chúng ta cần lấp đầy khoảng trống bản sắc đó bằng một điều gì đó dựa trên việc cùng nhau theo đuổi sự vĩ đại, đó là một yếu tố quan trọng để quý vị nhận ra ý nghĩa đích thực của việc làm một người Mỹ. Nhưng quãng đường từ A đến B ấy lại không hề bằng phẳng, phải đi qua một số địa hình hiểm trở,” anh cho hay.
Nhã Đan biên dịch
ChatGPT: 'OpenAI đã sử dụng lao động rẻ ở Kenya, để dán nhãn lại dữ liệu'
7 giờ trước
Tiến sĩ Seth Dobrin nhắc về câu chuyện OpenAI đã mướn lao động rẻ tiền ở Kenya với tiền công chưa đến 2 USD một giờ cho việc dán nhãn dữ liệu để thực hiện ChatGPT.
"Họ đã sử dụng lao động rẻ ở Kenya, để dán nhãn lại dữ liệu và xác định cụm từ này có nghĩa là thế này và đây là câu trả lời đúng cho câu hỏi này. Và họ viết dạng hỏi đáp. Và họ chỉ trả cho những người này 2 USD cho một giờ hay ít hơn", chuyên gia từ AI Responsible Institute nói.
Vào tháng Giêng, tạp chí TIME đã công bố cuộc điều tra cho thấy đối tác của OpenAI tại Kenya là Sama, công ty có trụ sở ở San Francisco đã thuê nhân công tại Kenya, Uganda và Ấn Độ để dán nhãn dữ liệu cho các khách hàng tại Silicon Valley như Google, Meta và Microsoft.
Các nhân công được giao nhiệm vụ thiết lập một hệ thống lọc cho phép ChatGPT thích hợp để sử dụng hàng ngày, giúp chatbot này bớt độc hại, với mức lương từ 1,32 đến 2 USD một giờ.
Họ bị bắt buộc phải đọc các thông tin hoặc xem hình ảnh nhạy cảm như xâm hại tình dục trẻ em, giết người, tự tử…
Điều kiện làm việc và lương của họ được xem là một dạng bóc lột mặc dù công việc này phục vụ cho ngành công nghiệp tỷ USD, theo TIME.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét