Thứ Hai, 20 tháng 2, 2023

Thời sự đó đây ngày Thứ hai 20 tháng 02 năm 2023

Võ Thái Hà tổng hợp

Biden thực hiện chuyến đi bất ngờ tới Ukraine, trước kỷ niệm một năm cuộc xâm lược của Nga

Washington Post

Cù Tuấn, dịch

20/02/2023

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/02/Anh-man-hinh-2023-02-20-luc-18.28.56.png

Tổng thống Biden và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev, Ukraine, hôm thứ Hai. Ảnh: Evan Vucci/AP 

KYIV, Ukraine — Tổng thống Mỹ Biden đã thực hiện một chuyến thăm ấn tượng, không báo trước tới Kyiv vào thứ Hai 20/2, nhằm thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với Ukraine chỉ bốn ngày trước kỷ niệm một năm cuộc xâm lược toàn diện của Nga.

Chuyến thăm đầy rủi ro tới thủ đô của Ukraine đang bị đe dọa tấn công bằng tên lửa, báo hiệu cam kết tiếp tục từ Mỹ, quốc gia tài trợ tài chính và quân sự lớn nhất cho nỗ lực của Ukraine nhằm đẩy lùi quân xâm lược Nga khỏi lãnh thổ của mình.


Có người thấy Biden bên ngoài Tu viện Mái vòm Vàng Thánh Michael cùng với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Thủ đô của Ukraine đang trong tình trạng phong tỏa an ninh chặt chẽ với giao thông ô tô bị đình trệ và thậm chí cả người đi bộ cũng bị phong tỏa trên một số tuyến phố nhất định. Ngay sau đó, một tiếng còi báo động không kích vang lên trong thành phố này.

Biden đã khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine “chừng nào còn cần thiết” bất chấp sự ủng hộ của công chúng Mỹ đang giảm sút và không có triển vọng đàm phán hòa bình trong thời gian ngắn để chấm dứt xung đột.

Chính quyền Biden đã cung cấp khoảng 30 tỷ đô la viện trợ an ninh kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin gửi lực lượng Nga vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, khơi mào cuộc chiến tranh trên bộ lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai – một cuộc chiến đã khiến Nga và Ukraine phải chịu hàng trăm nghìn thương vong.

Dưới sự lãnh đạo của Biden, Mỹ và các đồng minh NATO của họ đã dần mở rộng các loại vũ khí mà họ đã cam kết hỗ trợ Ukraine, bao gồm cả xe tăng hạng nặng.

Trong khi các nhà lãnh đạo thế giới khác đã đến thăm Kyiv để gặp Zelensky trong năm qua và tham quan thành phố đầy các vết sẹo chiến tranh, Biden đã không tới vì những lo lắng về an ninh và lo ngại về khả năng xung đột giữa hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới. Ở vị trí của mình. Đệ nhất phu nhân Jill Biden đã có chuyến thăm bất ngờ tới miền Tây Ukraine vào Ngày của Mẹ vào tháng Năm.

Chuyến thăm của ông được diễn ra trong bí mật. Biden dự kiến ​​rời Washington để thực hiện chuyến thăm Ba Lan đã được thông báo chính thức vào tối thứ Hai 20/2.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói nước ông “rất lo ngại” về khả năng Trung Quốc cung cấp vũ khí cho Nga ở Ukraine.

https://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2023/02/20-20-23-copy.jpg

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói nước ông “rất lo ngại” về khả năng Trung Quốc cung cấp vũ khí cho Nga ở Ukraine. Ông Blinken cho biết ông đã cảnh báo Vương Nghị, người đồng cấp Trung Quốc, rằng bất kỳ sự hỗ trợ nào sẽ gây ra “hậu quả nghiêm trọng.” Hai lãnh đạo vừa gặp nhau tại Hội nghị An ninh Munich. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa các quan chức cấp cao của cả hai nước kể từ khi Mỹ bắn hạ khinh khí cầu do thám của Trung Quốc hồi đầu tháng. Trước đó, ông Vương đã mô tả phản ứng của Mỹ là “cuồng loạn và vô lý.”

Tổng thống Pháp ủng hộ kế hoạch hòa bình của tổng thống Ukraina

Thanh Phương/RFI

20/02/2023


Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Hội nghị An ninh Munich, Đức, ngày 17/02/2023. REUTERS - WOLFGANG RATTAY 

Trong một cuộc điện đàm hôm qua, 19/02/2023, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tuyên bố ủng hộ kế hoạch hòa bình của đồng nhiệm Ukraina Volodymyr Zelensky. 

Cụ thể, theo điện Elysée, tổng thống Macron đã tái khẳng định sự ủng hộ kế hoạch hòa bình 10 điểm do tổng thống Zelensky đề nghị và « sẽ hỗ trợ sáng kiến này trên trường quốc tế trong các sự kiện ngoại giao sắp tới.” Hai nhà lãnh đạo cũng đã nhắc lại sự cần thiết tăng cường và đẩy nhanh sự yểm trợ về quân sự cho Ukraina.

Cuộc điện đàm giữa hai tổng thống Pháp và Ukraina đã diễn ra sau khi trong cuộc trả lời phỏng vấn với báo chí Pháp, được đăng tải tối thứ Bảy, ông Macron tuyên bố muốn thấy nước Nga bị thua Ukraina, nhưng cảnh báo những ai muốn “ bằng mọi giá nghiền nát nước Nga”.

Phản ứng của Nga về tuyên bố của tổng thống Pháp như thế nào, sau đây là tường trình của thông tín viên Julian Colling từ Matxcơva:

“ Những tuyên bố của tổng thống Emmanuel Macron đã gây sự chú ý của ngành ngoại giao Nga hôm Chủ nhật. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Maria Zakharova, đã ngay lập tức có phản ứng trên kênh Telegram của bà, nhấn mạnh rằng lời nói của ông Macron « chẳng có giá trị gì », do tổng thống Pháp bị xem là không có lập trường nhất quán. 

Bà Zakharova cho rằng lập trường của ông Macron là « không đứng vững và tự mâu thuẫn với nhau »: với tư cách là một thành viên khối NATO, Pháp phải theo đi theo quyết tâm chung của khối này, đó là muốn Nga thua trận, cho dù ông Macron khẳng định không muốn “nghiền nát” nước Nga và mong mỏi một giải pháp thương lượng. Nhưng bà lưu ý, trong khi đó, Paris lại tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraina,  

Các chuyên gia về địa chính trị, như chuyên gia nổi tiếng Fyodor Lukyanov thì cho rằng lập trường của tổng thống Pháp là “lập trường duy nhất mà ta có thể xem là thật sự phản ánh xu hướng của châu Âu”

Nhưng tuyên bố của tổng thống Pháp cũng đã gây phản ứng từ những giới thân điện Kremlin. Tại hội nghị an ninh Munich, ông Macron đã tuyên bố không ủng hộ chính sách nhằm làm “thay đổi chế độ”, sau một loạt thất bại trên thế giới. 

Đối với các nhà bình luận Nga, rõ ràng là tổng thống Pháp gián tiếp nhìn nhận là từ nhiều năm qua, phương Tây vẫn cố tìm cách lật đổ chính quyền Nga. Điều này càng làm gia tăng thái độ nghi ngờ của Matxcơva về ý định thật sự của phương Tây và khối NATO.” 

Trong khi đó, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Uông Văn Bân ( Wang Wenbin ) hôm nay bác bỏ cáo buộc của ngoại trưởng Mỹ theo đó Bắc Kinh đang xem xét khả năng cung cấp vũ khí cho Matxcơva để yểm trợ quân Nga trong cuộc chiến tranh ở Ukraina.

Về phần lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu Joseph Borrel, tại Bruxelles hôm nay, ông cho biết đã nói thẳng với lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị rằng việc Bắc Kinh cấp vũ khí cho Nga để yểm trợ chiến tranh xâm lược Ukraina sẽ là một "lằn ranh đỏ" đối với Liên Âu. 

Bắc Triều Tiên bắn hai tên lửa và cảnh cáo Hoa Kỳ, Hàn Quốc

Trần Công/RFI

20/02/2023


Tên lửa đạn đạo được phóng từ một địa điểm không được tiết lộ ở Triều Tiên, ngày 20/02/2023. Hình ảnh từ video, đài truyền hình Bắc Triều Tiên đăng tải. AP 

Hôm nay, 20/02/2023, Bắc Triều Tiên đã bắn hai tên lửa mà họ mô tả là có khả năng “tấn công hạt nhân chiến thuật” có thể phá hủy hoàn toàn các căn cứ không quân của kẻ thù. Theo hãng tin chính thức, vụ bắn tên lửa hôm nay nhằm đáp lại các cuộc tập trận chung trên không của liên quân Mỹ-Hàn hôm Chủ Nhật.  

Hàn Quốc xem vụ bắn tên lửa này là “một hành động khiêu khích nghiêm trọng, gây tổn hại đến hòa bình và ổn định ở bán đảo Triều Tiên.” Trong khi đó, Kim Yo Yong, em gái của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, sáng nay dọa sẽ biến vùng Thái Bình Dương thành một “ trường bắn” nếu Hoa Kỳ tiếp tục triển khai các phương tiện chiến lược trong khu vực.

Từ Seoul, thông tín viên Trần Công tường trình:

Theo thông tin từ Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ- Hàn, Hoa Kỳ và Hàn Quốc sẽ có một cuộc tập trận chung kéo dài 11 ngày vào tháng 3 tới. Cuộc tập trận này sẽ có quy mô lẫn phạm vi  lớn hơn, với kịch bản bao gồm cả những kinh nghiệm được đúc kết từ chiến tranh Nga- Ukraina và các hành động đe dọa của Bắc Triều Tiên trong tương lai.

Sau khi thông tin nói trên được đưa ra, Bình Nhưỡng đã có hàng loạt hành động gây hấn bao gồm vụ bắn tên lửa xuyên lục địa Hwasong-15 vào ngày 18/02, nhằm chứng minh tuyên bố  của chủ tịch Kim Jong-Un về việc "hoàn thiện lực lượng hạt nhân". Tiếp theo đó, Bình Nhưỡng bắn thêm hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn về hướng biển Nhật Bản vào sáng hôm nay 20/02/2023. Bình Nhưỡng tuyên bố đã sử dụng các dàn phóng tên lửa đa nòng rất lớn và đó là những phương tiện “tấn công hạt nhân chiến thuật” đủ mạnh để “biến thành tro bụi” các căn cứ không quân của kẻ thù. 

Tuy nhiên thông tin này được cho là không xác thực. Quân đội Mỹ và Hàn Quốc  nhận định rằng Bình Nhưỡng cần thêm thời gian để tối ưu hóa các thiết bị cũng như bảo đảm khả năng quay lại khí quyển của tên lửa liên lục địa.

Đáp trả hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng, liên quân Mỹ-Hàn đã điều các máy bay chiến đấu F-35A và F-15K của không quân Hàn Quốc và các máy bay chiến đấu F-16 của không quân Mỹ hộ tống máy bay ném bom chiến lược B-1B  tiến vào vùng nhận dạng phòng không Hàn Quốc. 

Sau khi vụ bắn tên lửa của Bắc Triều Tiên hôm nay, phía Nhật Bản đã lên tiếng phản đối vì tên lửa này đã rơi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Về phần mình, Bắc Kinh cho biết "không có sự thay đổi nào trong quan điểm của Trung Quốc về vấn đề bán đảo Triều Tiên", sau vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Bắc Triều Tiên. 

Theo lời của phát ngôn viên tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, hôm qua, ông đã lên án Bắc Triều Tiên về vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa thứ bảy qua, kêu gọi Bình Nhưỡng ngưng “những hành động khiêu khích” này. Hôm nay, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc sẽ họp khẩn ở New York về tình hình bán đảo Triều Tiên.

Tổng thống Joe Biden thăm Ba Lan

Khi ngày kỷ niệm một năm Nga xâm lược Ukraine đến gần, Joe Biden sẽ lên đường tới Ba Lan vào thứ Hai. Từ thủ đô Warsaw, cách biên giới Ukraine một khoảng cách an toàn, ông sẽ cam kết tiếp tục gửi hỗ trợ. Không rõ liệu ông có đến gần hơn nữa hay không — khác với nhiều nhà lãnh đạo phương Tây (và vợ ông), ông chưa đến thăm Ukraine. Cũng chưa biết liệu tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, có gặp ông ở Ba Lan hay không.

Dù gì thì lịch trình chuyến thăm hai ngày của ông cũng rất bận rộn, đặc biệt là cuộc gặp người đồng cấp Ba Lan Andrzej Duda và các nhà lãnh đạo của tám thành viên phía đông của NATO. Trong khi từ chối cung cấp máy bay phản lực do Mỹ sản xuất, ông Biden sẽ khuyến khích họ tiếp tục gửi vũ khí cho Ukraine. Đổi lại, họ sẽ thúc đẩy sự hiện diện ngày càng tăng của Mỹ trong khu vực. Năm ngoái, Mỹ đã thành lập căn cứ quân sự đầu tiên ở sườn phía đông của NATO tại Ba Lan. Nhưng khi cuộc chiến bước sang năm thứ hai và mối đe dọa từ Nga ngày càng rõ rệt, các nước tiền tuyến của NATO sẽ muốn nghe nhiều cam kết hơn.

Kinh tế Nga ổn định đáng ngạc nhiên

Khi Nga xâm lược Ukraine một năm trước, nhiều người đã dự đoán nền kinh tế nước này sẽ gặp thảm họa. Phương Tây áp trừng phạt, và đồng rúp sụp đổ. Nhưng rồi kinh tế Nga tỏ ra dẻo dai một cách đáng kinh ngạc. GDP chỉ giảm 2,2% trong năm 2022, dù dự đoán ban đầu là giảm 10%. IMF hiện dự báo Nga tăng trưởng 0,3% trong năm 2023.

Ngân hàng trung ương Nga tiếp tục tỏ ra bình tĩnh, và sẽ công bố báo cáo chính sách tiền tệ mới nhất vào thứ Hai. Ngay sau khi chiến tranh bùng nổ, ngân hàng đã tăng lãi suất từ 9,5% lên 20%, cho thấy họ rất nghiêm túc trong việc giải quyết lạm phát và ngăn tình trạng rút tiền. Họ sau đó dần hạ lãi suất và giữ nó ở mức 7,5% kể từ tháng 9, cho biết lạm phát cao nhưng còn có thể kiểm soát.

Các biện pháp trừng phạt gần đây của phương Tây đối với dầu mỏ Nga lại không mấy hiệu quả, dù quyết định cấm luôn các sản phẩm tinh chế như dầu diesel ban hành trong tháng này sẽ khó tránh hơn. Nhưng bao nhiêu thiệt hại cũng sẽ không thể thuyết phục Nga ngừng chiến tranh.

Người tiêu dùng Châu Âu vẫn lạc quan

Vào thứ Hai, các số liệu niềm tin tiêu dùng mới sẽ xác nhận sự lạc quan ở khu vực đồng euro kể từ tháng 1. Giá năng lượng giảm nhờ mùa đông ấm áp và lượng khí dự trữ dồi dào, trong khi gói kích thích từ quỹ phục hồi hậu đại dịch của EU giúp thúc đẩy nền kinh tế của các nước thành viên.

Khu vực đồng euro hy vọng tránh được suy thoái trong năm nay. Tăng trưởng GDP năm ngoái dự kiến đạt 3,5%, thay vì mức 3,2% ước tính của vài tháng trước. Ủy ban châu Âu cũng đã nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2023 lên 0,9% từ mức 0,3% trong dự báo tháng 11. Tất cả các nước EU ngoại trừ Thụy Điển được dự đoán có tăng trưởng.

Nhưng còn khó khăn phía trước. Dù có giảm, lạm phát vẫn ở mức cao. Cuộc chiến ở Ukraine không có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc. Và giá năng lượng vào mùa đông tới có thể tăng trở lại khi Trung Quốc nhanh chóng phục hồi sau zero covid, làm tăng nhu cầu khí đốt.

Air India muốn tìm lại hào quang quá khứ

Air India bắt đầu năm nay trong bê bối. Nhiều người Ấn Độ tỏ ra phẫn nộ khi có tin cho thấy một người đàn ông say rượu đã tiểu tiện lên một hành khách hạng thương gia đi cùng khoang. Đối với một số người, vụ scandal này cho thấy sự suy tàn của hãng hàng không quốc gia từng là nguồn tự hào dân tộc. Tata, tập đoàn đã mua lại Air India từ chính phủ vào năm ngoái, đang hy vọng đưa công ty trở lại vinh quang trước đây. Họ muốn đặt cược vào việc đầu tư mở rộng. Tuần trước Tata đã đặt một đơn đặt hàng kỷ lục: 470 máy bay từ Boeing và Airbus với tổng giá trị 70-80 tỷ đô la.

Vẫn còn nhiều đất cho tăng trưởng. Thị trường hàng không Ấn Độ gần phục hồi hoàn toàn sau đại dịch và dự kiến trở thành thị trường lớn thứ ba thế giới trong thập niên tới, sau Mỹ và Trung Quốc. Nhưng cạnh tranh là khốc liệt. Air India là hãng hàng không lớn thứ ba của Ấn Độ với thị phần dưới 10% trong năm 2022 và đang thua lỗ. SpiceJet, một hãng hàng không lớn khác, cũng báo cáo kết quả trong tuần này. Trong khi đó IndiGo, gã khổng lồ chiếm hơn một nửa thị trường nội địa, có lãi và đang chờ giao thêm 500 máy bay.

Số người chết vì động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria tăng lên hơn 46.000 người 

20/02/2023 

VOA News 

Cứu hộ động đất ở Syria, ngày 8/2/2023.


Cứu hộ động đất ở Syria, ngày 8/2/2023. 

Hơn 46.000 người đã thiệt mạng trong các trận động đất xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria và con số này dự kiến sẽ còn tăng cao, trong bối cảnh khoảng 345.000 căn hộ ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bị phá hủy và nhiều người vẫn còn mất tích.

Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ cố gắng xử lý thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại của nước này, các quan ngại ngày càng tăng đối với các nạn nhân của thảm kịch ở Syria.

Chương trình Lương thực Thế giới hiện gây áp lực cho chính quyền ở phía tây bắc ngừng chặn đường tiếp cận khu vực này trong khi họ tìm cách giúp đỡ hàng trăm nghìn người bị tác động bởi động đất.

Người đứng đầu Cơ quan Quản lý Khẩn cấp và Thảm họa Thổ Nhĩ Kỳ, Yunus Sezer, cho biết các nỗ lực tìm kiếm và cứu nạn phần lớn sẽ bị chấm dứt vào đêm Chủ nhật.

Con số người chết vì động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ là ít nhất 40.642 trong khi nước láng giềng Syria đã báo cáo hơn 5.800 người chết, một con số không thay đổi trong nhiều ngày.

Trả lời Reuters bên lề Hội nghị An ninh Munich, Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới David Beasley cho biết rằng chính phủ Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đã hợp tác rất tốt, nhưng hoạt động của họ đang bị cản trở ở tây bắc Syria.

Cơ quan này tuần trước cho biết đã hết hàng cứu trợ ở đó và kêu gọi mở thêm các cửa khẩu biên giới từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Tại Syria, vốn đã bị tàn phá bởi hơn một thập kỷ nội chiến, phần lớn các trường hợp tử vong là ở phía tây bắc.

Khu vực này nằm dưới sự kiểm soát bởi quân nổi dậy đang có chiến tranh với các lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad, và điều đó gây ra sự phức tạp trong việc đưa cứu trợ tới người dân.

Các bác sĩ và chuyên gia bày tỏ lo ngại về khả năng lây nhiễm ở khu vực có hàng chục nghìn tòa nhà sụp đổ vào tuần trước, khiến cơ sở hạ tầng vệ sinh bị hư hại.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ thăm Thổ Nhĩ Kỳ 

19/02/2023 

VOA News 


Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.


Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken. 

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ hôm Chủ nhật để quan sát trực tiếp hậu quả tàn khốc của trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã làm hơn 46.000 người chết và khiến hàng triệu người mất nhà cửa ở Thổ Nhĩ Kỳ và nước láng giềng Syria.

Khi ở Thổ Nhĩ Kỳ, ông dự kiến sẽ gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và người đồng cấp Mevlut Cavusoglu.

Các cuộc gặp của nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ tại Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra sau chuyến thăm Washington của ông Cavusoglu vào tháng trước. Hai đồng minh NATO đã cố gắng hàn gắn những bất đồng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga, cộng với nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan.

Bất chấp mọi khó khăn, các nhân viên cứu hộ đã tiếp tục cứu người ra khỏi đống đổ nát của trận động đất ngày 6 tháng 2, nhưng người đứng đầu cơ quan ứng phó thảm họa của đất nước cho biết nỗ lực của họ sẽ kết thúc vào Chủ nhật.

Giải Nobel Hòa bình Carter chuyển sang ‘‘chăm sóc giai đoạn cuối’’

Trọng Thành/RFI

19/02/2023


Cựu tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter trả lời câu hỏi từ giới truyền thông trong một cuộc họp báo tại Trung tâm Carter ở Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ, ngày 20/08/2015. REUTERS - John Amis 

Cựu tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter, 98 tuổi, hiện đang được ‘‘chăm sóc giai đoạn cuối’’ tại nhà riêng. Cựu tổng thống Carter được trao giải Nobel Hòa bình năm 2002 vì ‘‘nhiều thập niên nỗ lực không mệt mỏi nhằm tìm kiếm các giải pháp hòa bình cho các xung đột quốc tế’’. Tổng thống Carter, ngay khi lên cầm quyền năm 1977, đã có nhiều nỗ lực để thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. 

Theo quỹ Carter hôm qua, 18/02/2023, cựu tổng thống 98 tuổi quyết định rời bệnh viện, từ chối mọi can thiệp y tế khác, để dành thời gian những ngày cuối đời cho gia đình. Jimmy Carter là cựu tổng thống cao tuổi nhất của nước Mỹ hiện còn sống. Hãng tin Pháp loan tin, trong một thông điệp trên Twitter, Jason Carter, cháu trai của cựu tổng thống, cho biết đã gặp ‘‘cả hai ông bà ngày hôm qua’’, ‘‘cả hai đều bình an, và như thường lệ, ngôi nhà của ông bà tràn ngập tình yêu’’.

‘‘Trại David’’ và Hòa bình Israel – Ai Cập 

Cựu tổng thống Carter được trao giải Nobel Hòa bình năm 2002 vì ‘‘nhiều thập niên nỗ lực không mệt mỏi nhằm tìm kiếm các giải pháp hòa bình cho các xung đột quốc tế’’. Ông Carter chỉ cầm quyền một nhiệm kỳ (1977- 1981). Thành tích lớn đầu tiên mà Carter đóng góp cho hòa bình là khi ông làm trung gian cho đàm phán Ai Cập và Israel, hiệp ước hòa bình đầu tiên giữa Israel và một quốc gia Ả Rập. Các thỏa thuận hướng đến tái lập hòa bình Ai Cập - Israel thường được gọi là ‘‘Các thỏa thuận Trại David’’.

Ngày 17/08/1978, các thỏa thuận đã được ký kết tại Nhà Trắng, sau 13 ngày thương lượng bí mật tại Trại David, khu nghỉ của tổng thống Mỹ, ở bang Maryland, cách Washington khoảng 100 cây số.  Ngày 26/03/1979, Israel và Ai Cập ký Hiệp định hòa bình, hơn 2 năm sau khi tổng thống Carter lên cầm quyền.

Hiệp ước hòa bình Ai Cập – Israel được coi là cái mốc quan trọng tại vùng Trung Cận Đông, chấm dứt tình trạng chiến tranh kéo dài từ sau Thế Chiến Hai. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, Jimmy Carter đã có được một uy tín quốc tế rộng lớn do các đóng góp cho hòa bình chỉ sau khi ông rời khỏi Nhà Trắng.

Tháo gỡ khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên, đối thoại với Cuba

Năm 1982, sau khi rời chức vụ, Jimmy Carter lập trung tâm Carter với sứ mạng vì phát triển, y tế, giải quyết hòa bình các xung đột. Theo Liberation, trong hai thập niên, cựu tổng thống đã liên tục có các nỗ lực trung gian hòa giải tại Nicaragua, Panama, Somalia, Soudan hay Ethiopia.

Năm 1994, ông đã giúp tháo gỡ cuộc khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên, với chuyến công du ‘‘chưa từng có’’ đến Bình Nhưỡng, dự đám tang Kim Nhật Thành. Sau chuyến đi của Carter, Bình Nhưỡng và Washington đã ký thỏa thuận song phương tại Genève. Bắc Triều Tiên cam kết đình chỉ chương trình hạt nhân quân sự, chấp nhận giám sát quốc tế. Thỏa thuận bị đình chỉ thời tổng thống Bush con lên nắm quyền.

Đầu 2002, ông là lãnh đạo chính trị cao nhất đến Cuba kể từ cuộc cách mạng đầu 1960, nhằm thúc đẩy đối thoại với chế độ cộng sản La Habana. Việc Ủy ban Nobel trao giải Nobel Hòa bình cho Jimmy Carter năm 2002 được coi như một thông điệp nhằm lên án chính sách gây chiến của chính quyền Mỹ, thời tổng thống Bush con, đối với Irak. Vào thời điểm đó, Jimmy Carter khẳng định, nếu là dân biểu, ông sẽ bỏ phiếu chống việc tổng thống Bush con phát động chiến tranh.

Điều gì giúp cho một thỏa thuận hòa bình được thành công? Cuốn sách ‘‘Ce que les Nobel ont à nous dire’’ (Điều mà các giải Nobel nói với chúng ta), của hai tác giả Mathilde Aubinaud và Philippe Branche, đã dẫn lại một câu nói của Jimmy Carter (trích dẫn của Le Figaro): ‘‘một thỏa thuận (hòa bình) không thể bền vững trừ phi cả hai bên đều thắng’’ (nguyên văn ‘‘Unless both sides win, no agreement can be permanent’’). Điều đó có nghĩa là hành động vì lợi ích của người khác cũng là giúp cho lợi ích của chính mình.

Nỗ lực bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ

Gần đây, báo chí Việt Nam nhắc nhiều đến các nỗ lực thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt, đã là ưu tiên của tổng thống Carter ngay khi ông lên cầm quyền. Mùa thu năm 1977, sau nhiều tháng nỗ lực của giới ngoại giao hai nước, khả năng thiết lập quan hệ ngoại giao giữa CHXHCN Việt Nam và Hoa Kỳ có vẻ như trong tầm tay. Về cơ hội bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ bị lỡ thời Jimmy Carter, có nhiều cách giải thích khác nhau.

Một số người cho rằng cơ hội vẫn còn đến cuối năm 1978, tức là khi Việt Nam đã ngả hẳn sang Liên Xô, với việc ký kết một Hiệp ước hợp tác chiến lược toàn diện, để kháng cự lại các đe dọa từ Trung Quốc và Khmer Đỏ. Một số quan điểm khác cho rằng vấn đề chủ yếu nằm ở chỗ ngành ngoại giao Việt Nam đã không thuyết phục được ‘‘giới lãnh đạo cấp cao’’, mà trong đó, một bộ phận vẫn coi Mỹ là ‘‘kẻ thù chiến lược’’. Phương châm ‘‘hai bên cùng thắng’’ của Jimmy Carter rút cục đã không thể triển khai trong quan hệ Việt – Mỹ vào thời điểm đó.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét