LHQ ra nghị quyết đòi Nga rút quân, Việt Nam CS lại bỏ phiếu trắng!
Bình Phương /SGN
23/02/2023
Diễn giả cuối cùng trước khi ĐHĐ bỏ phiếu hôm 23 tháng Hai 2023, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói: “Ngày nay, mỗi chúng ta phải đưa ra lựa chọn: hoặc bị cô lập cùng với kẻ áp bức, hoặc sát cánh cùng nhau vì hòa bình. Nếu Nga ngừng chiến đấu, cuộc chiến này sẽ kết thúc. Nếu Ukraine ngừng chiến đấu, đó sẽ là dấu chấm hết cho dân tộc Ukraine.” Ảnh Michael M. Santiago/Getty Images
Trong một thông điệp mạnh mẽ vào đêm trước ngày kỷ niệm một năm cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Năm 23 tháng Hai 2023 đã thông qua một nghị quyết không ràng buộc kêu gọi Nga chấm dứt hành động thù địch ở Ukraine, rút quân và chấm dứt hành động gây hấn của Moscow.
Nghị quyết do Ukraine soạn thảo với sự tham vấn của các đồng minh đã được Đại hội đồng (ĐHĐ) thông qua với tỷ lệ 141 phiếu thuận, 7 phiếu chống và 32 phiếu trắng. Cùng với Nga, các nước Belarus, Bắc Hàn, Eritrea, Mali, Nicaragua và Syria – những quốc gia có quan hệ quân sự chặt chẽ với Nga – bỏ phiếu chống; Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam cùng một số nước nhỏ khác bỏ phiếu trắng.
Đại sứ Ukraine: 'Chúng tôi muốn Việt Nam đứng về phía chính nghĩa, công lý'
Hoàng Long /VOA
24/02/2023
Khi Đại sứ Ukraine Oleksandr Gaman đáp máy bay tới Hà Nội vào tháng 4 năm ngoái, ông ý thức rằng công tác ngoại giao mà ông sắp sửa đảm nhiệm sẽ rất khác với những gì ông từng biết.
Đó là vì đất nước của ông đang trong tình trạng chiến tranh và trách nhiệm của ông là nỗ lực vận động mọi sự ủng hộ có thể từ nước sở tại.
Nhưng lập trường không chọn bên của Việt Nam là một thách thức gần như không thể lay chuyển. Nga, nước đang tiến hành một cuộc xâm lược nhắm vào nước ông, có mối quan hệ lịch sử lâu đời với Việt Nam và vẫn khơi gợi sự trung thành từ những người có những mối liên hệ thân thiết với Liên bang Soviet cũ.
Dù Việt Nam nói một cách chung chung rằng họ đứng về phía công bằng và lẽ phải, thế nhưng tại các cuộc biểu quyết của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, Việt Nam nhiều lần bỏ phiếu trắng hoặc chống các nghị quyết lên án Nga.
Trò chuyện với VOA Tiếng Việt nhân dịp kỉ năm một năm cuộc chiến tranh nổ ra vào ngày 24 tháng 2, ông Gaman chia sẻ quan điểm của ông về lập trường của Việt Nam và về những vụ việc xảy ra trong năm qua khiến đại sứ quán Ukraine lên tiếng.
“Chúng tôi muốn Việt Nam đứng về phía chính nghĩa, về phía công lý,” ông nói. “Chúng tôi cần sự ủng hộ của mọi quốc gia để chấm dứt cuộc chiến phi nghĩa này. Như chúng ta biết, lý do thực sự của cuộc chiến này là chỉ để tiêu diệt quốc gia Ukraina, xóa sổ đất nước chúng tôi khỏi bản đồ.”
Nội dung cuộc phỏng vấn đã được biên tập lại cho rõ ràng để dễ theo dõi:
Ai sẽ là tân chủ tịch nước Việt Nam ?
Đức Tâm /RFI
23/02/2023
Ngày 17/01/2023, trong phiên họp bất thường, Ban Chấp Hành Trung Ương đảng Cộng Sản Việt Nam đã chấp thuận cho ông Nguyễn Xuân Phúc « xin thôi » chức chủ tịch nước. Trong những tuần vừa qua, theo nhiều nguồn tin không chính thức, Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ triệu tập BCH TW vào cuối 02/2023 để chỉ định ông Võ Văn Thưởng làm chủ tịch nước. Quốc Hội Việt Nam sẽ chính thức thông qua quyết định bổ nhiệm này trong kỳ họp vào tháng 05/2023.
Đập thủy điện Sekong A: Việt Nam đang tự bắn vào chân mình bằng cách xây dựng con đập
RFA
23/02/2023
Hiện đang có một đập thủy điện được một công ty Việt Nam xây dựng một cách “bí ẩn” ở một địa điểm nhạy cảm đối với kinh tế xã hội hạ lưu sông Mekong: Đập thủy điện Sekong A ở Lào.
Nói đây là một dự án “bí ẩn” vì những thông tin pháp lý cơ bản của dự án hiện vẫn chưa được công khai.
Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, đập thủy điện này nằm ở vị trí có thể phá hoại nghiêm trọng nghề cá ở Campuchia và đẩy nhanh tốc độ lún ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Dù các bên chịu ảnh hưởng của dự án này đang quan tâm đặc biệt đến tiến độ của nó, dự án không rõ ràng về tình trạng pháp lý này hiện đã sắp hoàn thành. Theo hình ảnh vệ tinh do TS. Brian Eyler, Giám Giám đốc Chương trình Đông Nam Á và Chương trình Năng lượng, Nước và Bền vững tại Stimson Center, một think tank ở Washington DC, công bố hôm 14 tháng 2 năm 2023, đập thủy điện này hiện đã vượt qua giữa dòng sông Sekong A.
Việt Nam: Đập thủy điện Sekong A- nguy cơ tàn phá môi trường, kinh tế và xã hội
RFA
23/02/2023
Tiếp theo phần trước, RFA phỏng vấn TS. Bryan Eyler về những nguy cơ tiềm ẩn mà đập thủy điện Sekong A có thể gây ra với kinh tế, xã hội và an ninh trong khu vực hạ lưu sông Mekong một khi được hoàn thành trong tương lai gần.
Nguy cơ đối với an ninh lượng thực
RFA: Tại sao ông nói rằng con đường di cư của cá trên sông Mekong sẽ không còn khả thi, một khi con sông Sekong bị đóng lại? Điều đó có nghĩa là nguồn cá ở Campuchia sẽ bị ảnh hưởng? Ông có thể giải thích cho thính giả của chúng tôi cơ chế mà đập Sekong A một khi được xây dựng hoàn chỉnh có thể ngăn chặn, phá hủy hoặc làm giảm an ninh lương thực ở Campuchia? Tại sao con đập này có thể ảnh hưởng đến nguồn cá Campuchia?
Brian Eyler: Chắc chắn rồi. Và tôi muốn nói rõ rằng tôi có thể sai khi cho rằng con đập đang được xây dựng trái phép. Vấn đề là toàn bộ quá trình này rất bí ẩn. Và theo sự hiểu biết của tôi, đã không có phản hồi nào từ Ủy hội sông Mekong đối với chính phủ quốc gia Campuchia về những lo ngại của họ đối với con đập này. Vì vậy, chúng tôi suy đoán thông qua việc thu thập dữ liệu từ các thực thể chính trong khu vực này, rằng việc trì hoãn thông tin như vậy có thể liên quan đến một vấn đề pháp lý nào đó.
Ở đây, rủi ro là sông Sekong là con sông dài nhất và có đập của sông Mekong, là chi lưu có đập dài nhất của hệ thống sông Mekong. Nó cũng rất gần với hồ phía nam nhỏ bé, và nó rất gần với đồng bằng sông Cửu Long. Con sông đó, phụ lưu đó, là "đường cao tốc" di chuyển quan trọng cho dòng di cư của cá.
Chuyện Việt Nam ngày Thứ sáu 24 tháng 02 năm 2023
Quê Hương tổng hợp
Chuyển động Quốc Phòng từ 17 tháng 2 đến 23 tháng 2 năm 2023
Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương
Thời sự đó đây ngày Thứ sáu 24 tháng 02 năm 2023
Võ Thái Hà tổng hợp
Một năm Nga xâm lược Ukraine: Hiểu cuộc chiến qua 10 từ khóa nổi bật
Một cuộc chiến gây rúng động, tạo khủng hoảng, và định hình lại thế giới.
Yên Khắc Chính / Luật Khoa
24/02/2023
Rạng sáng ngày 24/2/2022 theo giờ địa phương, Nga đã phát động một cuộc chiến tổng lực nhằm xâm lược nước láng giềng Ukraine.
Theo một bản kế hoạch được cho là do Tổng thống Nga Vladimir Putin trực tiếp ký duyệt, quân đội Nga dự kiến sẽ mất 10 ngày để kết thúc cuộc chiến, và hoàn tất việc sáp nhập Ukraine vào lãnh thổ của Nga trong sáu tháng. [1]
Vào thời điểm trên, rất nhiều người cho rằng thủ đô Kyiv và chính quyền Ukraine sẽ không trụ được quá vài tuần, thậm chí là vài ngày.
Một năm sau, Kyiv vẫn đứng vững, quân đội Ukraine liên tục được tiếp thêm sức mạnh, và tuyệt đại đa số người dân Ukraine tin rằng mình hoàn toàn có thể đánh bại quân xâm lược Nga.
Mười từ khóa dưới đây sẽ phác họa những nét lớn trong một năm qua của cuộc chiến.
Jean-Michel Valantin - Chiến lược lâu dài của Nga ở Châu Âu
Phạm Như Hồ dịch
Nguồn: “La longue stratégie russe en Europe”, Le Grand Continent, 10.02.2023.
24/02/2023 |
Bằng cách kết hợp hỏa lực quân sự với sự rối loạn của Trái đất, nước Nga của Putin đã biến khí hậu thành vũ khí chiến tranh – chĩa về phía châu Âu. Kho vũ khí chiến lược và tác chiến mà nó triển khai, nét đặc thù của cái “ngưỡng cửa của chiến tranh” bên ngoài lãnh thổ Ukraine, lôi cuốn tất cả các bên liên quan trong một mối quan hệ chiến lược với thời gian.
Châu Âu đang trở lại địa ngục của chiến tranh, khi sự rối loạn khí hậu thể hiện những tác động ngày càng mãnh liệt của nó. Bước ngoặt của những năm 2022 và 2023 chứng kiến sự chằng chịt, cả quốc tế và trên hành tinh, của cuộc chiến Ukraine và của sự phát triển không được kiểm soát của khí hậu. Thật vậy sự chằng chịt này cũng bị Điện Kremlin công cụ hóa như một vật liệu chiến lược. Các chiến lược được xây dựng dựa trên quá trình gần như là sự quân sự hóa “sức mạnh mềm”[1][1] của Nga, cụ thể là ảnh hưởng mà nước này được phong cho nhờ vị thế là một cường quốc nông nghiệp và năng lượng mạnh. Do đó, quyền lực mềm của Nga được chuyển hóa hoàn toàn thành một “vũ khí gây bất ổn trên diện rộng”, được thực hiện trên các đường đứt gãy của các xã hội châu Âu và Liên minh châu Âu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét