Thứ Hai, 20 tháng 2, 2023

Bản tin ngày Thứ hai 20 tháng 02 năm 2023

 


7 lý do khiến quyền đất đai và tài sản đứng đầu chương trình nghị sự toàn cầu

Ts. Phạm Đình Bá

18/02/2023

https://docs.google.com/document/d/1SssrwmqnRaFDBRxuNRIkPqG-JhAkIdw9/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tháng 3/2019, hơn 1.500 chuyên gia phát triển từ khắp nơi trên thế giới đã tập trung tại Hội nghị Đất đai và Nghèo đói hàng năm của Ngân hàng Thế giới, thảo luận về nghiên cứu mới nhất và những đổi mới trong chính sách cũng như thực tiễn tốt về quản trị đất đai.

Đảm bảo quyền sở hữu tài sản và các thể chế đăng ký đất đai hiệu quả là nền tảng của bất kỳ nền kinh tế hiện đại nào. Những đảm bảo nầy tạo niềm tin cho các cá nhân và doanh nghiệp đầu tư vào đất đai, cho phép các công ty tư nhân vay - sử dụng đất làm tài sản thế chấp - để mở rộng cơ hội việc làm và cho phép chính phủ thu thuế bất động sản cần thiết để tài trợ cho việc cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ cho người dân.

Nhưng chỉ có 30% dân số toàn cầu có quyền đăng ký hợp pháp đối với đất đai và nhà cửa của họ.

Nguyễn Thông - Án văn nghệ Vũ Hoàng Chương

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2023

Gòm 4 phần bắt đàu từ ngày 14/02/2023

Được viết bởi một nhà giáo..trưởng thành từ miền bắc Xã Hội Chủ Nghĩa và hiện cư ngụ tại Sài Gòn

https://docs.google.com/document/d/1He2vZqbxwCqQOArDvrtwGywRKfrQWxTq/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Mấy hôm nay, vài tờ báo nhắc đến tên tuổi thi sĩ Vũ Hoàng Chương sau khi Viện Hàn lâm Thụy Điển, nơi có trách nhiệm xét và trao giải Nobel văn chương “giải mật” công bố danh sách những người được đề xuất nhận giải danh giá này năm 1972. Suốt năm 50, một đề xuất bị cất giấu trong bí mật theo quy định của giải. Còn người được nhà văn Thanh Lãng đề nghị, thi sĩ Vũ Hoàng Chương, cũng bị thể chế “cách mạng” chôn vùi sự nghiệp lừng danh, cả khi ông sống lẫn đã chết.

Nói chính xác, Vũ Hoàng Chương là một tên tuổi, danh tiếng lẫy lừng trong đời sống văn chương văn nghệ nước nam ta. Chỉ có điều, sự tỏa sáng bị đứt đoạn theo thời cuộc, nhất là theo thể chế chính trị cầm quyền.

Chưởng môn phái Việt Võ Đạo (VOVINAM) – Tù Cải Tạo

Vũ Ánh

20/02/2023

https://docs.google.com/document/d/1Lhi1Re7Qn-noq5OMnXkZiJKG0FeUbxXt/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Sau 1975, võ sư chưởng môn Lê Sáng đi tù mất 13 năm (1975-1988) và các võ đường Vovinam (Việt võ đạo) năm 1990 mới được phép hoạt động trở lại .

Cho đến nay, tôi vẫn không biết lý do ông vào tù nhưng với số năm tù của ông thì có thể đoán ông có một chức vụ cao trong chính quyền Việt Nam Cộng Hoà. 

Dưới đây là chuyện đi tù cải tạo của võ sư Lê Sáng, chưởng môn Vovinam

Tuấn Khanh - Xôn xao chuyện linh mục được thụ phong ở Vinh từng là người của ông Vũ Nhôm

17/02/2023

https://docs.google.com/document/d/1eeo3E02J3-ZMoz6nNMcxv6KAcMVcNSEB/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Đầu Tháng Hai 2023, giới Công giáo thạo tin trên các trang mạng tiếng Việt hết sức bất ngờ trước hình ảnh tiết lộ một vị linh mục Việt Nam được Giáo phận Maasin, Giáo hội Phi Luật Tân phong chức, tại Nhà thờ Chánh toà Maasin. Lễ thụ phong cho thấy sự kiện diễn ra hôm 7 Tháng Mười Hai 2022.

Thoạt đầu, chuyện tưởng chừng là niềm vui, nhưng sau đó là những điều nghi hoặc ập tới, bởi vị linh mục được thụ phong có tên là Hồ Hữu Hòa, không ai khác hơn là ông thầy phong thủy trong vụ án của Phan Văn Anh Vũ ở Đà Nẵng. Trong vụ án gây nhiều xôn xao, kết thúc vào năm 2021, Hồ Hữu Hòa là người được trả tự do ngay tại tòa vì “thành khẩn khai báo” mọi chuyện hối lộ giữa Phan Văn Anh Vũ – tự Vũ Nhôm (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79) và Nguyễn Duy Linh (Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tình báo, Bộ Công an), khiến một người chịu 14 năm tù và một người chịu 30 năm tù.

Ý kiến: Nước ẩn nấp ở Himalayas là chìa khóa để giảm nhẹ tai họa

 

 (Opinion: The hidden waters of the Himalayas are key to mitigating disasters)

Omair Ahmad – Bình Yên Đông lược dịch

The Third Pole – February 7, 2023

https://docs.google.com/document/d/1PIvaaOuUQfBWY6n07UJYqp6Qisv51zZW/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhân viên của Lực lượng Đáp ứng Tai họa Quốc gia phá bỏ một khách sạn sau khi nó bị nứt, ở Joshimath, bắc Ấn Độ, trong tháng 1 năm 2023.  Himalayas thường được xem như bức thành đá, nhưng nước trong băng hà, sông và các mạch nước ngầm giữ núi non lại với nhau. [Ảnh: Anushree Fadnavis]

Nếu chúng ta muốn tránh lặp lại tai họa gần đây ở Joshimath, chúng ta cần hiểu biết sâu hơn về sông, các mạch nước ngầm và đất đông đá ở Himalayas

Chỉ trong vài tuần di tản một phần của Joshimath, một thị trấn hành hương cỗ ở Uttarakhand, bắc Ấn Độ, đất bắt đầu chìm xướng dưới một nơi định cư khác ở Himalayas.  Tuần rồi, sụt lún xảy ra ở một làng trong huyện Doda của Jammu và Kashmir.  Việc phát triển đáng lo ngại làm nổi bật làm thế nào mà cuộc sống và an toàn của người dân càng ngày càng gặp rủi ro trong vùng Himalayas, khi núi non cao nhất trên thế giới có vẻ càng ngày càng dễ vỡ hơn.

Chuyện Việt Nam ngày Thứ hai 20 tháng 02 năm 2023

Quê Hương tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1FX8k13bse-WJwsOTsLBCfJyAsyuPhjeE/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Đồ trang sức cổ vật thời Angkor của Campuchia xuất hiện tại London

Tác giả, Celia Hatton

Vai trò, BBC News

20/02/2023

https://docs.google.com/document/d/1ppsFpXspoPYQpQJKjqMMPPzzWT0aJEB1/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Các chuyên gia đang cố gắng tìm hiểu xem một số món đồ từng được dùng vào việc gì

Một lượng lớn đồ trang sức thời Angkor của Campuchia, trong đó có những món có niên đại từ thế kỷ 7, đã xuất hiện trở lại ở London hồi mùa hè năm ngoái.

Những món đồ bị đánh cắp này thuộc về tay buôn lậu đồ cổ người Anh Douglas Latchford.

Các chuyên gia cho biết họ chưa từng nhìn thấy hầu hết những món đồ trang sức này và vô cùng sửng sốt trước sự tồn tại của chúng.

Bộ sưu tập đã được bí mật đưa trở lại thủ đô Phnom Penh và sẽ được trưng bày tại bảo tàng quốc gia của Campuchia.

Latchford qua đời vào năm 2020 khi đang chờ ra hầu tòa ở Mỹ. Gia đình ông ta hứa sẽ trả lại bộ sưu tập những món đồ bị đánh cắp mà ông ta nắm giữ cho Campuchia sau khi ông ta chết, nhưng giới chức không biết đích xác những gì đã được bàn giao cũng như việc bàn giao đã diễn ra thế nào.

Brad Gordon, người đứng đầu nhóm điều tra của Campuchia, đã trở thành đại diện đầu tiên của quốc gia này nhìn thấy các món đồ trang sức khi ông đến London vào mùa hè năm ngoái.

Thời sự đó đây ngày Thứ hai 20 tháng 02 năm 2023

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1FYoIZS5GYKHwSbu8MyUP0frublb_VwBR/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

CSIS: (Center for Strategic and International Studies )Chiến lược tinh vi của ĐCSTQ can thiệp bầu cử 2021 của Canada

Nhật Tân

19/02/2023

https://docs.google.com/document/d/1Uyjzr1hO6dbBMdg86RSsNvWT9Z3aY0HC/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Các tài liệu do CSIS công bố cho thấy ĐCSTQ đã sử dụng một chiến lược tinh vi can thiệp bầu cử liên bang Canada năm 2021. Các nhà ngoại giao Trung Quốc cùng những người được ủy quyền của họ đã ủng hộ Đảng Tự do của ông Justin Trudeau tái đắc cử, chỉ để trở thành chính phủ thiểu số, đồng thời tìm cách đánh bại Đảng Bảo thủ. Ngay cả hình ảnh bị bóp méo về Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cũng bị chiến lược đó gán ghép vào để gây bất lợi cho một số chính khách Đảng Bảo thủ được coi là kém thân thiện với ĐCSTQ, The Globe and Mail đưa tin hôm 14/2.

Chiến lược tinh vi và toàn diện của ĐCSTQ

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dựa theo chủ thuyết quốc tế hay cô lập?

Sirakov, David, 2022, Die USA zwischen Internationalismus und Isolationismus

Đỗ Kim Thêm

20/02/2023

https://docs.google.com/document/d/1UUHHcm2urvEIc8Z-rbnpzQ2bSRgxzZQE/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Dù Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, nhưng Hoa Kỳ vẫn còn là cường quốc quan trọng nhất trong trật tự thế giới hiện đại. Trong các phân tích về chính sách ngoại giao hiện nay, chủ đề Hoa Kỳ luôn gây nhiều thu hút cho công luận.

Nhìn trong toàn cảnh, dường như Hoa Kỳ luôn bị dao động giữa hai thái cực của chủ thuyết quốc tế và cô lập. Tại sao tình trạng này lại xảy ra? Những lý thuyết hay truyền thống nào làm cho Hoa Kỳ phải lâm cảnh như vậy? Có những yếu tố nào khác đã gây ảnh hưởng không? Dĩ nhiên, đề tài này đã có vô số sách vở bàn đến và đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau.

Nói chung, câu trả lởi đơn giản nhất cho vấn đề là, diễn biến tùy thuộc vào hai khía cạnh chủ yếu, một là tình trạng của hệ thống quốc tế luôn biến động và hai là Hoa Kỳ có còn là một tác nhân duy nhất tự quyền định đoạt không. Vấn đề lý thuyết trong mối bang giao quốc tế trở thành tâm điểm trong thế giới quan của người quan sát. Chính các khía cạnh khác nhau trong các lý thuyết tạo nên các cuộc thảo luận dị biệt trong thực tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét