Thứ Hai, 27 tháng 2, 2023

Bản tin ngày Thứ hai 27 tháng 02 năm 2023

 


Hiếu Chân - Chiếc thòng lọng mang số 331

SGN

27/02/2023

https://docs.google.com/document/d/1vYKQX1vFZZa2u7UkKfHrID0vkmQlT6bM/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Điều 331 bộ luật Hình sự (BLHS) như một chiếc thòng lọng tròng vào cổ nhân dân, sẵn sàng bóp nghẹt mọi tiếng nói phản kháng của lương tri trước những vấn nạn của xã hội.

Bà Nguyễn Phương Hằng, CEO công ty Đại Nam ở tỉnh Bình Dương, bị bắt giam hồi tháng Ba năm ngoái vì can tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, quy định tại Điều 331 bộ luật Hình sự.”

Điều 331 BLHS 2015, tiền thân là điều 258 đầy tai tiếng trong BLHS 1999, viết như sau:

Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Nguồn thơ dậy lửa - Phần III - Kỳ 1
(Nỗi lòng của người Chưa Thua Cuộc)

Vĩnh Liêm/ Trần Việt Đạo

https://docs.google.com/document/d/1Au-xwDXiOsYS8IdV36ck7CvWbf_x0ofk/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nếu tính từ ngày 30-4-1975, một số người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ đã sống qua 48 năm. Sống ở Mỹ đã 48 năm rồi thì chúng ta có cảm giác như thế nào? Chúng ta có nhớ quê hương hay không? Chúng ta có làm được điều gì để giúp đồng bào ở quê nhà sớm thoát khỏi ách kềm kẹp của bạo quyền CS hay không? Tôi thiết nghĩ rằng có thể đã có một số người làm được nhiều điều hữu ích cho đồng bào ruột thịt ở quê nhà. Riêng cá nhân Vĩnh Liêm thì chỉ biết dùng giấy bút để bày tỏ nỗi lòng trắc ẩn của mình qua những vần thơ. Nay, Vĩnh Liêm gom góp lại những bài thơ ấy, tạm gọi là “NGUỒN THƠ DẬY LỬA”. Tác giả chia nó làm 7 phần, sắp xếp theo những ý tưởng (chủ quan) như sau:

PHẦN I: GIẢI PHÓNG (những hành động đốt sách và kinh tế mới của VC…)

PHẦN II: CON ĐƯỜNG CỦA “BÁC” (những chiêu bài hòa đàm, hòa bình, hiệp định…)

PHẦN III: ĐỔI MỚI (những bùa phép, chính sách, bao cấp, cởi trói, kinh tế mới…)

PHẦN IV: ĐỊNH HƯỚNG (xã hội chủ nghĩa, quốc doanh, thị trường, sở hữu hóa toàn dân…)

PHẦN V: KẺ THÙ LỊCH SỬ (Hồ Chí Minh, Võ Văn Kiệt, cán bộ VC cao cấp…)

PHẦN VI: GIỤC LÒNG ÁI QUỐC (nhắc nhở thanh niên lòng yêu nước)

PHẦN VII: THA THIẾT (nỗi lòng ái quốc đối với quê hương)

Xin mời quý vị ghé mắt qua những dòng thơ tạm gọi là “dậy lửa” do Vĩnh Liêm đã làm trong suốt 48 năm xa quê hương.

(Thung lũng Liên-Sơn, 26-01-2023)

VĨNH LIÊM

Thử phác họa một nghiên cứu về tinh thần cộng hòa trong lịch sử Việt Nam hiện đại

Nguyễn Lương Hải Khôi / US-Vietnam Review

Oregon, 20/11/2019 Hiệu đính 26/02/2023

https://docs.google.com/document/d/1yA0OxJ27s_2SloQFGfHp1ikmFl-eOL4w/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

1. Về tinh thần cộng hòa ở Việt Nam 

Quá trình hình thành và phát triển của tinh thần cộng hòa đầu thế kỷ 20 đã ảnh hưởng như thế nào đến các lựa chọn chính trị ở Việt Nam từ giữa thế kỷ 20 trở đi? Cuộc xung đột ý thức hệ giữa hai phái cộng sản và cộng hòa trong nội bộ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1948 cho thấy tinh thần cộng hòa đã trưởng thành ở Việt Nam vào giai đoạn đó, và như vậy, có thể đặt ra giả thuyết là ở Việt Nam, tinh thần cộng hòa đã ra đời và phát triển trước đó.

Tái hiện lịch sử tinh thần cộng hòa ở Việt Nam đầu thế kỷ 20 là một công việc nghiên cứu cần thực hiện để bổ khuyết cho bức tranh lịch sử tư tưởng Việt Nam hiện đại. Lập luận cơ bản của chúng tôi cho một nghiên cứu như vậy là từ đầu thế kỷ 20, có hai dòng tinh thần trái ngược nhau ở Việt Nam: tinh thần cộng hòa và tinh thần cộng sản. Hai xu hướng tư tưởng này đã bắt đầu va chạm từ những năm 30 của thế kỷ và xung đột không khoan nhượng chính thức từ sau 1945. Bên cạnh các nguyên nhân chính trị – xã hội, quan hệ quốc tế… thì cuộc xung đột tư tưởng này là căn nguyên tinh thần định hình lịch sử Việt Nam nửa sau thế kỷ 20, giải thích sự lựa chọn của các lực lượng xã hội khác nhau, dẫn đến cuộc chiến tranh giữa hai chính thể cộng sản và cộng hòa từ 1954 đến 1975 cũng như tư tưởng chính trị trong xã hội dân sự Việt Nam đương đại.

Dương Tường (1932-2023): Người nghệ sĩ chọn cái đẹp để đứng thẳng trong cuộc đời 'bất an'

25 tháng 2 2023

 

https://docs.google.com/document/d/1mWDeNbNWhQmT7dFzIB292sbbW-o8t-F0/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhà thơ, nhà văn, dịch giả Dương Tường trong hình bìa một cuốn sách của ông

Nhà thơ, dịch giả Dương Tường (sinh năm 1932), vừa qua đời ở Hà Nội, để lại niềm thương tiếc lớn cho bạn bè văn nghệ sĩ Việt Nam.

Nhiều ý kiến chia sẻ trên mạng xã hội tiếng Việt từ hôm 24/02/2023 ca ngợi tài năng, và quan trọng hơn cả là nhân cách của ông Dương Tường, người đã sống qua những giai đoạn khó khăn nhất của văn nghệ sĩ tại miền Bắc Việt Nam sau Kháng chiến chống Pháp, và thời kỳ sau này.

Nhà báo Phạm Tường Vân, người từng phỏng vấn ông Dương Tường năm 2002 để ghi lại chân dung của một thế hệ đang dần mất đi, vừa viết trên Facebook cá nhân:

Chuyện Việt Nam ngày Thứ hai 27 tháng 02 năm 2023

Quê Hương tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1v9fUr0KwCXtyaLDusrCr8df0I3j3pgVO/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Thời sự đó đây ngày Thứ hai 27 tháng 02 năm 2023

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/16iMSYplz-BTf1flYuQRLWjAt7107uelH/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Katsuji Nakazawa - Tập Cận Bình cân nhắc hậu quả của việc hỗ trợ Nga

Nguồn:, “Xi ponders ramifications of supporting Russia,” Nikkei Asia, 23/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

27/02/2023

https://docs.google.com/document/d/1xuu3PShnu1FzCwtw_BpBx93Ymriq3Jk8/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Mỹ có thể coi Trung Quốc là nước tài trợ khủng bố?

Sau vụ Mỹ bắn rơi khí cầu do thám Trung Quốc vốn đã bay qua khắp nước này, căng thẳng ngoại giao đã nổ ra giữa Washington và Bắc Kinh, về khả năng Trung Quốc hỗ trợ vũ khí sát thương cho Nga trong cuộc chiến ở Ukraine.

Trong lúc căng thẳng gia tăng, yếu tố có thể làm thay đổi cuộc chơi sẽ là việc chính quyền Biden chọn áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Trung Quốc – những hình phạt tương đương với việc coi Trung Quốc là nhà tài trợ khủng bố.

Ngay cả khi Trung Quốc không bị nêu đích danh là khủng bố, thì các biện pháp trừng phạt khiến nước này bị xếp ngang hàng với Iran, Triều Tiên và Syria vẫn sẽ tạo thêm một khía cạnh nguy hiểm mới cho quan hệ Mỹ-Trung.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét