Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

Bản tin ngày Thứ ba 8 tháng 5 năm 2018



Phạm Phú Khải
08/05/2018


54 năm về trước, vào những giờ phút này tính mạng của hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đang bị “ngàn cân treo sợi chỉ”.

Những tính toán và quyết định sai lầm của lãnh đạo Hoa Kỳ, cùng với sự tiếp tay của thành phần chống đối ông Diệm ông Nhu tại miền Nam, đã đưa đến cái chết bi thương của hai ông và nền Đệ Nhất Cộng Hoà.

Biến cố 1 tháng 11 năm 1963 là điểm ngoặc đưa đến bao nhiêu bất ổn chính trị, để rồi chiến tranh Việt Nam leo thang và, 12 năm sau, kết thúc như một định mệnh không thể đảo ngược.


Trần Trung Đạo

Các bạn trẻ tại Việt Nam nghe ba chữ “lính đánh thuê” từ khi mới tập đọc nhưng chắc không hiểu rõ định nghĩa quốc tế của ba chữ này.

Theo Nghị định thư (Protocol) 1977 được Liên Hiệp Quốc công bố ngày 8 tháng 6 năm 1977 để đính kèm theo Công Ước Geneva quy định các nguyên tắc hành xử trong một xung đột võ trang ra đời năm 1949, những điểm căn bản định nghĩa lính đánh thuê (mercenary) gồm (1) không thuộc quân đội chính thức của chính phủ, (2) được tuyển dụng tại địa phương hay nước ngoài để tham gia một cuộc xung đột võ trang chỉ vì ước muốn riêng tư và được hứa đền bù cao hơn một người lính cùng cấp trong lực lượng võ trang của chính phủ mướn người đó, (3) không phải thành viên hay đang cư ngụ trên lãnh thổ được kiểm soát bởi chính phủ.


By Trịnh Hữu Long

08/05/2018

Chuyện nhiều người đã biết: một nhóm đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam cùng một số công dân đã có thư yêu cầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng công khai tài sản cá nhân của ông.

Việc này xảy ra chỉ một ngày trước thềm Hội nghị Trung ương 7, vốn tập trung bàn về phẩm chất, năng lực và uy tín của nhân sự cấp chiến lược.

Không có gì phải nghi ngờ, ông Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn có thể sẽ giữ im lặng trước yêu cầu công khai tài sản cá nhân của một nhóm đảng viên và công dân. Bản thân Tiến sĩ Nguyễn Quang A, người ký tên vào thư yêu cầu này, cũng rất kém lạc quan: “Tôi nghĩ khả năng cao nhất là ông ấy sẽ chẳng phản hồi gì cả”.


08.05.2018


Ngay tại phiên tòa sáng hôm 7.5.2018, bà Nga, vợ của Trịnh Xuân Thanh đã xúc động khi nhắc tới cuộc điện thoại lần cuối cùng lúc 9 giờ 30 phút với chồng hôm 23.7.2017

Bà Nga đã xuất hiện ở tòa án Berlin hôm 7.5.2018 để khai báo toàn bộ vụ việc.

Khi chủ tọa phiên tòa cho mời nhân chứng, thì xuất hiện một người phụ nữ nhỏ nhắn, mái tóc ngắn hơi uốn nhẹ ngang vai, với trang phục sẫm xuất hiện, đó là bà Nga, vợ của ông Trịnh Xuân Thanh.

Bà  khai trước tòa: Tôi tên là Nga, 49 tuổi, hiện là nhân viên tư vấn cho một công ty quản lý đầu tư chứng khoán.

Vào cuối tháng 7.2016 tôi đã đến Đức và sống ở Berlin, khi sang đây tôi đi cùng với 3 người con, sau đó một cháu trai đã bay về Việt Nam, thời gian sau cháu đã quay lại Đức.


Chuyện Việt Nam


08/05/2018
Bạch Hoàn

Theo FB Bạch Hoàn

Có thể nói ngay rằng, những nhân vật “định” - tức quyết định số phận Thủ Thiêm, giao cho nhà đầu tư nào, bằng phương thức nào, có khá nhiều người, như ông Lê Thanh Hải, ông Tất Thành Cang, Lê Hoàng Quân... Còn những nhân vật “đoạt” được miếng bánh Thủ Thiêm, tức có các dự án lớn tại Thủ Thiêm, cũng không ít tên tuổi.

Trong đó, đáng chú ý là cái tên Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh với rất nhiều siêu dự án được chính quyền TP.HCM cấp phép cho đầu tư bằng hình thức BT, tức đổi đất lấy hạ tầng. Hiểu nôm na là nhà đầu tư bỏ tiền xây dựng cầu, đường, công viên, quảng trường... Đổi lại, chính quyền sẽ trả cho nhà đầu tư bằng đất. Giá trị khu đất được hai bên cùng định giá ở mức tương đương với số tiền nhà đầu tư đã bỏ ra làm hạ tầng. Cần thiết phải nhấn mạnh rằng, giá trị khu đất mà chính quyền và nhà đầu tư thống nhất với nhau không đồng nghĩa đó là giá trị thực tế của khu đất.


08/05/2018

“Trong buổi trình bày quy hoạch Thủ Thiêm với Chính phủ, tôi nói rõ: quy hoạch phải đảm bảo tái định cư cho người dân trên nguyên tắc bằng hoặc hơn nơi ở cũ, ưu tiên tái định cư tại chỗ để đảm bảo đời sống xã hội cho người dân, bao gồm cả sinh kế lẫn đời sống tâm linh. Chúng tôi đề xuất giữ lại ngôi chùa, nhà thờ, đình Thủ Thiêm, nâng cấp khu chợ Thủ Thiêm..." - Ông Võ Viết Thanh, cựu Phó bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch UBND TP.HCM.

Cụm công trình tôn giáo lâu đời trên bán đảo Thủ Thiêm đang đứng trước lằn ranh tồn vong sau khi UBND TP.HCM yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án di dời Nhà thờ Thủ Thiêm, Hội Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm và thu hồi Trường tiểu học Thủ Thiêm để bàn giao cho nhà đầu tư thi công công viên bờ sông và tuyến đường ven sông theo đúng tiến độ.


(viet-studies 8-5-18) -- Chả lẽ, ahem, GS TS Thắng.... đạo văn?

Thử so sánh vài bài của GS TS Nguyễn Xuân Thắng
(Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)
và vài bài của các tác giả khác đã viết trước




Vietbf.com - Cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã được các phóng viên ghi lại và công bố hình ảnh có nhiều khoảnh khắc hậu trường vui buồn trong cuộc gặp lịch sử Hàn - Triều này.


  Sau tám năm nghiên cứu và thử nghiệm, chiến hạm đầu tiên hải hành trên biển, hoàn toàn điều khiển bằng robot, không có đến một nhân viên thủy thủ đoàn, đã gia nhập hạm đội của Hải Quân Hoa Kỳ (HQ/HK). Và cho đến bây giờ gần như tất cả thành phần của nó đều vẫn được giữ bí mật.

Với tên gọi Sea Hunter (Thợ Săn Trên Biển), đây là một chiến hạm robot nặng 140 tấn, dài 132 feet (36.5 m).

Phó Đề Đốc Nevin Carr nói "Tôi chỉ có thể cho quý vị biết là chiến hạm không người lái này đã được chuyển từ DARPA (Defense Advanced Research Projects Agency - Cơ Quan Nghiên Cứu Dự Án Quốc Phòng Cao Cấp) qua Hải Quân, và đây là một thành công lớn của khoa học và kỹ thuật trên thế giới. Điều này chứng tỏ rằng chúng ta, ngay tại đây, đã có một chiến hạm tối tân như thế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét