Thứ Ba, 1 tháng 5, 2018

Bản tin ngày Thứ ba 1 tháng 5 năm 2018


Sau 43 năm…Cộng sản Hà Nội vẫn tiếp tục lừa dối dư luận..thể hiện bản chất dối trá, lật lọng của những người cầm quyền ngày nay tại Việt Nam.

SỰ THẬT VỀ TẤM HÌNH
Từ trước cho đến nay, cứ đến những ngày cuối tháng 4 hàng năm thì người ta lại lấy câu chuyện “Giọt sữa cuối cùng” dựa theo bức hình dưới đây để kể về câu chuyện cảm động: một người phụ nữ đã cố nài nỉ để được cho con bú trước khi bị lính Mỹ bắt đưa đi giết hại vào cuối năm 1972, vì bà Lê Thị Linh, được cho là đứa trẻ đang ẵm ngửa trên tay người đàn bà trong bức hình đó, sinh vào cuối năm 1971.
Tuy nhiên, đây là bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Burrows, người chụp bức ảnh này vào ngày 01/05/1970 và ông đã chết ngày 10/02/1971 tại Lào.
Như vậy, rõ ràng đây là một câu chuyện không đúng với sự thật lịch sử vì các thời điểm diễn ra không trùng khớp nhau, thậm chí là bị đảo ngược quá trình thời gian.
(1): Bức ảnh đăng trên tạp chí Telegraph có chú thích nguồn gốc và mốc thời gian được chụp ngay bên dưới:

 
Kami
Thứ Ba, 1 tháng 5, 2018 | 1.5.18

"Dở phải bỏ ngay, hay- mới nên học"
Cuộc chiến tương tàn 21 năm trên dải đất chữ S mà phần thắng đã thuộc về những người cộng sản miền Bắc cách đây đúng 43 năm, đó là kết quả thắng lợi xứng đáng của những người lãnh đạo cộng sản. Họ thắng lợi cũng bởi họ đã có quá đầy đủ về mưu lược, tầm nhìn chính trị, cũng như chiến lược tổng thể của cuộc chiến tranh cho tới chiến thuật trong từng giai đoạn của cuộc chiến.
Điểm then chốt quan trọng nhất quyết định sự thắng lợi của họ gần như chắc chắn là vì họ có được lòng dân. Cũng bởi những người cộng sản nắm bắt được ý chí giành độc lập (đánh đuổi ngoại bang) và thu giang sơn về một mối (thống nhất đất nước) của đa số quần chúng nhân dân Việt Nam. Đó cũng là lý do vì sao những người cộng sản đã phát động được cuộc chiến tranh nhân dân với sự tham gia của toàn dân của mọi tầng lớp, thành phần trong xã hội. Điều đó hiện hữu rất rõ ở miền Nam, nơi họ gọi là thành phần "ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản".


 Võ Hoàng 

 Lúc hai cái xe mười bánh nối đuôi nhau chạy vụt qua, bụi đỏ bốc bùng lên, bên này ngó bên kia không thấy gì hết. Bà Mợ Năm lom khom bước ra khỏi ngưỡng cửa, nheo hai con mắt lại, quay về hướng chợ miệng lầm bầm gì đó nghe không rõ. Con Sượng đang ngồi trên ghế bố thõng hai chân xuống đong đưa qua lại lớn giọng nói vọng ra:
- Bà mợ ở đó mà ngóng. Nó đi chút xíu, nó dià chớ mắc mớ gì. Thây kệ nó.
Nó nói mà con mắt cũng hướng về hướng chợ. Thiệt tình thì nó cũng nóng lòng thằng anh. Ở ngoài chợ chắc người ta xôn xao lộn xộn lắm, súng lâu lâu nổ đẹt đẹt. Hình như có một chuyện gì đó, khác hơn mọi hôm. Hồi sáng, anh nó, thằng Sùng đi la cà ở đâu, chút chút tọt về, nói đủ thứ chuyện. Nói người ta chen nhau đi đò xuống An Thới, nói mấy người lính Địa Phương Quân cãi lộn với Cảnh Sát Dã Chiến ngoài cầu Quan Thuế, nói giặc gần đánh tới chợ rồi…


Ông Walter Skrobanek, sinh năm 1941 ở Graz (Áo), lớn lên trong vùng Wiesbaden (Đức), học đại học trong nửa sau của thập niên 1960 về chính trị học, xã hội học và lịch sử tại trường Đại học Heidelberg (Đức), bảo vệ bằng tiến sĩ về chính trị Phật giáo ở Thái Lan. Sau đại học, ông là nhà báo tự do và biên tập viên tại nhiều nhật báo trong vùng Mainz (Đức). Năm 1973, ông cùng với vợ người Thái Siriporn sang Sài Gòn để làm việc tại đó cho tổ chức giúp đỡ trẻ em terre des homme. Từ 1976, ông là điều phối viên của terre des hommes cho Đông Nam Á và sống ở Bangkok cho tới khi về hưu và qua đời vì bệnh tật năm 2006.
Quyển nhật ký của ông, được bắt đầu ở Sài Gòn vào ngày 28 tháng Tư 1975, thành hình từ ý nghĩ rằng lịch sử bây giờ đang được viết ở xung quanh ông.



ĐINH HOÀNG THẮNG

Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất còn loay hoay trước cục diện quốc tế và quốc nội hiện tại. Các mối bang giao toàn cầu đang vào hồi cao trào của hỗn loạn và mạt pháp. Những ngày này, tháng này, hòa bình và hòa giải vẫn là niềm khát khao không nguôi đối với người Việt cả trong lẫn ngoài nước. Hoài niệm hay ước mong điều gì, khi mà cả Biển Đông lẫn bán đảo Triều Tiên vẫn như hai ngọn núi lửa đang/hoặc sắp phun trào…
Cảm ơn văn hào André Gide và dịch giả—thi sĩ Bùi Giáng, vì cuốn “La Porte Étroite” (ra đời năm 1909) mà nhờ nó Gide đã được vinh danh từ lúc người viết bài này còn nằm ngược trong bụng mẹ (năm 1947). Chủ nhân giải Nobel văn chương hồi bấy giờ hẳn không ngờ rằng, hơn 70 năm sau, kẻ hậu bối này phải nhờ đến “cái tên” cuốn tiểu thuyết “Khung cửa hẹp”[1] của ông, không phải để bàn về bản năng gốc và tội phạm, mà chủ yếu, để chia sẻ về sự tồn vong cũng như tương lai khó khăn của Việt tộc trong cái kỷ nguyên đang tới? Sau hàng ngàn năm, trồi sụt trên miền đất từ bờ Nam Dương Tử đến vùng châu thổ sông Hồng, giờ đây cộng đồng suýt soát cả trăm triệu nhân mạng này, lại một lần nữa, đang đứng trước khúc quanh định mệnh. Vâng, từ một trong hàng “trăm Việt” thuở hồng hoang ấy, nay chúng ta tuy không phải là quốc gia duy nhất, nhưng vẫn đang loay hoay tìm lối thoát (exit) từ một thế giới bất an và bất toàn. 


Phương Thơ
Betsy Graseck (Phương Thơ) , an analyst at Morgan Stanley, talks about a shareholder proposal to separate Jamie Dimon's chairman and chief executive officer roles at JPMorgan Chase.

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2018
Trước hết ở VN rất ít ai chú ý thông tin về hồ sơ mỏ Bạch Hổ này, vì nó được chế độ cầm quyền Cộng sản VN giấu nhẹm rất kín. Hồ sơ này nó chỉ được bung ra khi đó VN từ năm 1994 thời ông Thủ tướng Chính phủ khi đó là Võ Văn Kiệt đã có sự sai lầm tổi tệ nhất khi duy ý chí ký quyết định chọn địa điểm để xây dựng Nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam tại Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi, bất chấp sự cảnh báo của các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế như WB, IMF cũng như các tổ hợp dầu khí của Pháp, Mỹ, và cả LHQ nữa. Đó là vì vấn đề chọn sai địa điểm, và nó gây tốn kém về vận chuyển cũng như đầu tư, và cái nhà máy lọc dầu Dung Quất nó đang là gánh nặng cho VN nhiều thứ. Vấn đề tranh cãi xưa kia thì tập đoàn dầu lửa Exxon Mobil Corporation (NYSE: XOM) họ mới đề cập tới cái hồ sơ mỏ dầu Bạch Hổ của VN thì người ta mới bất ngờ là cái mỏ dầu Bạch Hổ đó nó do tập đoàn dầu lửa Exxon Mobil và chính quyền cũ Sài Gòn là VNCH đầu tư sở hữu và khai thác nó.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét