Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

Bản tin ngày Thứ hai 14 tháng 5 năm 2018



Nguyên Đại
13-5-2018

Khoảng tháng Chín, 2016 lúc Trịnh Xuân Thanh (TXT) tự nhiên “biến mất” khỏi Việt Nam, và các báo trong nước nói rằng “Bộ Công An Việt Nam đã phát lệnh truy nã quốc tế” đối với TXT. Tôi có viết một bài tựa là Truy Nã Quốc Tế, đăng trên trang Ba Sàm, tờ báo mạng có nhiều độc giả, mà người khởi xướng nó đang bị chế độ CSVN cầm tù. Bài viết đó đề cập đến một số vấn đề có liên quan đến tổ chức Interpol (Cảnh Sát Quốc Tế) và một số điều kiện phải được thỏa mãn trước khi một lệnh truy nã được tổ chức Interpol phát đi.

Thấm thoát đã gần hai năm, một số điều đã được thời gian trả lời rất rành mạch và rõ ràng. Thứ nhất: Bộ Công an CSVN không thể phát lệnh truy nã quốc tế (như các báo chí của Đảng loan tin), và tổ chức Interpol cũng không phát lệnh truy nã quốc tế đối với TXT. Cần nhắc lại rằng, tổ chức Interpol chỉ được phép phát lệnh truy nã quốc tế đối với những tội phạm hình sự. Interpol không được phép phát lệnh truy nã, nếu việc bắt giữ có liên quan đến các động cơ chính trị.


Đăng bởi: Tiểu Nhi on Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018 | 14.5.18
Sau hai tháng Ba và Tư của nửa đầu năm 2018 le lói một chút tin tức về ‘Bộ Công an trả lại hộ chiếu và quyền xuất cảnh cho người hoạt động nhân quyền’, mới đây đã có những xác nhận về vấn đề nhạy cảm này.
Một trong những xác nhận trên đến từ nhà báo Mạc Việt Hồng ở Ba Lan. Trên Facebook của mình vào ngày 11 tháng Năm năm 2018 – tức đúng này Nhân Quyền Việt Nam, bà Mạc Việt Hồng cho biết:

‘Một nhà hoạt động nữ, cựu tù nhân lương tâm sắp xuất cảnh qua châu Âu, tất nhiên là nàng đi rồi nàng lại về. Hộ chiếu, visa cũng như quyền xuất cảnh có được nhờ sự can thiệp của bộ Ngoại Giao Đức thông qua ĐSQ của họ tại Hà Nội.

Gần đây có những người đã bị thu hộ chiếu, bị cấm xuất cảnh nhưng với sự trợ giúp của ĐSQ Đức, những nhà hoạt động này đã được cấp lại hộ chiếu và xuất cảnh bình thường. Tháng trước, mình vừa gặp 1 trường hợp như vậy ở châu Âu và nghe kể về một số trường hợp khác.


14/05/2018
Hoàng Hải Vân
Theo FB Hoàng Hải Vân

Tại một cuộc họp với các nhà trí thức nghe góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp vào khoảng năm 1999-2000 (sửa đổi năm 2001) do Ủy viên Thường vụ thường trực Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt chủ trì, giáo sư Phan Đình Diệu có một số góp ý liên quan đến Điều 4 và điều khoản về các quyền tự do dân chủ của công dân. Lúc đó tôi làm việc ở tòa soạn Báo Thanh Niên tại Hà Nội, có viết một bài tường thuật về ý kiến của giáo sư gửi vào tòa soạn, nhưng nhắc đi nhắc lại là để xem cho biết chứ không được đăng. Bài viết đã lâu tôi không còn nhớ nguyên văn, chỉ nhớ một số nội dung chính như thế này:


Trần Trung Đạo

Những năm đầu thập niên 1990 trong nước chưa có những mạng thông tin www (World Wide Web) quen thuộc như bây giờ. Các bài viết hay phát biểu tích cực về chính trị và kinh tế Việt Nam phần lớn còn phải chuyển qua email của các nhóm do anh chị em chuyên viên làm việc trong lãnh vực thông tin điện toán điều hành.
Tôi điều hành một nhóm từ hãng Sun Microsystems gởi ra từ miền Đông Mỹ. Mỗi ngày tôi đọc, chọn lọc và phân phối các bài viết tích cực đến các bạn trong nhóm và họ lại tiếp tục chuyền đi cho các nhóm khác, cho báo chí Việt Ngữ và cứ thế lan rộng ra.
Một trong số những trí thức có tầm nhìn tích cực viết từ Việt Nam trong thời gian đó là Tiến sĩ Phan Đình Diệu, Viện trưởng Viện Khoa học tính toán và Điều khiển.
Khác với một số vị khác đối đầu với đảng CS từ ngoài cơ chế, Giáo sư Phan Đình Diệu đứng lên từ trong vòng cơ chế để kêu gọi đa nguyên. Ông khẳng định sự mâu thuẫn giừa cơ chế CS và nền kinh tế thị trường là mâu thuẫn đối kháng và không thể dung hòa.

CHUYỆN VIỆT NAM
 
14/05/2018 08:25 GMT+7

TTO - Dự án ngăn dòng Cái Bé, Cái Lớn thuộc tỉnh Kiên Giang đã được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng số vốn ước tính trên 3.300 tỉ đồng.

Theo tôi là nên thận trọng, đừng để phóng lao rồi phải theo lao
GS NGUYỄN NGỌC TRÂN
(nguyên chủ nhiệm Chương trình cấp nhà nước điều tra cơ bản tổng hợp khu vực ĐBSCL)

Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều ý kiến băn khoăn, lo ngại trước những tác động chưa thể lường trước được về mặt môi trường sinh thái của cả vùng đất rộng hàng trăm nghìn hecta với hàng triệu hộ dân sinh sống.

Công trình ngăn mặn lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long
Cơ quan chủ quản dự án này là Bộ NN&PTNT, đơn vị chủ đầu tư là Ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 (gọi tắt là Ban 10, trực thuộc Bộ NN&PTNT). Các đơn vị lập dự án gồm có: Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam, Công ty CP Tư vấn xây dựng thủy lợi II (HEC II) và Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam.


Bình luận của David văn

Các bác hỏi trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với lãnh đạo
Tập đoàn Vingroup tại Tổ hợp Nhà máy sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast chiều ngày 13/5/2018. Và lãnh đạo VinFast tuyên bố cuối năm 2019 sẽ tung ra mẫu xe buýt điện của VinFast nhằm góp phần cải thiện chất lượng và hệ thống giao thông công cộng tại Việt Nam. Điều đó có thật không bác Vít, link bài báo cho bác tham khảo, nhưng chớ có giật mình và ngất xỉu nhá:


Tôi trả lời cho các bác như thế này, cái bọn VinFast nó đang đi vay tiền cả 1,7 tỷ USD thông cò môi giới ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse. Đây là ngân hàng mà bà Phương Thơ nói nổi tiếng là đầu cơ và gian manh và chỉ có những tay cáo già tài chính Wall Street mới làm họ sợ thôi. Vì cổ phiếu của Credit Suisse niêm yết ở New York đang sụt giá gần 5%. Vì cái thành tích của ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse này chuyên làm cò môi giới kiếm lời lớn cho những doanh nghiệp của những quốc gia háo danh. Đó là thành tích Credit Suisse từng đứng ra dàn xếp, làm trung gian phát hành giấy nợ của Vinashin vay 600 triệu USD, và Vinashin thì mất khả năng thanh toán và bị quỹ đầu cơ kền kền Elliot nổi danh của Mỹ lôi cổ cả Credit Suisse và Vinashin cùng chính phủ Vietnam ra tòa bồi thẩm của Anh và bắt Vinashin phải trả lãi suất tới 35% cho khoản trái phiếu có 13 triệu USD trong 600 triệu USD mà quỹ đầu cơ kền kền Elliot nắm giữ và họ đòi trả lãi gốc lẫn khoản đáo hạn tới 60 triệu USD mà Vinashin phải trả, nhưng Credit Suisse thì vô can và nó vẫn lời chán. Vì nó là cò môi giới mà.


 
16:50 - 14/05/2018
Diệu Thùy

Sáng ngày mai (15/5), đoàn kiểm tra của EU sẽ sang làm việc với Bộ NN&PTNT, một số địa phương ven biển, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản để kiểm tra, đánh giá lại kết quả mà Việt Nam đã làm được trong việc khắc phục "thẻ vàng".
Trước đó, vào ngày 23/10/2017 Uỷ Ban châu Âu (EC) đã rút "thẻ vàng" đối với thuỷ sản khai thác của Việt Nam và đưa ra 9 khuyến nghị mà Việt Nam cần khắc phục trong thời gian 6 tháng (đến ngày 23/4/2018).  Sau thời hạn đó, EC sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá việc khắc phục 9 khuyến nghị và xem xét gỡ "thẻ vàng" cho thuỷ sản Việt Nam. 
Nếu Việt Nam triển khai đầy đủ, toàn bộ các quy định của EC với các minh chứng cụ thể thì tình trạng cảnh báo thẻ vàng sẽ được dỡ bỏ.


14/05/2018

Trong khi triển vọng để chế biến và XK là điều không thể, thì tình trạng diện tích cây có múi bung ra một cách tràn lan đang tiềm ẩn những nguy cơ khôn lường.
Trao đổi với NNVN mới đây về triển vọng XK trái cây, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV đã thẳng thắn đánh giá: Đối với cây có múi, ngoại trừ mặt hàng bưởi da xanh ra, phải khẳng định triển vọng XK đối với các đối tượng cây có múi của Việt Nam là rất hạn chế, nhất là cam, quýt.

Hạn chế ở mấy điểm. Một là cam của chúng ta SX nhìn chung còn rất manh mún, không đồng nhất. Không đồng nhất từ mẫu mã, chất lượng và cả về bộ giống. Mỗi một tỉnh hiện nay cơ cấu một giống cam khác nhau, nào cam sành Hà Giang, cam Tuyên Quang, cam Cao Phong, cam Xã Đoài, cam đường Canh... Ngay trong một tỉnh thôi, cơ cấu giống cũng đã rất khác nhau.

Về chất lượng, cam quýt Việt Nam khó mà cạnh tranh được với nhiều nước như Mỹ, Brazil, Ai Cập... Bên cạnh đó, giá thành SX đang cao hơn mặt bằng thế giới rất nhiều, ngay cả cam SX trong nước cũng đang cạnh tranh không nổi với cam NK. Hiện nay, rất nhiều nước cũng đang làm đơn xin được XK cam vào ta. Vì vậy, phát triển cây có múi tại phía Bắc cần phải rất thận trọng và chắc chắn, chủ trương là phải phục vụ trước hết cho thị trường trong nước.



China’s ‘bad emperor’ returns

Washington Post, 6 March 2018
Francis Fukuyama
Người dịch: TQNam
(Song ngữ Việt Anh)

Francis Fukuyama là một senior fellow của Đại học Stanford và là Giám đốc Center on Democracy, Development and Rule of Law. Cuốn sách của ông "Identity: The Demand for Dignity and the Politics of Resentment" sẽ được phát hành vào tháng Chín tới.

Kể từ năm 1978, hệ thống chính trị độc đoán của Trung Quốc có phần khác với hầu hết các chế độ độc tài khác vì Đảng CS cầm quyền tuân thủ các nguyên tắc về kế nhiệm. Giới hạn nhiệm kỳ đối với giới lãnh đạo cấp cao gói gọn trong một thời hạn mỗi 10 năm đến nay đã ba thời kỳ, rồi hệ thống của đảng rèn luyện và đào tạo các nhà lãnh đạo mới để thay thế cho những người sắp mãn nhiệm kỳ cho phép họ tránh được sự đình đốn của các nước như Ai Cập, Zimbabwe, Libya hoặc Angola, ở đó các vị tổng thống đã cai trị trong nhiều thập kỷ.


Một sự nhượng bộ quan trọng của ông Trump với Bắc Kinh trước thềm cuộc đàm phán thương mại diễn ra tuần này...

An Huy
14/05/2018 

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/5 tuyên bố sẽ giúp ZTE "hoạt động kinh doanh trở lại, một cách nhanh chóng" sau khi công ty công nghệ Trung Quốc này gặp trở ngại vì một lệnh cấm của Mỹ.
Đây được xem là một sự nhượng bộ của ông chủ Nhà Trắng với Bắc Kinh trước thềm cuộc đàm phán thương mại quan trọng diễn ra tuần này.
ZTE đã phải dừng các hoạt động chính sau khi Bộ Thương mại Mỹ cấm các công ty nước này bán linh kiện cho ZTE trong vòng 7 năm nhằm trừng phạt ZTE vì phá vỡ một thỏa thuận với Washington liên quan đến việc công ty này vi phạm lệnh trừng phạt trước đây của Mỹ đối với Iran.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét