Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018

Bản tin ngày Thứ năm 3 tháng 5 năm 2018



Đây là thời chủ nhân ăn mày ăn nhặt
trong khi đầy tớ nhân dân ăn ngập mặt ngập mũi ăn hớt, ăn bẩn, ăn tục, ăn lận, ăn chận, ăn cướp, ăn gian, ăn tham, ăn lường, ăn bịp, ăn suông, ăn ké, ăn chia, ăn sống, ăn lạnh, ăn nóng, ăn theo, ăn chực, ăn vạ, ăn lẻ, ăn si,
ăn tất tần tật
chỉ trừ ăn năn…
Phan Nhiên Hạo
Ba mươi bẩy năm trước, ông Đoàn Văn Toại có ghi lại (đôi dòng) liên quan đến “kế hoạch tịch thu tài sản tư nhân ở miền Nam,” trên báo:
“Sau khi Sài Gòn thất thủ được nhiều ngày, MTDTGPMN thành lập chính quyền Cách mạng Lâm thời, mời tôi gia nhập một uỷ ban tài chính, một nhóm bao gồm các trí thức có nhiệm vụ cố vấn cho chính quyền về các vấn đề kinh tế. Tôi hăng hái tham gia, chấp nhận mức cắt giảm lương đến 90%. Nhiệm vụ đầu tiên của tôi là giúp thảo ra một kế hoạch nhằm tịch thu tất cả các tài sản tư nhân ở miền Nam Việt Nam.


Huy Phương
… Các mảnh vỡ từ hai bên cố ráp vào vẫn rời ra,
xộc lệch không tài nào ăn khớp.
(Trăm Năm Ly Hợp- Lê Khắc Hoan)

Cảnh sum họp của những người con có Cha tập kết ra Bắc trở về Nam sau ngày 30 tháng 4-1975, tưởng chừng vui tươi cảm động đầy nước mắt trong một màn tái ngộ, đã trở thành một cảnh ngỡ ngàng xót xa.
Lưu Quý Kỳ, Vụ Trưởng Báo Chí Ban Tuyên Huấn Trung Ương và TTK Hội Nhà Báo Bắc Việt, năm 1954, đã cùng vợ ra đi tập kết, để lại miền Nam hai đứa con, một trai mới lên một tuổi và một gái mới lên ba, cho bà Ngoại nuôi. Người con trai bị bỏ lại miền Nam khi mới một tuổi nay là Thiếu uý Lưu Đình Triều thuộc Sư Đoàn 7BB, chờ đợi cái ngày hội ngộ với Cha Mẹ sau thời gian ly tán 30 năm, đã thấy rõ ràng mình vẫn là kẻ thù của cha mẹ và những đứa em sinh ra ở miền Bắc, khi chúng đã hát trước mặt anh câu “xô lên xác thù hung bạo!” Kẻ thù đó là đứa con bị bỏ lại 30 năm về trước, đang bị kết án là dắt lính hành quân đi bắt heo, bắt gà của dân!


Ông Trần Văn Đức và em gái Trần Thị Hà thực sự là những người sống sót.
Nhiếp ảnh gia chiến trường Ronald Haeberle.
Tranh cãi về bức ảnh ‘Hai em bé Mỹ Lai’ và hành trình tìm sự thật
01/05/2018
50 năm sau vụ thảm sát Mỹ Lai, một cựu phóng viên chiến trường nói với VOA rằng đứa bé trai trong bức ảnh ở làng Sơn Mỹ hồi ấy vẫn còn sống, trong khi bảo tàng di tích Sơn Mỹ ở Quảng Ngãi cho rằng đứa bé đó đã chết. Câu chuyện chưa dừng ở đó, người trong ảnh lên tiếng với VOA rằng chính quyền Việt Nam đã trưng nhiều chứng cứ giả tạo và thay đổi dữ liệu lịch sử trong vụ thảm sát năm 1968 gây chấn động quốc tế.


FB Trương Nhân Tuấn
2-5-2018

Hôm 26 tháng Tư thấy VOA có đăng bài “Trung quốc đang đẩy VN đến gần Tòa án Quốc tế?”. Bài báo nhắc lại việc TQ cho đặt các giàn ra đa “phủ sóng” ở các bãi đá Chữ Thập và Vành Khăn thuộc Trường Sa cũng như một số hoạt động của TQ như cho đua thuyền buồm tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Bài báo cũng nhắc lại điệp khúc của phát ngôn nhân Bộ ngoại giao rằng : các hành động của Trung Quốc “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam”, “trái với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”
Ông Hà Hoàng Hợp nhân vụ này có trả lời phỏng vấn: “Hướng duy nhất, theo tôi, là đưa ra tòa. Không có con đường nào khác cả”.


Thạch Đạt Lang
1-5-2018

Khi đi khám mắt định kỳ hàng năm, ngồi chờ ở phòng đợi không biết làm gì, tiện tay cầm tờ Der Spiegel (Tấm Gương) lên đọc. Lật vài trang, thấy một bài nói về vấn đề “xử lý” rác ở nước Đức.

Bài báo tương đối khá dài, chỉ nêu ra những vấn đề chính để so sánh với chuyện rác ở Việt Nam. Nước Đức có khoảng 82,5 triệu dân, tính đến tháng 12.2016, với diện tích 357.853 km². Về diện tích lớn hơn Việt Nam không nhiều (331.690 km²) nhưng dân số thì ít hơn Việt Nam (khoảng 95.4 triệu, theo con số năm 2017).
Mỗi người dân Đức thải ra trung bình gần nửa tấn rác đủ loại hàng năm, từ chai nhựa, lọ thủy tinh, giấy gói, bao bì plastic, thức ăn thừa… đến máy móc, đồ điện, computer, laptop, pin… Tổng lượng rác này chất lên các xe vận tải lớn nối đuôi nhau sẽ dài chừng… 50.000 km, hơn một vòng chu vi trái đất, nhưng người dân Đức vốn lo xa, nhìn rộng nên lập ra kế hoạch “xử lý” rác, điều mà hơn 40 năm trước ít ai nghĩ tới, rác chỉ được đem đốt.


Nguyễn Xuân Nghĩa

2018-05-01
Chủ nghia Xã hội tàn tạ
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Biến cố 30 Tháng Tư 1975 đã được Chính quyền Việt Nam chào mừng như một cuộc giải phóng và thống nhất đất nước dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, do một đảng độc quyền lãnh đạo. Nhìn về mặt kinh tế thì Việt Nam có chuyển biến, nhất là sau 10 năm khủng hoảng và hai đợt đổi mới vào các năm 1986 và 1991. Trong năm qua, Việt Nam còn đạt mức tăng trưởng khả quan là 6,8 % nên Chính quyền có thể hài lòng với thành tích ấy. Riêng ông thì thấy thế nào?


 
Le Phan
Thứ Ba, 1 tháng 5, 2018 

Hồi tôi còn làm cho đài BBC, khi ông tổ của dòng họ Kim, ông Kim Il Sung (hay như hồi trước chúng ta thường quen gọi tên tiếng Hán Việt là Kim Nhật Thành), qua đời năm 1994, rồi một năm sau đó, ông con lên nắm quyền, tôi được yêu cầu viết một breefing paper, một tài liệu tham khảo cho các bạn trong Thế Giới Vụ khi phải viết về Bắc Hàn.
Hồi đó chưa có Google, chưa có Internet, thành ra chúng tôi trông cậy vào ban nghiên cứu của đài BBC, vốn giữ lại những tài liệu cắt từ báo chí, cũng như ban kiểm thính của đài, theo dõi các chương trình phát thanh, phát hình của Bắc Hàn. Tôi cũng được các bạn đồng nghiệp trong ban Anh Ngữ đài cho biết một số những chuyên gia về Bắc Hàn, phải nói là đếm trên đầu ngón tay.


By Nam Quỳnh
02/05/2018

Kể từ năm 2020, cuộc chơi trên Biển Đông có thể sẽ rất khác, với việc Trung Quốc đưa vào vận hành các nhà máy điện hạt nhân di động đầu tiên của họ. Chương trình này được cho là sẽ đóng vai trò to lớn trong kế hoạch bành trướng của nước này trên Biển Đông.
Vào tháng 4/2016, tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đã đưa tin là Trung Quốc sẽ xây dựng đến 20 nhà máy điện hạt nhân di động (Floating Nuclear Power Plant – FNPP) để phục vụ nhu cầu năng lượng trong nước lẫn các đảo.


02/05/2018
Tóm tắt bài viết

Hai công dân Trung Quốc vừa bị buộc tội gián điệp kinh tế và đánh cắp công nghệ hàng hải cho chế độ Trung Quốc.

Chương trình 863 của chế độ Trung Quốc, cung cấp tài chính và hướng dẫn các công ty Trung Quốc có được công nghệ và thông tin kinh tế nhạy cảm của Hoa Kỳ.
Hành vi trộm cắp bí mật thương mại đã giúp Trung Quốc thành lập một nhà máy vào năm 2016 để sản xuất bọt cú pháp với công nghệ độc quyền của công ty Mỹ.
Hai công dân Trung Quốc vừa bị Tòa án Liên bang Hoa Kỳ buộc tội gián điệp kinh tế và đánh cắp công nghệ hàng hải cho chế độ Trung Quốc và các công ty Nhà nước có liên quan.


Kim Nhung -  Nguyễn Xuân Nghĩa

(Thu hình ngày 27/4, phát hình tối mùng một Tháng Năm)
KN: Kim Nhung xin kính chào quý KTG của hệ thống SBTN qua chương trình Thời Sự Ngày Mai với kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Chương trình có mục đích tìm hiểu các biến cố kinh tế chính trị hay lịch sử khả dĩ trở thành thời sự sau này. KN xin kính chào ktg NXN. 
KN 1: Tuần qua, chúng ta được chứng kiến vài biến cố nổi bật có thể dẫn tới hậu quả lâu dài. Kim Nhung muốn nhắc đến chuyến thăm viếng Hoa Kỳ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rồi Thủ tướng Đức Angela Merkel và ở giữa là việc lãnh tụ Bắc Hàn bước qua biên giới Nam Bắc Hàn để có 12 tiếng gặp gỡ Tổng thống Nam Hàn vào ngày 27 Tháng Tư. Cuộc gặp gỡ đó được nhắc tới trong cuộc họp báo của Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Merkel. Thưa ông Nghĩa, theo dõi kỹ những chuyển động này, ông kết luận thế nào về nay mai?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét