30/04/2018
Vi Anh
Ngày 27 tháng 3, 2018, TT Trump đã chính thức viết thư hồi
đáp cho Cộng Đồng Người Việt Quốc gia Liên Bang Hoa kỳ, đặc biệt nhấn mạnh vấn
đề ngoại giao và an ninh quốc gia. Đại ý, “Thưa BS, Cám ơn ông đã bỏ thì giờ
bày tỏ sự nhận định của ông liên quan đến ngoại giao và an ninh quốc gia. Nhiệm
vụ của chính phủ Hoa Kỳ là bảo vệ quốc gia và nhân dân Hoa Kỳ, tạo sự thịnh vượng,
gìn giữ hòa bình trong thế mạnh, và gia tăng sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Chiến lược
An Ninh Quốc Gia của chúng tôi trình bày và giải thích phương thức thực hiện 4
điểm then chốt của quyền lợi quốc gia nói trên. Nó dựa trên sự đánh giá với viễn
kiến trong sáng về quyền lợi của chúng ta và sự xác định để nắm chắc những
thách thức mà chúng ta đang đối đầu. Nó xác nhận những tranh chấp về quân sự,
kinh tế, chính trị mà chúng ta phải tham dự để bảo vệ những lợi ích và giá trị
của Hoa Kỳ. Chính phủ của tôi rất tự tin trong trận chiến này…Chúng tôi cam kết
bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân và đời sống của người dân Hoa Kỳ.”
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-04-14
Bốn mươi năm trước, vào ngày 30/4/1975, cuộc chiến tranh Việt
Nam kéo dài 2 thập niên đã kết thúc. Cuộc chiến quốc-cộng đã làm 2 triệu người
Việt Nam ở cả hai miền Nam-Bắc bỏ mạng cùng sự hy sinh của hơn 58 ngàn người
thuộc lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh. Nam Việt Nam lúc đó đã kết thúc sứ mệnh
“tiền đồn của thế giới tự do” một cách nhanh chóng và cay đắng. Những ngày cuối
cùng của VNCH đã diễn ra như thế nào?
Tháng 3/1975 trước thực tế tiềm lực quân sự suy yếu, đạn dược
chỉ còn đủ dùng trong 30 ngày, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu quyết định tái
phối trí lực lượng. Tuy vậy quyết định triệt thoái khỏi cao nguyên Trung phần tức
Quân khu II và cách thức mà các tư lệnh chiến trường thực hiện nó là một sai lầm
lịch sử. Sự hỗn loạn dẫn tới việc mất luôn cả khu vực Quân khu I ở phía Bắc Việt
Nam Cộng Hòa, Huế rồi Đà Nẵng thất thủ và sự sụp đổ dây chuyền kéo dài tới quê
hương của Tổng thống Thiệu là Phan Rang.
Huỳnh Thục Vy (Dân Làm Báo)
Thứ Hai, 30 tháng Tư năm 2018
( Bài viết này Thục-Vy
viết năm 2012..xem ra cho tới nay giá trị về bài viết vẫn còn.)
- Tôi sinh trưởng sau năm 1975 và gia đình tôi không có
liên quan gì nhiều đến cả hai phía trong cuộc chiến tranh Việt Nam vì thế
mối tương quan tình cảm của tôi với những sự kiện lịch sử và hoàn cảnh
chính trị xã hội trong cuộc chiến hầu như rất ít nếu không muốn nói là không
có. Những gì ít ỏi mà tôi được hiểu biết về nó chỉ đơn thuần là kiến thức.
Đứng trong vị thế đó, tôi tạm thời có thể yên tâm rằng lập trường của tôi, và
những gì tôi nói ra sau đây sẽ được hiểu một cách thiện
chí và không bị gán ghép hay chụp mũ. Tôi không sợ bị chụp mũ, nhưng thiết nghĩ điều đó cùng với những nguỵ biện không có lợi cho sự tiến bộ.
chí và không bị gán ghép hay chụp mũ. Tôi không sợ bị chụp mũ, nhưng thiết nghĩ điều đó cùng với những nguỵ biện không có lợi cho sự tiến bộ.
Chúa Nhật, 29 tháng Tư năm 2018
Tác Giả: Tiểu Tử
Tôi không có đi di tản hồi những ngày cuối tháng tư 1975 nên không biết cảnh di tản ở Sài gòn ra làm sao. Mãi đến sau nầy, khi đã định cư ở Pháp, nhờ xem truyền hình mới biết !
Sau đây là vài cảnh đã làm tôi xúc động, xin kể lại để cùng chia xẻ…
Chuyện 1
Ở bến tàu, thiên hạ bồng bế nhau, tay xách nách mang, kêu réo nhau ầm ĩ, hớt hơ hớt hải chạy về phía chiếc cầu thang dẫn lên bong một chiếc tàu cao nghều nghệu. Cầu thang đầy người, xô đẩy chen lấn nhau, kêu gọi nhau, gây gổ nhau… ồn ào. Trên bong tàu cũng đầy người lố nhố, giành nhau chồm lên be tàu để gọi người nhà còn kẹt dưới bến, miệng la tay quơ ra dấu chỉ trỏ… cũng ồn ào như dòng người trên cầu thang !
Giữa cầu thang, một bà già. Máy quay phim zoom ngay bà nên nhìn thấy rõ : bà mặc quần đen áo túi trắng đầu cột khăn rằn, không mang bao bị gì hết, bà đang bò nặng nhọc lên từng nấc thang. Bà không dáo dác nhìn trước ngó sau hay có cử chi tìm kiếm ai, có nghĩa là bà già đó đi một mình. Phía sau bà thiên hạ dồn lên, bị cản trở nên la ó ! Thấy vậy, một thanh niên tự động lòn lưng dưới người bà già cõng bà lên, xóc vài cái cho thăng bằng rồi trèo tiếp.
Hà Sĩ Phu
Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018
1/ Đại thắng hay quốc hận?
Trong sự kiện 30-4-1975 của chiến trường Việt Nam, miền Bắc thắng miền Nam nên miền Bắc gọi đó là đại thắng, miền Nam thua và gọi đó là quốc hận. Nếu thoát ra khỏi nhãn quan của mỗi bên, chỉ lấy lợi ích và tương lai của cả đất nước, của toàn dân làm trọng thì xin hỏi biến cố kết thúc cuộc chiến như tháng Tư năm 1975 ấy là điều tốt hay xấu, có lợi hay có hại, đáng mừng hay đáng tiếc đây?
Có thể viện dẫn một chân lý chung đã thành kinh điển “Chiến tranh, nhất là nội chiến thì dù bên nào thắng, nhân dân cũng là kẻ thua”, nhưng cũng phải nói thêm: khi bên thắng là Cộng Sản (CS) thì sự “thua” của nhân dân có phần đậm hơn! Bởi CS thắng thì đưa cả nước vào quỹ đạo CS là quỹ đạo của một chủ thuyết có tính chất dân túy (Populismus), ve vãn người dân bằng những ảo tưởng đến mức độ ngớ ngẩn về mặt khoa học, nhưng lại có sức lôi cuốn, kích động, cực đoan nên tàn phá xã hội đến mức tan hoang.
Trong sự kiện 30-4-1975 của chiến trường Việt Nam, miền Bắc thắng miền Nam nên miền Bắc gọi đó là đại thắng, miền Nam thua và gọi đó là quốc hận. Nếu thoát ra khỏi nhãn quan của mỗi bên, chỉ lấy lợi ích và tương lai của cả đất nước, của toàn dân làm trọng thì xin hỏi biến cố kết thúc cuộc chiến như tháng Tư năm 1975 ấy là điều tốt hay xấu, có lợi hay có hại, đáng mừng hay đáng tiếc đây?
Có thể viện dẫn một chân lý chung đã thành kinh điển “Chiến tranh, nhất là nội chiến thì dù bên nào thắng, nhân dân cũng là kẻ thua”, nhưng cũng phải nói thêm: khi bên thắng là Cộng Sản (CS) thì sự “thua” của nhân dân có phần đậm hơn! Bởi CS thắng thì đưa cả nước vào quỹ đạo CS là quỹ đạo của một chủ thuyết có tính chất dân túy (Populismus), ve vãn người dân bằng những ảo tưởng đến mức độ ngớ ngẩn về mặt khoa học, nhưng lại có sức lôi cuốn, kích động, cực đoan nên tàn phá xã hội đến mức tan hoang.
J.B Nguyễn Hữu Vinh
2018-04-28
2018-04-28
Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018
Ngày 27/4/2018, hai nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên và Nam Triều
Tiên (Hàn Quốc) đã bắt tay nhau, hứa hẹn một hiệp ước chấm dứt chiến tranh
trong năm nay.
Hai kẻ thù địch đã từng không ngại ngần dành cho nhau những ngôn từ thù địch, gọi nhau bằng những hỗn danh không mấy đẹp đẽ và thể hiện cho thiên hạ biết họ có thể nhai tươi xé xác nhau nếu có thể.
Họ cũng đã từng nã súng vào nhau và đe dọa biến một nửa đất nước thành tro bụi, chi biết bao nhiêu sức dân, tiền của để diễu võ dương oai đe dọa lẫn nhau dù người dân Bắc Hàn đang chết đói.
Nay đã tươi cười bắt tay nhau hứa hẹn một sự hòa bình.
Hai kẻ thù địch đã từng không ngại ngần dành cho nhau những ngôn từ thù địch, gọi nhau bằng những hỗn danh không mấy đẹp đẽ và thể hiện cho thiên hạ biết họ có thể nhai tươi xé xác nhau nếu có thể.
Họ cũng đã từng nã súng vào nhau và đe dọa biến một nửa đất nước thành tro bụi, chi biết bao nhiêu sức dân, tiền của để diễu võ dương oai đe dọa lẫn nhau dù người dân Bắc Hàn đang chết đói.
Nay đã tươi cười bắt tay nhau hứa hẹn một sự hòa bình.
Dối láo và thống kê thương mại của Việt Nam
Le Hong Hiep
Apr 27, 2018
Ghi chú: Phần Việt ngữ là phỏng dich tự động. Có tính cách tham khảo
cho bạn đọc.
Project Syndicate
… News organizations in developed countries
provide financial contributions for the rights to Project Syndicate commentaries, which enables us to offer
these rights for free, or at subsidized rates, to newspapers and other media in
the developing world.
For some, data showing that China has overtaken the United
States as Vietnam’s biggest export market is evidence that China’s influence in
the region is growing, particularly on strategic issues like sea-lane
navigation. But a closer reading of the numbers suggests that the data are
wrong – and may be intentionally misleading.
Đối với một số người,
dữ liệu cho thấy Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất
của Việt Nam là bằng chứng cho thấy ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực đang
tăng lên, đặc biệt là các vấn đề chiến lược như điều hướng đường biển. Nhưng việc
đọc kỹ các số liệu cho thấy rằng dữ liệu sai - và có thể gây hiểu nhầm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét