Lê Minh Nguyên
Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018 | 21.4.18
Vấn đề của Việt Nam hiện nay là vấn đề thay đổi hệ thống chính
trị, nó không phải là vấn đề hoài cổ hay nhằm vào việc trả thù. Dân tộc Việt
Nam cần đoàn kết để giữ gìn độc lập và bảo vệ chủ quyền đất nước.
Để làm được điều này thì cái môi trường xúc tác cho sự đoàn
kết để tạo nội lực cần phải sẵn sàng, tức là một hệ thống chính trị đương đại thích
hợp, dung thứ được những bất đồng để cùng nhau bảo vệ sự sinh tồn của quốc gia
dân tộc.
Trong tất cả các hệ thống chính trị đã lưu hành thì hệ thống
dân chủ pháp trị đã chứng tỏ được khả năng đoàn kết dân tộc, xây dựng nội lực
và tạo ổn định chính trị thực sự.
Một chính quyền sợ dân thì không phải là một chính quyền ổn
định, chính quyền là bạn dân mới mà chính quyền ổn định. Chính quyền do dân chọn
ra và nếu người dân không thích thì người dân có khả năng thay đổi được mới là
chính quyền ổn định.
Xuân Dương
07:20 18/04/18
(GDVN) - Làm lòng dân
bất an có phải là cách trị quốc văn minh?
Nói Việt Nam “đỉnh rồi” bởi các nước giàu có người ta đều thu
thuế tài sản nên Việt Nam cũng phải thu.
Các nước giàu có như Mỹ, Anh, Nhật, Hàn,… đều thu thuế tài sản
thì có lý gì Việt Nam lại không thu?
Đem Việt Nam so với các “đỉnh” của thế giới có phải là Việt
Nam cũng … “đỉnh rồi” hay chỉ là kiểu suy nghĩ “gần” mà có người nói theo tiếng
Tàu là “thiển cận”?
Hễ nói đến thu thì viện dẫn các nước thế này, thế nọ, chẳng
hạn giá điện thu lũy tiến do các nước đều thế, còn khi nói đến tăng lương thì bảo
ngân sách còn hạn chế nên phải từ từ.
RFA
2018-04-20
Quyền ngoại trưởng John Sullivan vào ngày 20 tháng 4 công bố
Phúc Trình năm 2017 về thực thi nhân quyền của các nước trên thế giới.
Theo lời ông John Sullivan thì những quốc gia giới hạn quyền
tự do biểu đạt, hội họp ôn hòa; những quốc gia cho phép và có biện pháp bạo lực
đối với tín đồ tôn giáo, các sắc tộc thiểu số; hoặc những quốc gia hủy hoại
nhân phẩm con người, phải bị phê phán về mặt đạo đức.
Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ cho tất cả những quốc gia trên thế giới
đấu tranh cho nhân phẩm và quyền tự do.
John J. Sullivan
Acting Secretary of State
We are a nation
founded on the belief that every person
is endowed with inalienable
rights. Promoting and defending these rights is central to who we are as a country.
The 2017 Country Reports on Human Rights Practices (The
Human Rights Reports) document the status of human
rights and worker rights in nearly 200 countries and territories. These reports are required by U.S. law and are used by a variety
of actors, including the U.S.
Congress, the Executive branch, and the Judicial branch as a factual resource
for decision making in matters ranging from assistance to asylum.
LAO ĐỘNG TÌNH DỤC Ở
VIỆT NAM – GÓC NHÌN TỪ QUYỀN LAO ĐỘNG
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
TÓM TẮT
NHẬT KÝ THÁNG 4
1
Bước qua năm 1972. Nhà kho trại bắt đầu những gôm gom đồ đạc quân dụng...người Mỹ thực sự muốn rút quân khỏi Việt-nam... Vào tháng 2 năm 1971. Tư-lệnh quân đội Mỹ tại Việt-nam ra lệnh cho các đơn vị SOG chấm dứt mọi hoạt động của toán Biệt-kích trên đất Lào, theo sự biểu quyết của Quốc-hội Mỹ và những ràng buộc ngoại giao. Các toán Mỹ trong trại chỉ còn hoạt động trong nội địa, giáp biên giới Lào-Việt. Lúc này Quân đội Bắc-việt Cộng-sản đang ở vào thế thượng phong, họ được hưởng lợi thế bởi sự dần rút quân của Mỹ... không một đơn vị cơ động nào của Mỹ còn nằm xâu trong lãnh thổ miền nam Việt-nam. Khoảng trống chiến thuật mà Quân-đội Việt-nam Cộng-hòa không thể bù đắp được từ sự rút quân ở những căn cứ Mỹ và tiền đồn tai mắt bàn giao! Quân Cộng-sản đang dần tiến về thành phố!
Bước qua năm 1972. Nhà kho trại bắt đầu những gôm gom đồ đạc quân dụng...người Mỹ thực sự muốn rút quân khỏi Việt-nam... Vào tháng 2 năm 1971. Tư-lệnh quân đội Mỹ tại Việt-nam ra lệnh cho các đơn vị SOG chấm dứt mọi hoạt động của toán Biệt-kích trên đất Lào, theo sự biểu quyết của Quốc-hội Mỹ và những ràng buộc ngoại giao. Các toán Mỹ trong trại chỉ còn hoạt động trong nội địa, giáp biên giới Lào-Việt. Lúc này Quân đội Bắc-việt Cộng-sản đang ở vào thế thượng phong, họ được hưởng lợi thế bởi sự dần rút quân của Mỹ... không một đơn vị cơ động nào của Mỹ còn nằm xâu trong lãnh thổ miền nam Việt-nam. Khoảng trống chiến thuật mà Quân-đội Việt-nam Cộng-hòa không thể bù đắp được từ sự rút quân ở những căn cứ Mỹ và tiền đồn tai mắt bàn giao! Quân Cộng-sản đang dần tiến về thành phố!
NHỮNG KẺ ĂN CƠM QUỐC
GIA THỜ MA CỘNG SẢN NGÀY ẤY,
BÂY GIỜ RA SAO?
BÂY GIỜ RA SAO?
Trúc Giang
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ tự do dân chủ của Việt Nam Cộng
Hoà, cái nhức nhối nhất là chỗ nào cũng có bọn VC nằm vùng, chúng tràn lan
trong các tổ chức chính quyền, các cơ quan truyền thông, văn nghệ, tôn giáo,
sinh viên học sinh…
Trong các tổ chức chính quyền, từ Bộ Quốc Phòng, Bộ Tổng Tham Mưu, Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo, Tổng Nha Cảnh Sát, Quốc Hội, và ngay cả trong Dinh Độc Lập cũng có VC nằm vùng. Bọn nầy ẩn nấp dưới hàng trăm hàng ngàn bộ mặt, muôn hình vạn trạng, đánh phá miền Nam, từ công khai hợp pháp, đến bí mật dưới muôn ngàn hình thức. Độc hại nhất là bọn ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản.
Nguyễn Ngọc Giao
21-3-2018
Nghề của tôi là học và dạy toán, nhưng nghiệp của tôi là
dịch : phiên dịch (dịch nói) và biên dịch (dịch viết) giữa tiếng Việt và tiếng
Pháp. Mắc dịch là cách gọi đùa giữa những người phiên dịch khi nói tới công việc của mình với tất cả những
nỗi trần ai khổ ải của nó (nhất
là phiên dịch chính trị). Hai chữ này với ý nghĩa đó, chúng tôi dùng từ cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 của thế kỉ
trước. Nhưng nếu tra « mắc dịch » trong Google, nửa giây được hơn 75 000 kết
quả, thì hầu hết « mắc dịch » được dùng theo nghĩa đen (nhuốm bệnh dịch) hay
nghĩa bóng (rủa : « đồ mắc dịch »), chỉ có một vài lần (sau năm 2000) được dùng
để nói tới dịch thuật (thí dụ : bài viết của Phan Huy Đường « Phải điên điên
mới mắc dịch – Hành trình của dịch giả »).
Thanh Phương
Đăng ngày 21-04-2018 Sửa đổi ngày 21-04-2018 13:28
Hôm nay, 21/04/2018, Bắc Triều Tiên loan báo chấm dứt các vụ
thử hạt nhân và tên lửa liên lục địa, cũng như đóng cửa cơ sở thử nghiệm hạt
nhân. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hàn Quốc đã hoan nghênh quyết định ngoạn mục này,
trong khi Nhật Bản đón nhận một cách thận trọng.
Hãng tin chính thức KCNA trích lời lãnh đạo Bắc Triều Tiên
Kim Jong Un thông báo : "Kể từ ngày 21/04, Bắc Triều Tiên sẽ ngưng các vụ
thử hạt nhân và bắn tên lửa đạn đạo liên lục địa". Theo lời ông Kim Jong
Un, cơ sở được dùng để tiến hành các vụ thử hạt nhân đã « hoàn thành nhiệm vụ
», cho nên Bắc Triều Tiên sẽ đóng cửa cơ sở này để thể hiện cam kết ngưng thử
nghiệm hạt nhân.
21/04/2018
Mỹ hôm thứ Sáu gọi Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên là những
chính phủ "đáng phê phán về mặt đạo đức" vì Mỹ nói họ vi phạm nhân
quyền trong nước của họ mỗi ngày, khiến các nước này trở thành "những thế
lực gây bất ổn."
Công bố báo cáo nhân quyền toàn cầu của Bộ Ngoại giao năm
2017, quyền Ngoại trưởng John Sullivan cũng nêu đích danh Syria, Myanmar, Thổ
Nhĩ Kỳ và Venezuela là các nước có thành tích nhân quyền kém cỏi. Nhân quyền được
cải thiện ở Uzbekistan, Liberia và Mexico là những "điểm sáng" toàn cầu,
ông Sullivan nói thêm.
Mô hình tam quyền phân lập của Montesquieu đã được hiện thực
hoá tại Mỹ không lâu sau khi ông qua đời.
By Vi Yên
21/04/2018
“Quyền lực làm con người tha hóa. Quyền lực tuyệt đối dẫn tới
tha hóa tuyệt đối.”
Chính những người nắm quyền lực trong tay như lãnh chúa Lord
Acton đã thừa nhận điều đó. Kẻ nắm quyền mà không chịu sự kiểm soát thì chẳng
khác nào con thú dữ chưa được thuần phục, nó có thể – trong cơn khát máu – quay
ra cắn chính đồng loại của mình.
…Nhìn về Việt Nam
Thế nhưng liệu cách hiểu tam quyền phân lập như trên đã đủ
hay chưa?
Trong một bài phỏng vấn bàn về cuộc sửa đổi hiến pháp Việt
Nam năm 2013, cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An đã đề xuất về nguyên tắc tam
quyền phân lập rằng “cân bằng và kiểm soát quyền lực là một cơ chế cực kỳ quan
trọng trong Hiến pháp nhằm tránh sự lạm quyền và thoái hóa”.
Ông đã bỏ sót – không biết là vô tình hay hữu ý – một yếu tố
hết sức quan trọng.
Montesquieu liên tục nhấn mạnh một ví dụ rằng, ở Venice, rõ
ràng các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được phân chia thành nhiều hội đồng
khác nhau. Tuy nhiên, những kẻ nắm giữ quyền lực trong các hội đồng này lại
cùng đến từ một tầng lớp quý tộc, họ hòa lẫn vào nhau, dung dưỡng cho nhau,
thành thử việc phân quyền chẳng còn ý nghĩa gì nữa.
Ở Việt Nam, chúng ta hoàn toàn chưa có tam quyền phân lập –
khi mà các cơ quan hành pháp và tư pháp đang đứng dưới Quốc hội (lập pháp).
Song nếu có tam quyền phân lập đi chẳng nữa, thì e rằng nó
không thể vận hành được. Bởi chừng nào Hiến pháp còn giữ điều 4, rằng Đảng Cộng
sản kiểm soát toàn bộ hệ thống nhà nước, thì chừng đó các thiết chế hóa ra cũng
chỉ là công cụ để hợp pháp hóa sự cai trị của Đảng mà thôi.
Nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài và các đồng sự trong
một phiên tòa ngày 15/4/2018. Trong một hệ thống chính trị không có tư pháp độc
lập như Việt Nam, người dân gần như không thể tranh biện với chính quyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét