Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

Bản tin ngày Thứ hai 16 tháng 4 năm 2018



Sau lần xuất bản đầu tiên năm 1920, Việt Nam Sử Lược được tái bản nhiều lần cho chúng ta thấy ảnh hưởng mạnh mẽ và xuyên suốt của một sử phẩm trong thế kỷ XX và XXI qua tất cả những chế độ khác nhau kể cả đối kháng nhau.

Thời Pháp thuộc, sách được xuất bản năm 1920 và tái bản một lần trong những năm 1926 (Quyển Thượng) và 1928 (Quyển Hạ). Thời quốc gia Việt Nam với Bảo Đại làm quốc trưởng, sách được tái bản 3 lần trong những năm 1949, 1951, và 1954.

Trên đây là bốn lần Việt Nam Sử Lược tái bản khi Trần Trọng Kim còn sinh tiền và sách đều được “Sửa-chữa cẩn-thận” như chính tác giả ghi trên bìa. Thời Việt Nam Cộng Hoà, khi Trần Trọng Kim không còn nữa (tác giả mất ngày 2.12.1953) thì sách được tái bản ba lần trong những năm 1958, 1964, và 1971.

Ngoài ra, sau năm 1975, một số nhà xuất bản tư nhân tại hải ngoại đã lợi dụng sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hoà mà tự do in lại bộ sách nên chúng tôi không thể kiểm chứng hết số lần tái bản.



15/04/2018

Nguyễn Trọng Bình

1- Vỡ... “toàn tập”

Trước hết, xin được nói ngay và luôn, bản thân không phải là người bi quan, thế nhưng qua quan sát và xâu chuỗi lại tất cả những gì đã và đang xảy ra trong ngành giáo dục có hơn 10 năm trở lại đây tôi buộc phải gọi tên và đặt vấn đề như trên. Ngoài ra, nói giáo dục “vỡ trận toàn tập” không nghĩa là tôi cố ý bôi đen hay “nghiêm trọng hóa” vấn đề mà đơn giản chỉ là muốn nhìn thẳng vào những sự thật về những hạn chế và yếu kém của nền giáo dục hiện nay mà thôi. Và vì sự thật nó như thế nên tôi không thể nói khác.

Vậy nên, “giáo dục vỡ trận” thật ra cũng chỉ là một cách diễn đạt khác để mọi người có cái nhìn trung thực hơn về sự khủng hoảng trong tư duy và nhận thức về giáo dục của toàn xã hội ta hiện nay (chứ không riêng gì những người đang hoạt động trong ngành giáo dục) dưới góc nhìn văn hóa. Nói khác đi, nếu chúng ta không bị tinh thần “lạc quan tếu” làm cho mờ mắt thì tin chắc rằng sẽ không khó để nhận ra một sự thật là hiện nay nền giáo dục từ cấp học thấp nhất (mầm non) cho đến bậc cao nhất (đào tạo Tiến sĩ hay phong hàm GS, PGS) đều có những “vấn đề” tồn tại rất đáng xấu hổ. Vì không có thời gian, tôi chỉ xin liệt kê 6 nhóm vấn đề cũng là những vấn nạn đã tồn tại và kéo dài có hơn 10 năm qua để tất cả chúng ta cùng kiểm chứng và suy ngẫm lại xem có đúng như vậy không:


Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018
Phương Thơ

Betsy Graseck (Phương Thơ) , an analyst at Morgan Stanley, talks about a shareholder proposal to separate Jamie Dimon's chairman and chief executive officer roles at JPMorgan Chase.

Trước hết tôi trích dẫn vài số liệu phân tích của một số bài báo mà độc giả gửi tôi đường link, và tôi cũng cố lướt qua nó, đó là tờ Tuổi Trẻ có bài “3 đặc khu kinh tế mang lại lợi ích gì cho đất nước?”:


và tờ Vneconomy có hai bài liên tục có lời tựa: “Chủ tịch Quốc hội: Phải bàn để ra được luật đặc khu”:


 “Lập ba đặc khu sẽ thu được gì?”:


Tức là những bài báo này họ chỉ trích dẫn những phát biểu lảm nhảm của nhưng kẻ não thì ngắn mà mơ tưởng thì nhiều, họ hay mơ vào chuyện ảo giác là quan chức Vietnam hay  mắc chứng bệnh megalomania, megalomaniac - thích làm lớn, mắc chứng hoang tưởng tự đại, người mê sảng. Mà dẫn đầu là cái Bộ Chính trị, là những người am hiểu giáo điều giáo lý kinh tế chính trị Chủ nghĩa Marx-Lenin và kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Có nghĩa là nó đang mâu thuẫn và rất rủi ro để những người thao túng quyền lực này không am hiểu kinh tế thị trường tư bản thì lập ra đặc khu kinh tế là chuốc thất bại dễ hơn là thất bại của Dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, Lâm Đồng mà VN đã trả giá quá đắt khi sập bẩy nợ và bẫy hủy hoại môi trường và văn hóa bản địa của các vùng đó thì cái Bộ Chính trị này vô can, dù nó là chủ trương của bộ này ra.



Hàng năm cứ đến mùa tuyển sinh ĐH, tôi nhận được không ít email các bậc cao niên hỏi thăm ngành IT cho con cháu. Nào là kỹ sư mạng, kỹ sư lập trình, xử lý số liệu. Có người hỏi rồi thôi, có người vào cả chuyên môn rất sâu mà chính tôi cũng không biết.

Hầu hết do lịch sự tôi đều trả lời chung chung, các ngành hot trên thế giới như Data Scientist – xử lý số liệu (lương từ USD110K-160K/năm), Big Data Engineer – Kỹ sư số liệu lớn (lương khoảng USD130-190K), Network Security Engineer – Kỹ sư mạng (lương khoảng USD110K-160K).

Lý do không trả lời cụ thể là do ngoài việc tôi đã quá lạc hậu so với các cháu kể cả thế hệ bố mẹ của các cháu, mà tôi cũng không muốn cháu nào phải sống cuộc đời
IT như tôi đã trải qua. Rất sợ lời khuyên của mình mà bố mẹ ép các cháu, bác Cua nói thế này, bác Cua thành đạt như thế kia và con cháu phải học bác Cua dù bác chỉ là cu IT chui gầm bàn kiếm cơm.

Báo cáo nghiên cứu tóm tắt: Lao động tình dục ở Việt Nam – Góc nhìn từ Quyền lao động

Một nghiên cứu mới của ILO cho thấy điều kiện làm việc tồi tệ rất phổ biến trong lĩnh vực công việc tình dục ở Việt Nam.




NHẬT KÝ THÁNG TƯ


Nguyễn Văn Sâm
(Sàigòn 03, 2018)

Sau một vòng dạo đường sách, con đường nay được coi như bộ mặt văn hóa của thủ đô Sàigon, với nam thanh nữ tú, với du khách thanh lịch, với người có nhiều ái lực với văn chương… chúng tôi vào quán cà phê ngồi vừa nói chuyện về những quyển sách xưa nay mà cả hai cùng thích vừa ngắm hoạt cảnh sau cửa kiếng. Người chơi sách trẻ đi cùng chợt hỏi giọng rụt rè ‘Bác có quen với nữ văn sĩ Nguyễn thị Hoàng không, cháu nghĩ là cô Hoàng đồng thời với bác’.

Câu hỏi làm quá khứ hiện về trong trí với khu Đại Học Văn Khoa chật hẹp ở góc đường Nguyễn Trung Trực và Gia Long một thời tuổi trẻ chúng tôi. Thời chưa có xuống đường ồ ạt của tuổi trẻ tự dấn thân hay bị giật dây, chưa có những biến động chánh trị thay chúa đổi ngôi như chong chóng, người sinh viên chúng tôi chăm chú vào việc trau dồi kiến thức để tạo lập hành trang cho chính mình trước khi thiệt sự bước chưn vào đời. Thời của những vô tư với tiếng súng đì đùng thiệt xa ngoài kia, mơ hồ sương khói. Thời người sinh viên chưa lo lắng về tấm Giấy Gọi Nhập Ngũ của Chuẩn Tướng Bùi Đình Đạm sau nầy khi chiến tranh đã lên cao điểm. Tôi trả lời thiệt tình:


Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

 
Như quý độc giả đã biết: Suốt trong thời gian qua, hàng năm, cứ mỗi lần đến tháng Tư, người viết lại viết về những tang thương và nước mắt kể từ sau ngày 30/4/1975. Nhưng năm nay, người viết lại thấy thêm những điều khác, mà có lẽ nhiều người cũng thấy không kém phần đau lòng. Đó là, những thảm cảnh của xã hội hiện nay tại Việt Nam. Một xã hội đã hoàn toàn bị  băng hoại. Băng hoại ngay từ căn cội trong gia đình, trường học,  rồi từ đó, đã lan rộng thành một xã hội thiếu vắng đạo đức, thương luân, bại lý!

Gia đình và học đường là nơi tôi luyện những trẻ em ngay từ lúc mới bước vào lớp vỡ lòng, cho đến cuối năm lớp nhất của bậc Tiểu học, mà mọi người đã thấy qua một số hình ảnh về chương trình Bộ Quốc Gia Giáo Dục của Việt Nam Cộng Hòa; nhất là vào thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa, dẫu chưa được đầy đủ.

Ngày ấy, tất cả học sinh từ lớp Tư, lớp Ba (lớp Hai, lớp Ba), đều đã được học Bài Đức Dục - Công Dân Giáo Dục… Riêng những bài Đức Dục, là chính sách căn bản của nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa. Những bài Đức Dục ấy, đã giáo dục những trẻ thơ, như “uốn” những cây măng, trước khi trở thành những cây tre tươi tốt, hữu dụng, và có thể đứng thẳng giữa đất trời, trước những cơn giông bão.

Tiên học lễ hậu học văn. Là câu Cách Ngôn luôn luôn được trân trọng để trên cao, ngay trước mặt lớp học. Ngoài ra, còn có những câu khác cũng được sơn, hoặc do học sinh dùng giấy mầu cắt dán hai bên tường của lớp học như:  Có học phải có hành, Kính trên nhường dưới - Kính thầy quý bạn - Học thầy không tầy học bạn… Đức Dục, là bài học đã rèn luyện cho trẻ em những điều cần phải làm như lúc ở trường, mỗi khi đứng trước cô thầy, các học sinh đều đứng nghiêm chỉnh, vòng tay trước ngực, thưa trình; đối với bạn, luôn quý mến và giúp đỡ lẫn nhau…


Houston – USA .Tháng Giêng Năm 2018 – Mũ Đỏ Trương Văn Út (Út Bạch Lan)
“Hiệp định Paris về Việt Nam hoặc hiệp định Paris 1973 (ở miền Nam còn gọi là Hiệp định Ba Lê) là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa KỳViệt Nam Dân chủ Cộng hòaCộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973. Về mặt công khai thì đàm phán có 4 bên và nội dung chính thức của bản Hiệp định cơ bản dựa trên Tuyên bố 10 điểm ngày 08-05-1969 của phái đoàn Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, nhưng việc đàm phán để đạt được nội dung hiệp định lại chủ yếu được quyết định bởi các phiên họp kín giữa 2 đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ   (trích y theo bản“tư liệu” VC)
​Ngày 29 tháng 1 năm  1973, trên tầng số liên lạc Đại Tá Nguyễn Thu Lương – Lữ Đoàn Trưởng/Lữ Đoàn II Nhảy Dù ( LĐT/LĐ II ND) gọi cho tôi :
– Út Bạch Lan… 207… !
– Tôi nghe Đích Thân.
– Chuẩn bị di chuyển đến vị trí mới, chi tiết cho biết sau!
Đại Đội 2 Trinh Sát Nhảy Dù được gọi tắt là:” Trinh Sát 2 Dù”  (ĐĐ2TSD hay TS2ND) đang mặt đối mặt với một đơn vị thuộc Sư Đoàn 320B Cộng Sản Bắc Việt (SĐ320B CSBV) cách cầu Thạch Hãn – Quảng Trị  khoảng hai cây số về phía Nam… thì có lệnh ngưng bắn từ Chính Phủ được ban hành vào ngày Thứ Bảy, lúc 12 giờ đêm 27 – 1 – 1973 nhầm ngày 24 tháng chạp năm Quí Hợi.  Tất cả quân nhân các cấp trong đơn vị quá đổi vui mừng, nét mặt người người rạng rỡ, nói cười nổ rang như bắp khô trên chảo nóng, bong bóng tâm hồn căng đầy hơi bay bổng lên không trung muôn phương rồi không biết bay về đâu luôn “lính mà em”…!


Mũ Nâu Huỳnh Văn Của

Tiểu Đoàn 37 BĐQ rời căn cứ Chu Lai lúc xế trưa. Hai ngày khao quân và gắn huy sau chiến thắng Mộ Đức một tuần trước đó vẫn còn là đề tài trao đổi của Lính. Quân số mới bổ sung khá đầy đủ, gần 30 mạng cho mỗi Trung Đội, thêm một sĩ quan vừa trở lại Đại Đội sau hơn 6 tháng dưỡng thương. Thiếu úy Nguyễn Văn Hùng trở thành sĩ quan “ không quân “ , làm trừ bị cho ba chàng “ quai chảo “ chúng tôi. Lính mới, khí thế mới, cộng thêm câu chuyện đẩy lui cuộc tấn công vào Chi Khu Mộ Đức của đám chủ lực tỉnh K8 vẫn còn đủ hấp dẫn để khích lệ tinh thần của anh em binh sĩ trước khi vào vùng hành quân trong QuảngTín.

Đoàn xe vừa đến ngoại ô Tam Kỳ là rẽ trái vào tỉnh lộ 533, trực chỉ hướng Tiên Phước. Chạy khoảng 10 km, đến xã Đức Tân thì xe dừng. Đổ quân. Lính lập tức bung ra và biến vào những khu vườn của làng mạc hai bên đường. Không khí của chiến trận đang lãng vãng thật gần qua những tiếng pháo kích liên tục của địch và tiếng phản pháo của phe ta từ một vị trí pháo binh ở hướng xã Phước Lâm ngay phía trước mặt. Đức Tân vẫn bình thản trong sinh hoạt mặc dù xe cộ trên đường đa số là quân xa và lác đác vài chiếc xe thồ “ liều mạng “ phóng về hướng tây, có lẽ là để theo chân Lính đến gần Tiên Phước chút nào hay chút đó trong niềm hy vọng tìm đón thân nhân di tản khỏi vùng giao tranh.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét