Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

Bản tin ngày Chủ nhật 29 tháng 4 năm 2018



Mênh mông góc bể chân trời,
Nắm xương vô chủ biết rơi chốn nào?


Theo hồi ức của người cựu chiến binh, ĐĐP/ĐĐ2/TĐ1, những ngày cuối tháng Tư 1975 Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn 1 nằm tại đầu dốc 47  (QL 15 Biên Hòa-Vũng Tàu). Chiều 26/4/1975, Huấn khu Long Thành thất thủ (HKLT gồm trường SQ Bộ Binh Long Thành, trường Thiết Giáp, trung tâm huấn luyện Yên Thế / Biệt Kích).
Con đường từ ngã ba Thái Lan (TL) đến HKLT dài khoảng 4 km. ĐĐ 2/TĐ1 được lệnh  trấn thủ trên đường này, bên phải, cách ngã ba TL cỡ 2 km.  ĐĐ3 bên trái, cách con đường khoảng 100 thước, bung một Trung đội tiền đồn gần đường. 







Miền Nam Việt Nam - 30/4/1975

Tại Ban Mê Thuột


* 2 giờ 20 sáng ngày thứ hai - 10 tháng 3 năm 1975, quân cộng sản bắc việt bắt đầu nã pháo đại bác 130 ly, hỏa tiển 122 ly vào các cứ điểm quân sự và Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu .

* 4 giờ chiều ngày thứ hai - 10 tháng 3 năm 1975, quân cộng sản bắc việt chiếm thị xã Ban Mê Thuột, ngoại trừ khu vực Bộ tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh còn được trấn giữ...

* 6 giờ chiều ngày 10 tháng 3 năm 1975, trận chiến giữa Việt Nam Cộng Hòa và cọng sản bắc việt được coi như kết thúc.

Thành phố bây giờ như một bãi tha ma, chứa đầy tử khí. Những đống tro tàn của nhiều khu phố bị cháy, bụi khói và gạch vụn gợi cho người ta cái cảm xúc của một chiến trường tàn cuộc lạnh lẽo rợn người”. (Nguyễn Định, BMTNĐCC.) - theo nguồn Quốc Gia Hành Chánh


(Lý Minh Hào trích dịch Last man out của James E Parker Jr)

February 28, 2016

Trong suốt thời gian về làm việc tại vùng châu thổ Cửu Long (Vùng 4), chủ yếu tại Cần Thơ và các tỉnh lân cận, tác giả do vai trò “case officer” trong ngành CIA nên luôn có dịp gặp Tướng Hưng. Ngày đầu tiên diện kiến ông Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, tác giả “hơi lấy làm lạ” về cách đánh giặc và điều quân của Tướng Hưng là “thủ nhiều hơn công” khi đôi bên trao đổi và thảo luận, về kế hoạch quân sự trong vùng. “Tại sao lại đánh một trận chiến đang thua?” tác giả thắc mắc thì tướng Hưng cười và hỏi lại: “Tôi còn có những lựa chọn gì nữa đâu?” rồi chậm rãi nói tiếp – “Đây là đất nước của tôi.”


April 27, 2018

Anh là một phóng viên chiến trường, ngoài phần lương khô và vật dụng cá nhân trong ba lô mang trên lưng như bao nhiêu người lính khác, anh còn phải đeo lủng lẳng cái máy quay phim và máy chụp hình trước ngực. Hành trang anh chỉ có thế, mũ sắt trên đầu, cuốn sổ tay trong chiếc túi áo có nắp gắn hai chữ “Báo Chí”, hai tấm thẻ bài, một bộ râu tua tủa vì đã mấy ngày anh theo đoàn quân tiến vào trận địa. Người lính ra chiến trường đã có cây súng làm bạn, riêng anh, người phóng viên chiến trường đi vào vùng lửa đạn, chỉ vỏn vẹn có chiếc máy quay phim, đã ghi lại biết bao nhiêu hình ảnh trung thực của người lính sống thời chiến chinh gian khổ, trên mọi nẻo đường  đất nước.


Hoàng Thế Hiển

April 28, 2018
Tinh thần dân tộc không phải là bẩm sinh. Tinh thần dân tộc được  hình thành và phát huy từ sự nhận thức,  sự giáo dục, lòng yêu nước, và tinh trần trách nhiệm đối với quốc gia và dân tộc. Các bài học lịch sử, địa lý, và công dân giáo dục... từ thưở thơ ấu đã hun đúc tinh thần dân tộc.

43 năm trôi qua từ ngày 30 tháng 4 năm 75! khi cuộc sống của những người bỏ nước ra đi năm xưa đã tạm ổn định, thì tình trạng của đất nước ngày một xấu dần. Giang sơn VN thu nhỏ lại,  vì hành vi cắt đất dâng biển cho Trung Cộng.  Các nguồn lợi trên đất nước VN, đều do các công ty TQ khai thác.  Các địa điểm chiến lược trọng yếu của VN đều cho TQ thuê dài hạn.  Ngày nay, người Tàu tràn lan trên lãnh thổ VN, ra vào không cần xin phép.  Nhiều nơi, họ tụ tập sống thành một cộng đồng, nói ngôn ngữ Tàu, và  trao đổi  bằng đồng tiền nhân dân tệ, trước sự làm ngơ của chính quyền địa phương. Ngoài biển, các tàu cá TQ ngang nhiên tấn công, cướp bóc các tàu của ngư dân VN, ngay trong lãnh hải VN, và cảnh sát biển VN không dám can thiệp.  Nhà nước ít khi lên tiếng nói. Quá lắm thì làm ngơ để cho các tổ chức ngư nghiệp địa phương gửi thư phản đối.




28/04/2018
Tuấn Khanh


Năm 1992, khi những hình ảnh của Việt Nam thiên sử truyền hình (Vietnam: A Television History) đột nhiên được cho phép phát trên truyền hình nhà nước, những ngày đón coi bộ phim tài liệu đó đã trở thành những cơn sốc lặng lẽ cho tuổi thiếu niên tôi, ngày tháng ấy.

Là một đứa trẻ vào lớp một sau năm 1975, trang vở đầu tiên đã ướt đẫm nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, đó lần đầu tôi được nhìn thấy cuộc chiến tranh trên quê hương mình từ phía sau các tấm bảng tuyên truyền. Cảm giác thật lạ lùng. Khi màn hình đã tắt, mọi người đã ngủ say, tôi vẫn nằm nhìn lên trần nhà trong đêm tối, trằn trọc vẩn vơ nghĩ thật nhiều điều. Cuộc chiến đầy những mảng màu rực rỡ trên sách giáo khoa, rồi trên loa phóng thanh ở các ngã tư mỗi sáng sớm, bỗng chợt hiện ra trong tôi lõi trắng đen trần trụi, và để lại quá nhiều suy nghĩ.


tháng 4 25, 2018

Một chiều tháng Ba. Sài Gòn đang mùa nóng cao điểm để qua tháng Tư là vào mùa mưa. Lâu rồi tôi mới ngồi ở quán cà phê quen thuộc. Máy lạnh mát rượi, một ly đen đá, chiếc máy tính nhỏ, viết và đọc linh tinh gì đấy, nhìn ra ngoài trời nắng chói chang bỗng nhớ đến người bạn ở xa. Bạn ra đi từ những năm 90, đến nay gia đình và công việc đã ổn định ở Mỹ. Mươi năm trước vào khoảng tháng ba bạn hay về Sài Gòn nhưng vài năm nay không về nữa.

Đã mấy lần tôi nhắn hỏi, bạn đều nói, mỗi lần về thấy buồn hơn… Trước đây bạn thường gọi điện, nhắn nhe trò chuyện hỏi thăm có khi than thở nỗi nhớ Sài Gòn… Nhưng rồi cũng không gọi nữa vì loanh quanh một hồi lại là những tiêu cực, những chuyện “không thể hiểu nổi” hàng ngày xảy ra ở quê nhà. Nhiều khi tôi mệt mỏi vì nghe bạn trách móc thậm chí chê bai “người trong nước” không dám làm điều này điều khác; bạn thì luôn khó hiểu những hoàn cảnh “người trong nước” gặp phải mà tôi giãi bày... Cứ vậy, tình bạn lợt lạt dần... nhưng không trách được ai.


Thứ Bảy, 28 tháng Tư năm 2018

Tác Giả: Huy Phương

Từ sau ngày Hiệp Định Geneve năm 1954 lấy sông Bến Hải làm ranh giới chia cắt hai miền Nam Bắc Việt Nam, cả hai phe Quốc-Cộng đều tranh thủ nhân tâm đồng bào, lấy thông tin tuyên truyền làm vũ khí hàng đầu để tố cáo tội ác và nêu lên sự đau khổ lầm than của đồng bào bên kia giới tuyến.

Minh chứng sự tốt đẹp của việc “đất lành chim đậu,”thực tế là trong thời gian 30 năm chia cắt, chỉ thấy người miền Bắc vượt vĩ tuyến 17 vào Nam, chứ không thấy ai ở miền Nam ra miền Bắc tìm tự do.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét