Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2018

Bản tin ngày Thứ sáu 20 tháng 4 năm 2018



Không có gì quý hơn độc lập tự do”
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Nguyễn Chí Thiện
Vào buổi khai trường đầu tiên của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, 3 tháng 9 năm 1945, Chủ Tịch Nước Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố: “Từ giờ phút này trở đi các em nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, một nền giáo dục của một nước độc lập.” Ngay “giờ phút” đó, chắc chắn, toàn dân không ai có thể hình dung ra được là cái “nền giáo dục của một nước độc lập” nó mắc (tới) cỡ nào?

Phải đợi đến gần hai phần ba thế kỷ sau, giá cả mới được ghi rõ – theo Mỹ Kim bản vị – trên báo Sài Gòn Tiếp Thi:


Phương Thơ

Betsy Graseck (Phương Thơ) , an analyst at Morgan Stanley, talks about a shareholder proposal to separate Jamie Dimon's chairman and chief executive officer roles at JPMorgan Chase.

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018
Các bạn hỏi về Bộ Tài chính: “Đánh thuế tài sản sẽ góp phần giảm giá nhà, đất!”
: http://vneconomy.vn/bo-tai-chinh-danh-thue-tai-san-se-gop-phan-giam-gia-nha-dat-20180418111626855.htm
Việc Bộ Tài chính nước CHXHCN VN này tùy tiện đề xuất đánh thuế vào tài sản nhà đất và xe hơi nó vi phạm trắng trợn hiến pháp của quốc gia này. Thực tế tôi nghiệm ra rằng đây chỉ là trò ném đá dò đường của chính phủ cũng như cả cái quốc hội và bộ chính trị VN họ tung ra đòn gió để thăm dò thôi, còn cái đám người bộ tài chính chỉ là hạng thí tốt thăm dò. Bởi vì nếu tinh ý ai đọc cái luật đất đai quy định như “Điều 53, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”. Thì ta đối chiếu qua có lẽ người ta sẽ giật mình là nếu ở nước khác thì người dân có thể truy tố đám người ở bộ tài chính này ra tòa, thậm chí là giải tán cái bộ tài chính này. Đó là họ đang vi phạm rất nghiêm trọng về hiến pháp. Có lẽ vì nợ công của VN nay đã quá cao và lại đang gồng ganh nuôi dưỡng một đội quân dư thừa đoàn đảng quá đông nên ngân sách không đủ chi thu và cần tăng thuế.


By Vi Yên
18/04/2018 

Câu nói của Henry David Thoreau trong tiểu luận Bất tuân dân sự. Ảnh: Luật Khoa.
“Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.”
Tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đã xướng lên những lời kết tội chế độ thực dân Pháp như thế trong bản Tuyên ngôn Độc lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Có lẽ ông không biết rằng hơn 70 năm sau, người dân Việt Nam lại một lần nữa bị đánh hàng trăm thứ thuế cũng vô lý chẳng khác xưa là bao.
Dự thảo Luật Thuế tài sản đang gây bão dư luận trong suốt mấy ngày gần đây khi nó đề xuất đánh từ thuế nhà, thuế ô tô, cho tới thuế đất – cả đất ở lẫn tới đất kinh doanh, rồi tận thu cả thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường, nếu không kể đến hàng loạt thứ thuế khác mà người dân phải gồng gánh bấy nay.


By Tô Di
20/04/2018 

Mỗi buổi sáng, tôi uống một ly cà phê giá 30.000 đồng, hoá đơn ghi giá đó đã bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng. Tức là mỗi ngày tôi đều nhờ chủ quán nộp vào ngân sách nhà nước 2.727 đồng, một năm tôi trả gần một triệu đồng tiền thuế chỉ cho riêng việc uống cà phê.

Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Luật Thuế tài sản, nếu dự thảo được thông qua thì tôi phải đóng thêm một loại thuế mới. Đã là thuế thì bắt buộc phải đóng, nhưng tôi thật sự lo lắng số tiền mà tôi đóng thuế từ trước đến giờ đã thật sự đi đâu, được sử dụng vào việc gì, đóng thêm một loại thuế mới này thì có được chi tiêu hiệu quả hay không?
Trong bài này, tôi sẽ đi tìm hành trình tiền từ túi tôi đã bay vào ngân sách nhà nước như thế nào.


2.2. PHONG TRÀO CHỐNG SƯU THUẾ 1908

Phong trào chống sưu thuế ở Trung Kỳ năm 1908 là một trong những sự kiện nổi bật của phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Phong trào này mở đầu bằng cuộc đấu tranh chống sưu thuế của nhân dân Quảng Nam vào ngày 9.3.1908, sau đó lan nhanh ra hầu khắp các tỉnh Trung Kỳ, nhưng sôi nổi, quyết liệt nhất là ở hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. chống sưu cao thuế nặng đang âm ỉ trong nhân dân, sẵn sàng nổi l
Ở Quảng Ngãi, dưới tác động của phong trào Duy tân, một cuộc đấu tranh ên thành phong trào khi có dịp. Vì vậy trước khi có biến cố xảy ra, không khí chính trị ở Quảng Ngãi vừa sôi động, vừa tiềm ẩn khả năng bùng phát quyết liệt, dữ dội như một ngòi nổ. Phong trào đấu tranh chống sưu thuế ở Quảng Nam đã thúc đẩy nhân dân Quảng Ngãi nổi dậy mạnh mẽ.
… Phong trào chống sưu thuế của nhân dân Quảng Ngãi là một trong 3 phong trào đấu tranh mạnh nhất ở Trung Kỳ vào năm 1908. Phong trào đã thể hiện sự gan dạ và kiên quyết, tinh thần anh dũng quật khởi của nhân dân Quảng Ngãi (chủ yếu là nông dân) trong cuộc tranh đấu giành độc lập, tự do. Đây là một hiện tượng lịch sử mới chưa từng xảy ra trong cuộc đấu tranh chống Pháp trước đó và có ảnh hưởng lâu dài về sau. Cùng với Quảng Nam, phong trào chống sưu thuế ở Quảng Ngãi đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào chống sưu thuế ở các tỉnh Trung Kỳ.





Mercredi, 12 Janvier 2011 21:16 

Trung tâm lưu trữ của Pháp ở Aix-en-Provence (C.A.O.M) còn giữ nhiều tư liệu về cuộc dân biến năm Mậu Thân (1908). Nhờ những tư liệu gốc, trực tiếp và vô cùng quý giá này, chúng ta biết tường tận hơn biến cố làm rung động cả guồng máy cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương. Cũng nhờ nguồn tư liệu này mà chúng ta hiểu tại sao Pháp đàn áp mạnh tay với các nhà cách mạng nước ta đầu thế kỷ. 

Trước hết hãy đề cập đến các nguồn tư liệu chúng ta có hiện nay:
1. Mậu thân dân ký biến của Huỳnh Thúc Kháng (tù chung thân số 7455)
2. Trung Kỳ dân biến tụng oan thỉ mạt ký của Phan Châu Trinh
3. Phong trào kháng thuế miền trung năm 1908 qua các châu bản triều Duy Tân (Nguyễn Thế Anh sưu tầm, phiên dịch)

Cuốn đầu tiên, Huỳnh Thúc Kháng viết trong nhà ngục Côn Đảo. Trong hoàn cảnh bị giam cầm như thế, người tù chung thân, thẻ bài số 7455, không thể viết thẳng sự thật. Nhưng mục đích muốn lưu lại một tài liệu lịch sử, Mính Viên phải chọn cách viết gián tiếp, một loạt thông tin bậc hai mà người đọc phải đọc giữa hai hàng chữ, phải nắm bắt được thông tin thật sự của người viết qua cách viết, cách dùng chữ (ý tại ngôn ngoại). Cuốn Mậu thân dân biến ký không mang về được mà đành ném xuống biển. Về sau, sau ngày 9.3.1945, Nhật đảo chính, Huỳnh Thúc Kháng viết lại với nhan đề mới là Trung Kỳ cự sưu ký rồi tự dịch ra quốc ngữ.

Trung kỳ dân biến thỉ mạt ký
Tác giả:      Phan Chu Trinh
Nxb:           Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa
Năm:         1973


NHẬT KÝ THÁNG 4

 
Phạm Phong Dinh
  

Sau khi hay tin 15 Biệt Hải thuộc Tuần Dương Hạm HQ 16 Lý Thường Kiệt được một ngư thuyền cứu vớt tại eo biển Qui Nhơn, cách đảo Cù Lao Xanh (hay còn gọi là Mũi Yến) 55 cây số về phía Đông và vẫn còn ở ngoài hải phận quốc tế, nhiều phóng viên quân đội đã chạy đôn chạy đáo tìm mọi cách để đến gặp và nhìn tận mắt những người lính biển đầu tiên đã viết những dòng hải sử chiến đấu chống quân Trung cộng, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 15 người lính, các anh đã phải đối đầu với một lực lượng hung hãn địch gấp gần 20 lần hơn trên đảo Vĩnh Lạc. Trong lúc những chiến hạm của Hải Quân Việt Nam còn đang giáp chiến với hải quân Trung cộng, tiếng đại bác của hai bên nổ rền mặt đại dương, thì 15 chiến sĩ Biệt Hải đã kiệt liệt đối súng với hàng trăm lính bộ chiến của Trung cộng trên hòn đảo nhỏ này. Giữa cơn lửa đạn mù rời, toán Biệt Hải nhận được lệnh rút bỏ Vĩnh Lạc, vì cấp chỉ huy mặt trận Hoàng Sa không thể hy sinh oan uổng những đoàn viên ưu tú nhất của quân chủng. Không có một chiếc tàu nào đến đón, vì lúc đó 14 tàu chiến Trung cộng đang vây đánh Tuần Dương Hạm HQ 16 Lý Thường Kiệt, Tuần Dương Hạm HQ 5 Trần Bình Trọng, Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 và Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ 4. Chiếc xuồng đổ bộ giờ đây đã trở thành chiếc phao cứu sinh duy nhất của toán chiến sĩ lạc loài này. Cuộc hành trình vượt chết trên vùng biển bão tố bắt đầu.


Mai Thanh Truyết

Mài gươm mãi đến bao giờ nhỉ
Bao giờ chém chết nỗi đau thương
Nỗi đau vẫn đó ngày Quốc Hận
30 tháng 4 sông núi ngẫn ngơ
Thơ Huỳnh Công Ánh 

Không biết tự lúc nào sau ngày 30 tháng tư năm 1975, mỗi năm vào dịp nầy lòng tôi dường như chùng xuống. Trước khi về hưu vào năm 2012, công việc hàng ngày vẫn chu toàn 8 giờ để trả nợ áo cơm, một vài giờ cho dịch vụ tư vấn về môi trường của tôi, cũng như thì giờ cho các buổi phỏng vấn hay ngồi suy tư và viết bài hoặc đi đó đi đây…tôi đã cảm nhận được một nỗi niềm u uẩn nào đó trong tôi. Nhưng bây giờ, mặc dù đã giã từ nợ cơm áo, nhưng niềm u uẩn trên vẫn tiếp tục còn trong tôi ngày càng…dai dẳng hơn thêm, càng cô đọng hơn nữa đến nỗi nhiều khi tôi chỉ muốn nói… một mình!



Nguyễn Thị Hậu

Tường thuật buổi nói chuyện ngày 14-4-2018 của TS. Nguyễn Thị Hậu “Sài Gòn – nhìn từ một người giao hòa Nam – Bắc” do Tia Sáng tổ chức trong khuôn khổ chuỗi hoạt động thường kỳ đưa khoa học và nghệ thuật đến công chúng.
Sài Gòn, vẫn được cho là “vùng đất mới”, được khai phá bởi những lưu dân từ phía Bắc vào. Dường như đó mới là cái nhìn một cách quá vội vã, của “kẻ khác” – từ bên ngoài, về không gian văn hóa đa dạng này. Và cái nhìn đó đã dẫn tới nhiều hệ lụy trong phát triển, bảo tồn văn hóa Sài Gòn, có thể gây ra những đổ vỡ, đứt gãy đáng tiếc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét