Nhiệt độ thời tiết thay đổi đột ngột như thân nhiệt
của một người mang bệnh sốt rét. Mới sáng bữa trước trời còn lành lạnh và nhạt
nắng; qua sớm bữa sau nắng đã chuyển màu vàng sậm và trời thì hâm hấp nóng. Tới
trưa thì nóng như hun. Tôi mở cửa bước vào xe mà tưởng như mình bước chân vô
cái lò bánh mì.
Người dân bản xứ bỏ giầy, bỏ vớ, bỏ luôn quần trong,
áo ngoài; họ chỉ còn đeo lại vài mảnh vải nhỏ xíu trên người, đi lơn tơn ở
ngoài phố, gặp nhau họ chào hỏi hớn hở và gật gù nhận xét thú vị “’The summer’s
coming !” Mùa hè thiệt sao? Hè ở đâu mà tới một cái rào vậy kìa? Có cái gì đột
ngột, mới mẻ quá khiến cho một thằng dân ti nạn khó tránh được đôi chút ngỡ
ngàng.
Lê Phan
Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018
Hôm Thứ Năm vừa qua, cô bé Maile Pearl Bowlsbey
Duckworth, mới 11 ngày, đã đến phòng họp của Thượng Viện Hoa Kỳ theo mẹ, Thượng
Nghị Sĩ Tammy Duckworth, khi thượng nghị sĩ dân chủ của tiểu bang Illinois đến
để bỏ phiếu chuẩn thuận người mà Tổng Thống Donald Trump đã chọn làm tân giám đốc
cho Cơ Quan Quản Trị Không Gian NASA.
Sự việc cô bé Maile được mẹ bế đến Thượng Viện là một
cảnh chưa từng có. Em bé mới 11 ngày này đã làm nên lịch sử vì nhờ em mà Thượng
Viện đã thông qua những luật lệ cho phép đem con nhỏ vào phòng họp. Nhưng điều
quan trọng hơn là dự luật này được thông qua với không một phiếu nào chống.
Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018
Theo báo Vietnamfinance.vn phát hành ngày
02/06/2017, xác định nợ công của Việt Nam là 431 tỷ USD tương đương 210%GDP,
trong đó khoản nợ của chính phủ là 131 tỷ USD tương đương 63,9%GDP, còn lại số
tiền khoảng 300 tỷ USD chiếm khoảng 146,1%GDP là khoản nợ của 3.200 DNNN.
Nhìn vào danh sách các doanh nghiệp nhà nước có doanh nghiệp nào có lợi? Trừ một số rất rất ít doanh nghiệp có cổ phần nhà nước làm ăn có lợi như Vinamilk và Sabeco thì còn lại những doanh nghiệp kia thì toàn là thua lỗ. Nhưng cuối cùng 2 doanh nghiệp cổ phần làm ăn hiệu quả kia cũng đem bán đi để lấy tiền trả nợ, thì còn lại đến hàng ngàn DNNN đang là hang ổ gặm nhấm ngân sách. Nó là những đứa con của chính phủ, khi tiêu pha hết tiền thì khóc lên đòi chính phủ đi vay về cho nó xài.
Nhìn vào danh sách các doanh nghiệp nhà nước có doanh nghiệp nào có lợi? Trừ một số rất rất ít doanh nghiệp có cổ phần nhà nước làm ăn có lợi như Vinamilk và Sabeco thì còn lại những doanh nghiệp kia thì toàn là thua lỗ. Nhưng cuối cùng 2 doanh nghiệp cổ phần làm ăn hiệu quả kia cũng đem bán đi để lấy tiền trả nợ, thì còn lại đến hàng ngàn DNNN đang là hang ổ gặm nhấm ngân sách. Nó là những đứa con của chính phủ, khi tiêu pha hết tiền thì khóc lên đòi chính phủ đi vay về cho nó xài.
Nguyễn Xuân Nghĩa
(Kim Nhung Show tối Thứ Ba 24)
KN: Kim Nhung xin kính chào quý KTG của hệ thống
SBTN qua chương trình Thời Sự Ngày Mai với kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa nhằm
tìm hiểu các biến cố kinh tế chính trị hay lịch sử có thể trở thành thời sự. KN
xin kính chào ktg NXN.
KN 1: Thưa ông Nghĩa, từ đầu năm đến giờ, trong bốn
tháng liền chúng ta đã thấy mâu thuẫn gia tăng về mọi mặt giữa Hoa Kỳ và Trung
Quốc, từ chuyện làm ăn buôn bán tới an ninh và chính trị trên vùng Đông Bắc Á
xuống tới Đông Hải của Việt Nam hay vùng biển Đông Nam Á. Vì vậy, trong chương
trình tuần này, KN xin đề nghị ông phân tách cho sức mạnh của đôi bên, nhìn từ
nhiều khía cạnh khác nhau theo cách trình bày của ông về những bối cảnh gần xa.
Phương Thơ
Betsy
Graseck (Phương Thơ) , an analyst at Morgan Stanley, talks
about a shareholder proposal to separate Jamie Dimon's chairman
and chief executive officer roles at JPMorgan Chase.
Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018
Có khá nhiều người ở VN hỏi tôi về hồ sơ việc “Tập
đoàn IPP muốn huy động nguồn vốn khoảng 50 tỷ USD vào đặc khu kinh tế Bắc Vân
Phong”:
http://cafef.vn/ong-johnathan-hanh-nguyen-muon-rot-50-ty-do-dau-tu-vao-dac-khu-bac-van-phong-chi-5-ty-do-xay-san-bay-20180426112737902.chn
, tức là của Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Hội đồng
quản trị IPP,….
Tôi thì trả lời ngắn gọn là ở VN họ đang sống trong
“thế giới của con lừa”, đó là chiêu trò PR của Johnathan Hạnh Nguyễn. Nếu nói về
gọi là tỷ phú USD đi nữa thì cả cái công ty họ hàng gia đình của người này chưa
thể rút tiền mặt thật để đấu với tôi, là bất kể khi nào họ có bao nhiêu tiền thật
định giá bằng đồng USD, EUR, JPY hay cổ phiếu, trái phiếu thì tôi sẽ kiếm ra bấy
nhiêu tiền. Nói thật nhân vật Johnathan Hạnh Nguyễn này ở Phố Wall thì chả có mấy
ai biết tên họ cả. Còn chuyện ông này từng PR rêu rao là nguyên, hay cựu là
thanh tra tài chính của hãng Boeing Co (NYSE: BA) thì chỉ hạng cò con đi giúp
việc sổ sách thôi. Ông này kém xa tỷ phú Phạm Nhật Vượng của VN.
Kami
Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018
Nếu kể những tội trạng của ông Trần Đại Quang trong
việc biến Bộ Công An Việt Nam thành một tổ chức tội phạm có hệ thống ở cấp nhà
nước, thì việc ở lại hay ra đi đối với ông Trần Đại Quang hầu như không còn một
chút ý nghĩa nào hết. Vì nếu như ông Quang không bị Tổng BT Nguyễn Phú Trọng bắt
để xử tội cũng là nhờ do hồng phúc của tổ tiên mà thôi.
Theo dõi việc đưa tin của truyền thông nhà nước ở Việt
Nam về các hoạt động của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang trong thời gian gần đây
đã cho thấy, lần cuối cùng mà các báo chí đưa tin về ông Trần Đại Quang là này
2/4/2018, ông Chủ tịch Nước đã tiếpthư ký Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mông Cổ là
ông Amarjargal Gansukh, tại Phủ Chủ Tịch ở Hà Nội.
Bùi Quang Vơm
Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018
Lạ một điều, là ông Bình không chỉ xuất hiện trong mọi
chuyến đi thăm, làm việc và công cán trong nước của ông Tổng Bí thư nguyễn Phú
Trọng, mà còn tháp tùng nhiều chuyến thăm ngoại giao của ông Trọng ra nước
ngoài.
Từ đầu tháng
tư năm nay, xuất hiện một hiện tượng đáng chú ý là sự vắng mặt của ông Trần Đại
Quang trên mặt báo chí và hoạt động của chủ tịch nước. Các việc nghi lễ ngoại
giao nhân danh nguyên thủ đều được gửi bằng điện, điện mừng, điện chia buồn,
nhưng không kèm hình ảnh. Các sự kiện ngoại giao đón khách thăm đều không có mặt
chủ tịch nước. Đặc biệt là chuyến thăm của bà Aung San Suu Kyi, mặc dù chỉ trên
danh nghĩa Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Myanmar, nhưng ai cũng biết bà là người
quyền lực cuối cùng trong hệ thống chính trị của Mianmar. Trong khi bà Aung San
Suu Kyi hội kiến cả ba vị thuộc bộ tứ, Tổng bí thư, Thủ tướng và chủ tịch Quốc
Hội, không hề thấy mặt ông chủ tịch nước Trần Đại Quang. Chuyện vắng mặt của
ông Quang xảy ra cùng một lúc với lệnh bắt và khám nhà Trung tướng Công An Phan
Hữu Tuấn, nguyên phó Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo, cùng với lệnh bắt và
khám nhà hai vị nguyên chủ tịch UBND Đà Nẵng cùng một loạt các quan chức Đà Nẵng
liên quan tới vụ Vũ Nhôm.
NHẬT
KÝ THÁNG 4
Lời người viết: Trong khoảng thời gian 1975-1977,
người viết bị giam tại trại Cải Tạo Suối Tre, Long Khánh. Tại đây người viết ở
chung D (tương đương cấp tiểu đội) với trung úy Huỳnh Văn Hoa, sĩ quan tùy viên
của chuẩn tướng Trần Văn Hai, tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh kiêm chỉ huy trưởng Căn
Cứ Đồng Tâm. Trước đó, chuẩn tướng Trần Văn Hai đã từng là chỉ huy trưởng Binh
Chủng Biệt Động Quân, và cũng từng làm Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia.
Trong thời gian đi cải tạo, anh Hoa đã kể cho người viết nghe những giờ phút cuối cùng của chuẩn tướng Trần Văn Hai. Ông đã chọn cho mình một cái chết anh hùng như một số tướng lãnh khác của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa: thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, thiếu tướng Phạm Văn Phú, thiếu tướng Lê Nguyên Vỹ,...
Trong thời gian đi cải tạo, anh Hoa đã kể cho người viết nghe những giờ phút cuối cùng của chuẩn tướng Trần Văn Hai. Ông đã chọn cho mình một cái chết anh hùng như một số tướng lãnh khác của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa: thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, thiếu tướng Phạm Văn Phú, thiếu tướng Lê Nguyên Vỹ,...
Nguyễn Tú
Bác Sĩ Phan Huy Quát sinh năm 1908 tại Nghệ Tĩnh, tham chính nhiều lần, từng làm Tổng Trưởng Giáo Dục, Tổng Trưởng Quốc Phòng, lần cuối cùng giữ chức vụ Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1965. Ông cũng là Chủ tịch Liên Minh Á Châu Chống Cộng, phân bộ Việt Nam, và là chủ nhiệm tuần báo Diễn Ðàn, Sài gòn, 1972. Ngày 16 Tháng Tám 1975 Bác Sĩ Quát bị Cộng Sản bắt do nội phản trên đường vượt biên; và chưa đầy bốn năm sau ông từ trần trong nhà tù Chí Hòa. Bài dưới đây do ký giả kỳ cựu Nguyễn Tú, bạn ông, và cũng là bạn tù (người đã sống bên cạnh Bác Sĩ Quát trong những ngày tháng và giờ phút cuối cùng tại khám Chí Hòa), kể lại "như một nén hương chiêu niệm chung."
Trong thời gian bị cầm tù, Bác Sĩ Quát bị bệnh gan rất nặng song Việt Cộng không cho chữa chạy, thuốc men do gia đình tiếp tế không được nhận. Người con trai út bị giam ở phòng bên, có thuốc cho bố, cũng không làm sao mang sang. Khi biết ông không thể nào qua khỏi, chúng mới đem ông lên bệnh xá. Ông chết ở đó vào ngày hôm sau, 27 Tháng Tư 1979.
Bác Sĩ Phan Huy Quát sinh năm 1908 tại Nghệ Tĩnh, tham chính nhiều lần, từng làm Tổng Trưởng Giáo Dục, Tổng Trưởng Quốc Phòng, lần cuối cùng giữ chức vụ Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1965. Ông cũng là Chủ tịch Liên Minh Á Châu Chống Cộng, phân bộ Việt Nam, và là chủ nhiệm tuần báo Diễn Ðàn, Sài gòn, 1972. Ngày 16 Tháng Tám 1975 Bác Sĩ Quát bị Cộng Sản bắt do nội phản trên đường vượt biên; và chưa đầy bốn năm sau ông từ trần trong nhà tù Chí Hòa. Bài dưới đây do ký giả kỳ cựu Nguyễn Tú, bạn ông, và cũng là bạn tù (người đã sống bên cạnh Bác Sĩ Quát trong những ngày tháng và giờ phút cuối cùng tại khám Chí Hòa), kể lại "như một nén hương chiêu niệm chung."
Trong thời gian bị cầm tù, Bác Sĩ Quát bị bệnh gan rất nặng song Việt Cộng không cho chữa chạy, thuốc men do gia đình tiếp tế không được nhận. Người con trai út bị giam ở phòng bên, có thuốc cho bố, cũng không làm sao mang sang. Khi biết ông không thể nào qua khỏi, chúng mới đem ông lên bệnh xá. Ông chết ở đó vào ngày hôm sau, 27 Tháng Tư 1979.
Nguyễn Quang Duy
6 câu hỏi dưới đây tôi thường được bạn đọc hỏi, hôm
nay xin ngắn gọn trả lời:
1. Mỹ đã phản bội miền Nam tại sao tôi vẫn
ủng hộ Mỹ ?
Cha tôi chết trong niềm uất hận nước Mỹ đã phản bội
miền Nam. Theo tôi người Mỹ đến và rời miền Nam vì quyền lợi của nước họ.
Nếu có là chính quyền Mỹ lúc đó đã phản bội lại lý
tưởng bảo vệ tự do, phản bội quân đội Mỹ đã anh dũng chiến đấu bảo vệ miền Nam
tự do.
Các chính quyền sau này đã cứu giúp gia đình tôi và
hằng triệu đồng bào tôi trốn chạy cộng sản, đưa hằng trăm ngàn người dân tôi
sang Mỹ theo diện HO… Người Mỹ nhân đạo như thế hỏi sao tôi không ủng hộ họ.
Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018
Thưa quý vị, như vậy chỉ còn ít ngày nữa là đến ngày
30/4, ngày kỷ niệm chiến tranh Việt Nam chính thức kết thúc. Sự kiện này được
nhắc đến với rất nhiều tên gọi khác nhau, tuy nhiên theo nhận định của ông Võ
Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng chính phủ Hà Nội thì đây là ngày triệu người vui
nhưng cũng triệu người buồn.
Mời quý vị cùng theo dõi buổi trò chuyện giữa RFA và ông Nguyễn Mạnh Tiến, cựu nhà báo của RFA với bút danh Nam Nguyên, đồng thời ông cũng là một trong những phóng viên thời chiến tranh Việt Nam.
Xin chào nhà báo Nguyễn Mạnh Tiến, ông có thể chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ trước ngày 30 tháng 4 năm 1975?
Mời quý vị cùng theo dõi buổi trò chuyện giữa RFA và ông Nguyễn Mạnh Tiến, cựu nhà báo của RFA với bút danh Nam Nguyên, đồng thời ông cũng là một trong những phóng viên thời chiến tranh Việt Nam.
Xin chào nhà báo Nguyễn Mạnh Tiến, ông có thể chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ trước ngày 30 tháng 4 năm 1975?
Trần Mộng Tú
Gửi
đến vong linh cố Thiếu Tá BĐQ Trần Đình Tự cùng 12 chiến sĩ BĐQ của TĐ 38 bị VC
giết tập thể ngày 30/4/ 75 tại Củ Chi.
Mấy hôm nay, ngày nào ngườiđàn ông cũng thức dậy rất
sớm, ông rón rén ra khỏi gian buồng bé nhỏ của mình, băng qua cái sân, lén mình
lách qua cánh cổng chùa khi cả nhà sư và mái chùa còn yên ngủ trong sương sớm.
Ông lặng lẽ như một chiếc bóng đi bộ ra bến xe đò. Bến xe còn vắng người, ông
tìm một cái xe có nhiều chỗ, rồi tự mở cửa vào kiếm cho mình một chỗ ở chiếc ghế
cuối cùng, ông hy vọng ông chẳng lấy chỗ của ai. Ông sẽ đứng nép vào một góc
nào đó nếu có ai cần ghế.
Từ chỗ ông ở tới nơi ông muốn đến có 30 cây số, đường
không xa lắm, sau đó nếu kiếm được một anh xe ôm không có khách cùng đi về hướng
đó, ông sẽ nhẩy lên yên sau lưng anh, ông nhẹ lắm, anh ta sẽ không cảm thấy gì
đâu, sẽ cho ông quá giang đoạn đường còn lại. Để đếnđịa điểm đó cũng phải đi
thêm khoảng 20 cây số nữa. Con đường này ông quen thuộc lắm rồi. Hàng năm cứ đến
ngày 30 tháng 4 ông và mười hai (12) người chiến sĩ đồng đội rủ nhau tìm về
đây.
FB Luân Lê
27-4-2018
Đây là cái bắt tay giữa hai nền chính trị đối nghịch
nhau: dân chủ (tam quyền phân lập) và độc tài toàn trị (cộng sản) trên bán đảo
Triều Tiên, nơi bị chia cắt thành Bắc Triều Tiên và Nam Hàn (Đại Hàn Dân Quốc)
trong khoảng thời gian nội chiến từ năm 1950 – 1953.
Tổng thống Hàn Quốc, ông Moon Ja-in đã được Kim Jong-un
mời sang thăm nhưng với một lời rào trước rằng: đất nước tôi với cơ sở hạ tầng
giao thông cũng như các phương tiện rất tồi tệ, có thể sẽ khiến ông không hài
lòng và cảm thấy khó chịu. Nhưng ông Moon vẫn luôn niềm nở và coi đó là một niềm
hy vọng của một sự khởi đầu tươi đẹp nhất từ trước cho đến nay.
Hồng Thủy
11:17 25/04/18
(GDVN) - Lựa chọn việc cấm xuất khẩu công nghệ cao
sang Trung Quốc là "huyệt đạo" ông Donald Trump sử dụng để buộc Bắc
Kinh điều chỉnh hành vi.
Nhà báo Yu Nakamura, Nikkei Asia Review ngày 25/4
bình luận:
Động thái Nhà Trắng cấm tập đoàn ZTE, Trung Quốc mua
các chíp điện tử của Mỹ hồi tuần trước được thiết lập không chỉ để làm tê liệt
hoạt động sản xuất điện thoại thông minh của ZTE, mà còn gây chấn động chuỗi
cung ứng viễn thông toàn cầu của Trung Quốc.
Truyền thông Trung Quốc cho biết, mặc dù lượng điện
thoại thông minh còn trong kho của ZTE có thể cung ứng ra thị trường trong 1
tháng nữa, nhưng sản lượng mặt hàng này đang bị chững lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét