Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018

Bản tin ngày Thứ ba 17 tháng 7 năm 2018


Tưởng Năng Tiến - Phi Thuyền & Bóng Đá


Biết nhục không phải là điều đáng sợ, trái lại, khi nói về dân tộc mình, không hiểu sao tôi cứ rùng mình ghê sợ trước một thái độ hơn hớn tự đắc.
Hà Sĩ Phu
Tôi không rõ năm sinh hay ngày qua đời của thi sĩ Bùi Giáng nhưng vẫn nhớ hoài hai câu thơ (ngơ ngác) mà ông viết từ cuối thế kỷ trước, sau khi tầu vũ trụ Soyuz 37 được phóng lên không gian, vào hôm 23 tháng 7 năm 1980:
Hoan hô đồng chí Phạm Tuân
Khi không anh bỗng nhẩy tưng lên trời!
Đây là một cú “nhẩy” lịch sử, được chuẩn bị rất kỹ càng và chu đáo, chớ đâu phải chuyện (khi khổng) “khi không” – cha nội. Chỉ cần xem lại mớ hành trang rình rang mà Phạm Tuân mang theo cho chuyến đi (ké) này cũng đủ thấy “ớn chè đậu” rồi:
Tôi mang theo quốc kỳ, quốc huy, chân dung của bác Hồ, bản tuyên ngôn độc lập do bác viết, di chúc bác để lại, cùng với một túi đất của quảng truờng Ba Ðình (nơi xây lăng của Hồ Chí Minh) và nhiều phù hiệu nữa...”   I took several national flags, national emblems, portraits of Uncle Ho, his national independence proclamation, his testament, a small pack of soil from Ba Dinh Square [site of the Ho Chi Minh mausoleum] and many other badges. (Vietnam Marks Anniversary Of Giant Leap - BBC 24 July, 2000).

Đại Nạn Trung Hoa  Nanh Vuốt Trung Cộng

Trần Gia Phụng 


Sau hiệp định Paris ngày 27-1-1973, Hoa Kỳ rút hết quân ra khỏi Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) tức Nam Việt Nam (NVN).  Sự thay đổi chính sách của Hoa Kỳ ở Á Châu sau năm 1973 là cơ hội bằng vàng cho Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) hay Trung Cộng vùng lên thực hiện mộng bá quyền tại đây.  Mở đầu, Trung Cộng mưu đồ chiếm cho được quần đảo Hoàng Sa để mở đường xuống phương nam. 
Từ thời nhà Nguyễn qua thời Pháp thuộc, đến thời Quốc Gia Việt Nam rồi VNCH, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.  Tại hội nghị hòa bình quốc tế ở San Francsco (Hoa Kỳ) năm 1951, thủ tướng Quốc Gia Việt Nam là Trần Văn Hữu khẳng định lại một lần nữa hai quần đảo nầy là của Việt Nam.  Lúc đó, quần đảo Hoàng Sa thuộc địa hạt tỉnh Thừa Thiên. 

Điểm tin báo ngày Thứ ba 17 tháng 7 năm 2018


Chiến Tranh Mậu Dịch Giữa Hoa Kỳ Và Trung Hoa 

Trần Trung Tín
Thursday, July 12, 2018  


Hôm thứ Ba ngày 10/7/18, văn phòng của ông Robert Lighthizer, Đại Diện Mậu Dịch của Hoa Kỳ, đã đưa ra một thông cáo báo chí (Statement By U.S. Trade Representative Robert Lighthizer on Section 301 Action) (1) về việc Hoa Kỳ bắt đầu tiến hành các thủ tục đánh 10% thuế thêm lên 200 tỉ đô la các loại hàng nhập cảng của Trung Hoa.

Bản thông cáo báo chí đó có ghi những đoạn:
  • Trung Hoa từ đó đã trả đũa Hoa Kỳ bằng cách đánh thuế lên 34 tỉ đô la hàng hóa của Hoa Kỳ xuất cảng sang Trung Hoa, và còn đe dọa đánh thuế lên 16 tỉ đô la hàng hóa khác. Họ đã làm điều này mà không dựa trên bất kỳ cơ sở pháp lý quốc tế hoặc biện minh chính đáng nào.
  • Vì kết quả của sự trả đũa của Trung Hoa và sự thất bại không thay đổi cung cách thực hành của họ, Tổng Thống đã ra lệnh cho Đại Diện Mậu Dịch của Hoa Kỳ bắt đầu tiến trình đánh 10% thuế lên 200 tỉ đô la các hàng nhập cảng khác của Trung Hoa. Đây là một đáp ứng thích hợp với thẩm quyền của Phần 301 (Section 301) để đạt đến được sự loại bỏ các chính sách công nghiệp nguy hại của Trung Hoa. Đại Diện Mậu Dịch của Hoa Kỳ sẽ tiến hành với thủ tục thông báo và thu nhận ý kiến (notice and comment process) minh bạch và đầy đủ trước công chúng trước khi đem áp dụng các thuế này, như chúng tôi đã làm đối với các thứ thuế trước đây.
  • Trong hơn một năm, chính quyền Trump đã kiên nhẫn thúc giục Trung Hoa ngưng những cung cách thực hành không công bằng của họ, mở cửa thị trường và tham dự vào sự cạnh tranh thị trường đích thực. Chúng tôi đã rất rõ ràng và đưa ra các chi tiết về những thay đổi cụ thể mà Trung Hoa nên thực hiện. Tiếc thay, Trung Hoa đã không thay đổi cách cư xử (behavior) của họ - một cách cư xử đặt tương lai của nền kinh tế Mỹ vào chỗ rủi ro. Thay vì giải quyết các mối quan tâm chính đáng của chúng tôi, Trung Hoa đã bắt đầu trả đũa nhắm vào các sản phẩm của Hoa Kỳ. Không có một biện minh chính đáng nào cho hành động đó.

Quản lý báo chí Mỹ: Không giấy phép, không kiểm duyệt, không thẻ nhà báo

By NGUYỄN QUỐC TẤN TRUNG
Posted on 17/07/2018


Nếu xem những quy định quản lý báo giới truyền thông trên thế giới là rừng, Hoa Kỳ có thể được xem là một tên lâm tặc. Hắn không thích sự hiện diện dày đặc của rừng cho lắm.
Nếu Hoa Kỳ là cái nôi của cách dùng và sự lan rộng sử dụng từ “fake news” (tin giả), Hoa Kỳ cũng là quốc gia duy nhất có người dân tự tin rằng fake news hoàn toàn có thể bị đánh bại bởi chính các định chế tự do ngôn luận sẵn có của Hoa Kỳ mà không cần sự can thiệp của bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào.
Đôi khi, không phải việc cứ nhiều người làm là đúng; phần đông thực hiện là chúng ta nên đi theo. Và người viết luôn tin cơ chế kiểm soát báo chí – truyền thông của Hoa Kỳ, dù không hẳn là hoàn thiện tuyệt đối, sẽ luôn là cơ chế bảo vệ quyền tự do ngôn luận tốt nhất, với cơ quan kiểm soát phù hợp nhất, và cân nhắc tới quyền lợi của các chủ thể xã hội khác một cách hài hòa nhất.
Quản lý báo chí Hoa Kỳ: Thoáng mát như Hawaii
Quản lý báo chí của Hoa Kỳ là gần như không quản lý gì cả.

Mỹ và Bắc Triều Tiên thảo luận về việc hồi hương hài cốt lính Mỹ 

dimanche 15 juillet 2018

Các viên chức quân sự Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên hôm nay 15/07/2018 gặp gỡ tại Bàn Môn Điếm để tổ chức việc đưa về nước hài cốt của những lính Mỹ tử trận trong cuộc chiến Triều Tiên. Đây là một phần trong thỏa thuận từ cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo chế độ Bình Nhưỡng tháng trước.

Hãng tin Yonhap dẫn nguồn từ một viên chức Hàn Quốc cho biết các đại diện quân sự đôi bên đã bắt đầu ngồi vào bàn đàm phán sáng nay. Các hình ảnh truyền hình cho thấy những chiếc xe mang bảng số quân đội Mỹ hướng về vùng phi quân sự, và theo báo chí, trong những tuần lễ gần đây khoảng mấy chục quan tài đựng hài cốt lính Mỹ đã được đưa về phía nam biên giới hai nước Triều Tiên.

THẨM PHÁN TCPV KAVANAUGH

Vũ Linh
July 14, 2018


Tiếp theo cả chục ngày nín thở chờ tin, tối Thứ Hai vừa qua, TT Trump đã thông báo cho cả nước biết ông đã chọn thẩm phán Brett Kavanaugh vào Tối Cao Pháp Viện thay thế thẩm phán Anthony Kennedy về hưu.
Chuyện này quan trọng hay không, quan trọng đến mức nào, có hậu quả ra sao liên quan đến đời sống chúng ta, người dân bình thường? Đó là những chuyện cả triệu người đang thắc mắc.
Trước hết ta nói về tiến trình bổ nhiệm.

“Thời khắc Reagan” cho cuộc chiến tranh thương mại?
A “Reagan Moment” for International Trade?

July 16, 2018
Mohamed A. El-Erian

Phạm Nguyên Trường dịch
Song ngữ Việt Anh


Trong những năm 1980, Tổng thống Mỹ, Ronald Reagan, phát động cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô, kết quả là đã làm thay đổi cán cân quyền lực trên thế giới và gây được ảnh hưởng tới nhiều quốc gia. Liệu cuộc chạy đua về thuế quan của Donald Trump với Trung Quốc có dẫn tới kết quả tương tự?
Vòng ra đòn và trả đũa mới nhất giữa Mỹ và Trung Quốc đã thúc đẩy thêm các cuộc tranh luận đang diễn ra trên toàn thế giới về việc liệu thế giới có đang trực diện với cuộc xung đột thương mại đơn thuần hay đang lao nhanh tới một cuộc chiến thương mại toàn diện. Nhưng cái được mang ra đặt cược có thể thậm chí còn mang tính nền tảng hơn hẳn. Ngẫu nhiên hay có chủ ý, chính quyền của Tổng thống Donald Trump có thể đã và đang dọn đường tới “thời khắc Reagan” trong quan hệ thương mại quốc tế.

Trung Cộng đang đuối sức trong cuộc chiến thương mại 

Nguyễn Ngọc Sẵng 


Cuộc chiến tranh thương mại nổ ra giữa Trung Cộng và Mỹ sẽ làm nền kinh tế của hai quốc gia này kiệt quệ và sẽ ảnh hưởng đến kinh tế thế giới. Đó là điều không tránh khỏi.
Kinh tế Hoa Kỳ vừa phục hồi sau cơn suy thoái 2008 và cuộc chiến thương mại với Tàu đang xảy ra trong hoàn cảnh kinh tế nước Tàu đang u ám bởi nhiều vấn nạn như vốn đầu tư sục giảm nặng, nợ công tăng nhanh, thị trường bất động sản có nhiều dấu hiệu bất ổn, núi nợ đang phình to và nợ tín dụng nhân dân trở thành cơn ác mộng.
New York Times bình luận, Tổng thống Donald Trump hiểu rõ chiến tranh thương mại sẽ khiến các bên cùng thua, nhưng sẽ có những người chịu thiệt hại ít hơn trong cuộc chơi này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét