Thế lực nào đang muốn bịt miệng Linh mục Nguyễn Duy
Tân?
03/07/2018
Anh Quân
Giáo xứ Thọ Hòa hiện nay
thuộc xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, vốn là một vùng kinh tế mới,
được hình thành sau năm 1975.
Thuở ban đầu chỉ có vài chục
hộ di dân tự do từ Long Khánh đến ở. Năm 1978, đã có khoảng 50 gia đình công
giáo từ Long Khánh và các nơi về đây sinh sống. Thời gian đầu, giáo dân Thọ Hòa
muốn đi lễ phải đến nhà thờ Long Khánh cách đó khoảng 14 km. Năm 1993, Giáo họ
Thọ Hòa chính thức được thành lập với khoảng 140 gia đình công giáo và trực
thuộc Giáo xứ Thọ Lộc. Cùng năm đó, giáo dân Thọ Hòa dựng tạm một ngôi nhà
nguyện bằng tre, mái tôn và chủ nhật hàng tuần có linh mục các nơi về làm lễ
tại đây.
Thư
ngỏ thứ hai gửi Quốc hội về Dự thảo Luật An Ninh Mạng
Dương Ngọc Thái
June 11, 2018
Kính
thưa Quốc hội,
Hình ảnh đoàn người biểu tình trước Dinh Thống Nhất vào buổi sáng ngày 10/6/2018 khiến tôi không thể không liên tưởng đến hình ảnh hai chiếc xe tăng húc đổ cổng chính của Dinh Độc Lập vào buổi trưa ngày 30/4/1975.
Sự
kiện 30/4/1975 đã được đưa vào sách giáo khoa, ai lớn lên ở Việt Nam đều đã
từng phải học thuộc lòng. Nhưng liệu con cháu chúng ta sẽ học về sự kiện ngày
10/6/2018 trong sách giáo khoa hay là phải vượt tường lửa để đọc trên
Wikipedia?
Câu
hỏi tưởng chừng đơn giản này nhưng hai lựa chọn là hai con đường rất khác nhau
mà Việt Nam sẽ đi. Con đường thứ nhất đi cùng thế giới, con đường thứ hai không
biết sẽ dẫn về đâu.
Tôi
chỉ biết rằng thế giới đang đi rất nhanh, sẽ không chờ để Việt Nam quay lại
“đổi mới" thêm một lần nữa.
Facebook và Minds
03/07/2018
Dương Ngọc Thái
Theo blog Thái
(trả lời email của một bạn
sinh viên hỏi ý kiến về mạng xã hội Minds)
Tôi không có Facebook, tôi đã
xóa tài khoản từ năm 2010, vì tôi muốn bảo vệ cuộc
sống riêng tư và năng suất lao
động.
Tôi không thích Facebook vì
họ có quá nhiều thủ thuật khiến người dùng trở nên phụ thuộc, luôn bất an không
biết mình có đang bỏ lỡ gì hay không, ray rức bực dọc nếu chưa "up
hình" hay cập nhật status mới, báo cho cả thế giới biết mình đang nghĩ gì
làm gì ở đâu với ai.
Thư
ngỏ gửi Quốc hội về dự thảo luật An Ninh Mạng
Dương Ngọc Thái
May 31, 2018
Một
bản tóm gọn của lá
thư này đã đăng trên tờ Một Thế Giới.
Tôi xin lỗi vì thư dài. Tôi đã cố gắng viết ngắn lại, đã chỉnh sửa nhiều lần và đây là phiên bản vừa ý nhất. Hi vọng mọi người sẽ đọc hết, cho ý kiến và chia sẻ với nhiều người khác. Dự thảo Luật An Ninh Mạng, nếu được Quốc hội thông qua vào ngày 12/6/2018, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả chúng ta, không chừa một ai, nên tôi hi vọng sẽ có nhiều người hơn hiểu các vấn đề dự thảo này.
Tôi xin lỗi vì thư dài. Tôi đã cố gắng viết ngắn lại, đã chỉnh sửa nhiều lần và đây là phiên bản vừa ý nhất. Hi vọng mọi người sẽ đọc hết, cho ý kiến và chia sẻ với nhiều người khác. Dự thảo Luật An Ninh Mạng, nếu được Quốc hội thông qua vào ngày 12/6/2018, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả chúng ta, không chừa một ai, nên tôi hi vọng sẽ có nhiều người hơn hiểu các vấn đề dự thảo này.
Điểm
tin báo ngày Thứ ba 3 tháng 7 năm 2018
Mỹ và các nước đua nhau áp thuế lên hàng hóa của nhau
như thế nào?
Mỹ và các đối tác thương mại
đã và chuẩn bị áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu của nhau, làm dấy lên lo ngại về
chiến tranh thương mại toàn cầu...
Hoài Thu
03/07/2018
Thâm
hụt thương mại lên tới 568 tỷ USD trong năm 2017 là một trong những nguyên nhân
chính khiến chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh tay áp thuế với hàng
hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc, EU...
Dưới đây là các loại thuế Mỹ
và các đối tác thương mại đã và chuẩn bị áp lên hàng hóa nhập khẩu của nhau,
làm dấy lên lo ngại về chiến tranh thương mại toàn cầu. Dữ liệu được trang
Market Watch tổng hợp.
Đức lại lâm vào khủng
hoảng chính trị
Minh Anh
02-07-2018
Liên minh cầm quyền tại Đức bị chia rẽ và suy yếu vì hồ sơ di
dân. Tối 01/07/2018, ông Horst Seehofer đã tuyên bố sẽ từ chức bộ trưởng Nội Vụ
và chủ tịch đảng Liên minh Xã hội Thiên Chúa Giáo Bayern (CSU). Hành động này
là nhằm phản đối chính sách di dân của thủ tướng Angela Merkel mà ông cho là
quá bao dung.
Hồi kết thê thảm Trung Quốc thâu tóm rượu
vang Bordeaux
(Thị
trường)
- 10 nhà máy rượu vang ở khu vực Bordeaux thuộc sở hữu của Tập đoàn Trung Quốc
Haichang đã bị Tòa án Pháp tịch thu tài sản.
Tờ Local của Pháp cho biết, Cảnh sát tài chính Pháp đã tịch thu 10
nhà máy rượu vang ở khu vực Bordeaux thuộc sở hữu của Tập đoàn Trung Quốc
Haichang vì nghi ngờ gian lận thuế.
Nguồn tin cảnh sát cho tờ báo biết: "Trong quý II của năm,
chúng tôi đã bắt giữ được những tên lừa đảo này".
Liệu sau 99 năm cho thuê cảng, Sri Lanka có trả hết nợ cho Trung Quốc?
03/07/2018
Tóm tắt bài viết
- Sri Lanka đã trao tay cảng Hambantoto cho Trung Quốc trong hợp đồng thuê kéo dài 99 năm bởi các món nợ quốc gia, trong đó có có những khoản nợ do cựu tổng thống gây ra.
- Có nhiều quốc gia nguy cơ thương tổn bởi các món nợ phát sinh với Trung Quốc khi tham gia vào xây dựng cơ sợ hạ tầng Sáng kiến Vành đai - Con đường.
- Cựu Tổng thống Sri Lanka đang cố gắng quay trở lại nắm quyền lực bởi các lần tái tranh cử với sự hậu thuẫn của Trung Quốc.
- Liệu sau 99 năm cho thuê cảng Hambantota, Sri Lanka có trả hết nợ cho Trung Quốc?
Trước khi rời ghế do bị bỏ phiếu bất tín
nhiệm, cựu Tổng thống Sri Lanka đã gây nên những món nợ khổng lồ cho quốc gia.
Chính quyền Tổng thống mới phải đối mặt với những khoản nợ lãi suất cao và buộc
phải cầm cố lãnh hải.
Với một núi nợ khổng lồ, Sri Lanka đã bàn giao toàn bộ cảng biển
Hambantoto cho Trung Quốc, trong một hợp đồng cho thuê kéo dài một thế kỷ. Tuy
nhiên, cho dù đã nhượng cảng, hiện nay Sri Lanka mắc nợ Bắc Kinh nhiều hơn bao
giờ hết, bởi lãi suất cao trên các khoản vay hiện tại. Năm nay (2018), nước này
nợ gần 13 tỷ USD, trong khi tổng thu ngân sách dự báo dưới 14 tỷ USD.
Cuộc đại nhảy vọt trở thành cường quốc công nghệ cao của Trung
Quốc
Cho
tới năm 2049, Trung Quốc muốn đứng vào trong hàng ngũ cao nhất của các quốc gia
công nghệ. Một vài cột mốc trên đường đến đó đã đạt được, ở những nơi khác thì
cuộc chạy đua đuổi bắt đang khựng lại. Phần IV của loạt bài về “Lần trỗi dậy
của Trung Quốc” từ trang Làn Sóng Đức.
Giới
lãnh đạo nhà nước và Đảng ở Bắc Kinh thường xuyên tuyên bố dựa vào các quy tắc
quốc tế trong cuộc tranh cãi thương mại hiện nay với Hoa Kỳ và thích trình diễn
mình ở nước ngoài như là một nhà hoạt động hết sức bình thường trên bục sân
khấu kinh tế toàn cầu. Thế nhưng trong chính sách kinh tế của họ, những người
mang quyền quyết định ở trong Vương quốc Trung tâm lại hay thích dùng những
công cụ của nền kinh tế kế hoạch. Tức là đừng nên ngạc nhiên, khi chiến lược
nhằm tiếp tục phát triển nền kinh tế quốc dân của họ đến từ những kế hoạch to
lớn mà kế hoạch chính là “Made in China 2025”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét