Việt Nam: Covid-19 tái bùng phát có thể gây hậu quả “khôn lường”
BBC News
31/7/2020
https://drive.google.com/file/d/1Kfu8oZH6lgg7IRxPElJ5sLclS_8MjTVy/view?usp=sharing
Covid-19 đang trở lại ở Việt Nam
Đại dịch Covid-19 tái bùng phát ở cộng đồng tại nhiều địa phương ở Việt Nam hiện nay, nếu không kịp thời được ngăn chặn, kiểm soát, có thể sẽ gây ra những hậu quả 'khôn lường' về kinh tế - xã hội.
Hôm thứ Năm, 30/7/2020, từ Hội An, một trong các địa phương ở miền Nam Trung Bộ của Việt Nam đang phải tích cực đối phó tái phát dịch bệnh, kinh tế gia Bùi Kiến Thành trước hết đưa ra bình luận bao quát với BBC News Tiếng Việt:
Lê Học Lãnh Vân - Đặt tên đường và chiến lược phát triển của thành phố
30/7/2020
https://drive.google.com/file/d/162c8N96rAZqNxqQZNWjqg1mz2vIlEro3/view?usp=sharing
[Bài này có ba phần: 1) Tên Đường Lê Văn Duyệt, 2) Cách và Ý Nghĩa của Việc Đặt Tên Đường, 3) Tên Đường Út Tịch
Phần (1) và (2) đã đăng trên Một Thế Giới, ngày 17/7/2020 (bài “Vài suy nghĩ nhân việc TP.HCM đặt lại tên đường Lê Văn Duyệt”), phần (3) được thêm vào tạo thành bài viết này]
1) Tên Đường Lê Văn Duyệt
Sau bốn mươi lăm năm gỡ tên ông Lê Văn Duyệt khỏi vùng đất trước năm 1975 là Sài Gòn, Thành Phố Hồ Chí Minh đã lại lấy tên ông đặt cho một đại lộ chạy ngang qua Lăng Ông, nơi hai ông bà yên nghỉ, cũng là nơi trên trăm năm nay đã trở thành địa điểm tâm linh lịch sử lớn của thành phố.
Hoài Hương - Các tạp chí khoa học: Mặt trận mới trong tranh chấp Biển Đông
30/7/2020
VOA
https://drive.google.com/file/d/1W8Y36UVjhsAzSgGB762Gh3JKC93CBllq/view?usp=sharing
Các học giả Trung Quốc đã xuất bản hàng chục bài viết đăng trên các tạp chí khoa học được quốc tế công nhận, có in bản đồ đường 9 đoạn do Trung Quốc vẽ ra để khẳng định các yêu sách chủ quyền của nước này ở Biển Đông, một trung tâm nghiên cứu chiến lược của Hoa Kỳ cảnh giác trong tháng này.
Trong một bài viết cho Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế-CSIS ngày 15/7/2020, nhà nghiên cứu Nguyễn Thuy Anh thuộc Viện nghiên cứu Biển Đông/Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói rằng Trung Quốckhông những tìm cách thay đổi hiện trạng tại hiện trường ở Biển Đông, mà còn tìm cách thay đổi nhận thức của thế giới về tuyên bố chủ quyền của họ.
Quỳnh Vi - Lý Đăng Huy: người khổng lồ của đảo quốc Đài Loan
31/07/2020
https://drive.google.com/file/d/18_LV12-R6-_o8st4TrCUnKjYFgui3VNS/view?usp=sharing
Vị tổng thống dân cử đầu tiên của Đài Loan Lý Đăng Huy mới qua đời ngày 30/7/2020.
Lý Đăng Huy (李登輝, tiếng Anh: Lee Teng-hui) là người đầu tiên sinh trưởng tại Đài Loan trở thành tổng thống của đảo quốc này.
Ông cũng là một người khẳng khái lập luận rằng Trung Quốc và Đài Loan chỉ có những mối quan hệ đặc biệt giữa hai quốc gia. Trong những năm cuối đời, ông vẫn kiên quyết đấu tranh cho một Đài Loan dân chủ, tự chủ, tự cường và là một quốc gia độc lập.
Bản tin Biển Đông tuần lễ từ ngày 24/7 - 30/7/2020
31/7/2020
https://drive.google.com/file/d/1-oFLVRm1YEKO0RVrp155nRXipfIzXzCe/view?usp=sharing
Ngô Nhân Dụng - Trung – Mỹ có thể nổ súng tại Biển Đông hay không?
31/7/2020
https://drive.google.com/file/d/1LMRGekDdN8durxwGu_n6b_iZAFt6Yjpa/view?usp=sharing
Ngày 12 Tháng Bảy là kỷ niệm bốn năm ngày Tòa án Quốc tế ở The Hague tuyên bố Đường Lưỡi Bò mà chính quyền Trung Quốc vẽ ra ở Biển Đông nước ta hoàn toàn vô giá trị. Từ năm 2016 đến nay, Bắc Kinh vẫn bất chấp phán quyết đó, và Philippines là nước đệ đơn kiện hầu như cũng quên luôn!
Trong thế kỷ 21, hai nước Mỹ và Trung Quốc, làm chủ 40 phần trăm kinh tế thế giới, sẽ kình chống lẫn nhau, không thể nào tránh được. Năm 2018, ông Kissinger, từng làm cố vấn an ninh quốc gia cho mấy đời tổng thống Mỹ, đã nói, “Theo kinh nghiệm lịch sử thì Trung Quốc và Hoa Kỳ chắc chắn sẽ xung đột.” Cuộc thương chiến do Tổng thống Trump khởi xướng sẽ còn tiếp tục, dù ông Trump tái đắc cử hay không. Cuộc chạy đua làm chủ hệ thống viễn thông G5 cũng vậy.
Điểm tin báo ngày Thứ sáu 31 tháng 7 năm 2020
https://drive.google.com/file/d/1dAucmNKmn1O0lKbgzCh7eEF6apsJ1UM-/view?usp=sharing
Nguyễn Quang Duy - Chiến lược Mỹ “thoát Trung” của đảng Cộng Hòa.
31/7/2020
https://drive.google.com/file/d/1YEQkUHFbArs8q-LNjFbCna0h_AqTgKAn/view?usp=sharing
“Muốn bảo vệ tự do cho nước Mỹ và tự do cho Thế giới, Trung Hoa phải có tự do” chính là tóm tắt chiến lược “thoát Trung” được giải thích qua 4 bài phát biểu của 4 vị lãnh đạo hành chánh Mỹ gần đây.
Đề tài tranh cử…
Cả bốn bài phát biểu được phổ biến trong mùa tranh cử và đều nêu lên một điều là nếu Mỹ không thay đổi Trung cộng, đảng Cộng sản chắc chắn sẽ thay đổi Mỹ và thế giới.
Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết chiến lược của Chính Phủ Donald Trump là Trung Hoa phải có tự do thì Mỹ mới bảo vệ được tự do cho chính mình và cho thế giới.
Ứng cử viên Joe Biden, một chính trị gia đã tham gia chính trị liên bang Mỹ từ 3/11/1970, từng trải trong việc hoạch định chính sách Mỹ-Trung, nên chắc rằng trong các cuộc tranh luận sắp tới sẽ cho chúng ta biết những nhận định cá nhân, cũng như chiến lược của đảng Dân Chủ Mỹ đối với một Trung cộng đang trỗi dậy muốn thống trị toàn cầu.
Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 31 tháng 7 năm 2020
https://drive.google.com/file/d/1M59niE3Bigp9oxGl8ZQ8czBkZEsaKIAO/view?usp=sharing
Thời báo Tài chính: 1000 tỷ đô-la trái phiếu 'đồ cổ' Trung Quốc lại lên bàn chơi của Mỹ
Financial Times - Antique Chinese bonds are now in play
Speculators and politicians are eyeing ways to use pre-communist debt to put pressure on Beijing
Izabella Kaminska
Thiện Nhân phỏng dịch
30/7/2020
Theo The Financial Times
https://drive.google.com/file/d/1aL9AeKsaS2ng0ff2liuAzffeoMlALcXp/view?usp=sharing
Các nhà đầu cơ và chính trị gia đang chú ý cách sử dụng nợ trước thời cộng sản để gây áp lực lên Bắc Kinh. Các nhà đầu tư cá cược rằng ông Trump sẽ thực sự sử dụng trái phiếu để gây áp lực lên chính phủ Trung Quốc.
Cựu cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Zbigniew Brzezinski đã viết rằng người Mỹ muốn bảo tồn đất nước, tính ưu việt toàn cầu, như trong cờ vua, phải suy nghĩ nhiều bước đi trước, dự đoán các biện pháp đối phó có thể xảy ra.