Thứ Ba, 11 tháng 1, 2022

Bản tin ngày Thứ ba 11 tháng 01 năm 2022

 


Tưởng Năng Tiến – Những Người Đàn Bà Cầm Bút

https://docs.google.com/document/d/14XDI9kr-SZ0e9_p60OuyAYhKhLI74VN9/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Năm 2018, từ Paris, nhà báo Từ Thức đã gửi đến độc giả đôi dòng thông tin về giải thưởng The New Academy :

“Chúng ta chờ đợi, hy vọng giải thay thế cho Nobel Văn Chương rơi vào tay Kim Thúy, một nhà văn gốc Việt hiện cư ngụ tại Canada. Giải này vừa được trao cho Maryse Condé, một nhà văn nữ Pháp, 81 tuổi. Nếu Kim Thúy nói về xã hội đảo lộn ở miền VN sau 75, về đời sống, tâm trạng ngổn ngang của một nhà văn lưu vong, tác phẩm của Maryse Condé nói về đời sống của người dân da đen từ thời nô lệ tới thời thuộc địa Pháp.”

Nguyễn Ngọc Chính - Gone with the wind - Cuốn theo chiều gió

Tháng 12/ 2021

https://docs.google.com/document/d/1B40HhL6tNMQIva1-VWPV5yhjCUudaVvt/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Họ cũng có những bước ngoặt buồn trong cuộc đời. Vivien Leigh từ một ngôi sao hàng đầu trở thành nữ diễn viên bị chê gàn dở, tâm thần bất ổn, nghiện rượu. Vivien Leigh ly hôn Laurence Oliviver vào năm 1961 và qua đời vì bệnh lao khi mới 54 tuổi. Clark Gable từng rơi vào giai đoạn bế tắc vì rượu và chất kích thích sau khi bạn đời Carole Lombard qua đời do tai nạn máy bay. Ông mất năm 1960 do đột qụy ở tuổi 59.

Chiến tranh bao giờ cũng tàn nhẫn. Dù đó là một cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ hay là cuộc chiến đã qua tại Việt Nam. Số phận của người phụ nữ dù không thực sự dấn mình trong lằn tên mũi đạn nhưng hậu quả của chiến tranh vẫn luôn ám ảnh cả trong thời chiến lẫn thời bình!

Thời sự  Việt Nam

11/01/2022

https://docs.google.com/document/d/1OxvjHgDBUyFCgGtwxdm7ZyP6Vab_VTho/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Phạm Nguyên Trường - Bất tuân dân sự (toàn bài)

Henry David Thoreau (1817-1861)
Phạm Nguyên Trường dịch - Phân đoạn và phụ đề là của Luật Khoa.org

https://docs.google.com/document/d/1H2pz6s5nfHpxKkb5w_30eZ8scmYhr7xH/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Lời người dịch: “Civil Disobedience”, bài luận nổi tiếng nhất của Henry David Thoreau (1817-1862), nhà văn và nhà tư tưởng Mỹ, ra đời sau khi ông bị giam một đêm trong tù vì khước từ đóng thuế để phản đối cuộc Chiến tranh Mexico và chế độ nô lệ đang phát triển ở Mỹ. 160 năm sau, sau những gì đang diễn ra trên khắp thế giới càng thấy bài tiểu luận này vẫn đầy tính thời sự, và không chỉ đối với nước Mỹ. 

Chính phủ tốt nhất là chính phủ cai trị ít nhất

Lê Bá Vận – Quan hệ xưng hô thày trò ở đại học

10/01/2022

https://docs.google.com/document/d/14BgQ4eYE9ewg4L6h6BA9VctrPUpw1m7X/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

*Ở bậc đại học, khác hẳn tiểu học, trung học, người dạy không tự xưng là ‘thày/thầy, cô’’, cho dù được tôn sùng, luôn xưng ‘tôi’ và gọi sinh viên là “anh, chị”.  Sinh viên tự xưng là “tôi, em” và tùy theo sự cách biệt tuổi tác, “thưa giáo sư/anh/thầy/cô”.

Ở ngoài Bắc chữ ‘Thày’ thường được dùng thay thế chữ ‘Thầy”.

Tuy nhiên chữ ‘thày’ chỉ dùng trong ý nghĩa “thày trò” về chuyển đạt kiến thức. Chữ ‘thầy’ rộng nghĩa xã hội hơn vì bao gồm ý nghĩa “thầy thợ”. Thí dụ ta nói “thầy đờn, thầy tu, thầy chùa, thầy bói, thầy dòng…  là những người không lao động chân tay và xưng hô với họ: “thưa thầy”.

Như vậy chữ ‘thầy’ chỉ nói lên một chức nghiệp lao động trí óc.

Với ý nghĩa này, học sinh lẫn phụ huynh đều chào hỏi: “thưa thầy/cô” với thầy cô giáo.

Những thuật ngữ thường gặp trong đại dịch Covid-19

08/01/2022

https://docs.google.com/document/d/1t780LPCoGMY3MHnlMiDSNR-IUgcjg3pE/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Translated from NPR news’s article Coronavirus FAQ: Help me with omicron vocab. What’s immune evasion? Epistasis?

By SHEILA ELDRED

Tin tức về đại dịch COVID-19 được cập nhật nhanh đến chóng mặt khiến những người không có bằng cấp về y tế cảm thấy khó nắm bắt. Trong bài này, ba chuyên gia về COVID – Tiến sĩ Jill Weatherhead, trợ lý Giáo sư về bệnh truyền nhiễm người lớn và trẻ em ở Đại học Y khoa Baylor; Tiến sĩ Greg Poland, Giáo sư nội khoa và bệnh truyền nhiễm tại Mayo Clinic ở Rochester, Minn.; và Tiến sĩ Matthew Binnicker, phó trưởng Khoa Xét Nghiệm Y học và Giải Phẫu Bệnh của Mayo Clinic – sẽ diễn giải một số thuật ngữ mà chúng ta thường gặp.

Tin tức thế giới ngày Thứ ba 11 tháng 01 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1ATzHLB8-YXzbfSspmow7VkKlceW73tQz/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Lê Thành Nhân - Chiến lược An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ năm 2022 ưu tiên là gì?

10/01/2022

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

https://docs.google.com/document/d/1mIRTvMZ2abTECYV-jI-CGbaOwd5rRR1B/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chính sách của Mỹ hằng năm có những ưu tiên khác nhau. Mặc dù ngân sách không nói rõ những chi tiết về mặt chiến thuật. Tuy nhiên, về mặt chiến lược, nếu nghiên cứu cặn kẽ chúng ta có thể nhìn thấy Mỹ đi theo hướng nào và điểm nóng địa chính trị ưu tiên của Mỹ ở đâu. 

Bài viết này mục đích thấy rõ những bước đi chiến lược của Hoa Kỳ với những ưu tiên từng giai đoạn. Tuy nhiên trong những giai đoạn đó nó lại có ưu tiên riêng của nó. Chắc chắn trong thập niên 2020 này Ấn Độ-Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu, trong đó ngăn ngừa sự bành trướng của Trung Cộng là ưu tiên số một. 

Trước năm 1975, nếu các chiến lược gia của Việt Nam Cộng Hòa, nghiên cứu kỹ lưỡng về NDAA của Mỹ chắc đã đoán ra được những bước đi quan trọng của chiến lược của Mỹ ở Việt Nam vào thập niên 1970, biết trước để chuẩn bị cho một tình huống tệ hại nhất. Như vậy, có thể Miền Nam Việt Nam đã không rơi vào tay Cộng Sản. Nhưng rất tiếc!

Ngô Nhân Dụng - Bài học Lithuania với Trung Cộng

10/01/2022

https://docs.google.com/document/d/1pdRDo_EvwWbVkcBjZnhdpL9dMaVbprq3/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Dân Đài Loan sắp được uống rượu “Rum” nhập cảng. Công ty rượu của chính phủ Đài Bắc vừa mới đặt mua 20.400 chai rượu “rum mầu nâu” của nhà sản xuất MV, nước Lithuania.

Những thùng rượu này đang trên đường tới Trung Quốc, nhưng sẽ không được hải quan cho qua vì xung đột ngoại giao. Công ty TTL (Taiwan Tobacco and Liquor) ra tay mua giúp. Họ sẽ dán thêm nhãn hiệu bằng chữ Trung Quốc để dân Đài Loan mừng Tết Nhâm Dần.

Hai nước này vẫn thân thiện; năm ngoái Đài Loan đã tặng Lithuania mạng che miệng ngừa Covid-19, và tháng Bảy vừa qua Đài Loan lại tặng 20.000 liều vaccin do AstraZeneca sản xuất Lithuania đang cần. Đài Loan vẫn mở một văn phòng đại diện ở Vilnius, thủ đô Lithuania.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét