TT Biden: Còn quá sớm để giảm thuế cho Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Joe Biden (ảnh: Chụp màn hình video của Yahoo Finance).
Tổng
thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm thứ Tư (19/1) nói rằng vẫn còn quá sớm để
nới lỏng thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Phát
biểu về vấn đề thuế quan đối với Trung Quốc tại một cuộc họp báo của
Nhà Trắng, ông Biden nói, “Tôi muốn có thể ở một vị trí mà tôi có thể
nói rằng họ đang đáp ứng các cam kết, hơn cả các cam kết, để có thể nâng
cao điều gì đó, nhưng chúng tôi vẫn chưa có được vị trí đó”.
Phát
biểu của Tổng thống Biden là dấu hiệu mới nhất cho thấy chính quyền của
ông tiếp tục giữ quan điểm cứng rắn của chính quyền Trump đối với Trung
Quốc.
Theo
thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đạt được giữa chính quyền Trump và
Bắc Kinh vào ngày 15 tháng 1 năm 2020, Trung Quốc cam kết mua thêm 200
tỷ đô la hàng hóa của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Trung Quốc đang cho thấy họ
chưa tích cực thực hiện thỏa thuận.
Theo
dữ liệu do Viện Kinh tế Quốc tế Peterson tổng hợp, vào tháng 11 năm
2021, lượng hàng hóa Mỹ mà Trung Quốc mua chỉ đạt khoảng 60% so với thỏa
thuận. Dữ liệu tháng 12 dự kiến được công bố vào tuần tới.
Biden
nói rằng ông biết một số nhóm doanh nghiệp đã yêu cầu ông xóa bỏ thuế
quan lên tới 25% đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá hàng trăm tỷ đô la
từ Trung Quốc. Tuy nhiên, ông cho rằng còn quá sớm để hành động vì Trung
Quốc không tăng cường mua hàng của Mỹ.
Dữ
liệu do chính phủ Trung Quốc công bố tuần trước cho thấy, thặng dư
thương mại của Trung Quốc đạt 94,5 tỷ USD trong tháng 12/2021, phá vỡ kỷ
lục 84,5 tỷ USD trước đó được thiết lập vào tháng 10/2021. Gần một nửa
thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 12 đến từ Hoa Kỳ. Sự mất
cân bằng thương mại song phương trong tháng này là 39,2 tỷ đô la, giảm
nhẹ so với mức kỷ lục 42 tỷ đô la được thiết lập vào tháng 9.
Ấn Độ cảnh giác hơn trước omicron
Ký
ức kinh hoàng về biến thể delta khiến người Ấn Độ rất lo sợ
khi omicron xuất hiện. Tuy nhiên, dữ liệu gần đây cho thấy họ không cần
phải quá lo lắng. Số ca bệnh tại các thành phố lớn nhất của Ấn Độ,
bao gồm Delhi và Mumbai, đã giảm mạnh trong tuần này. Quan trọng hơn,
số người nhập viện và tử vong đều không tăng đột biến.
Điều
này phần lớn là do omicron gây triệu chứng nhẹ hơn. Ngoài ra còn vì
Ấn Độ đẩy mạnh chương trình vắc-xin, với độ phủ hai liều lên đến
gần 50% dân số. Các quan chức cũng phản ứng tốt hơn ở lần này.
Delhi, nơi bị thiệt hại nặng nề trong làn sóng dịch trước, đã
tăng số giường bệnh ngay khi ca nhiễm bắt đầu tăng, trong khi ủy ban
bầu cử cấm mít tinh, một yếu tố vốn góp phần gây ra thảm họa năm
ngoái.
Dù
vậy, các chuyên gia nói vẫn phải cảnh giác. Họ dự đoán số ca sẽ
tăng cao khi biến thể lan rộng đến các thành phố nhỏ hơn. Và một số
người tin rằng số ca thấp chỉ là do bị thiếu xét nghiệm.
Lạm phát cao trên toàn EU
Các
số liệu lạm phát chính thức của khu vực đồng euro công bố vào thứ Năm
này sẽ xác nhận một thực tế rõ ràng: lạm phát bao trùm. Lạm
phát toàn khối có thể lên tới 5% trong tháng 12, cao hơn ba điểm phần
trăm so với mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB). Một số nhà
kinh tế dự đoán nó sẽ vẫn ở mức cao trong nửa đầu năm, dù có thể giảm
xuống còn 4,1% trong quý đầu và 3,7% trong quý hai.
ECB
đang chịu áp lực thắt chặt chính sách tiền tệ một khi biến thể Omicron
thuyên giảm. Họ đã cho biết sẽ chấm dứt mua ròng trái phiếu theo
chương trình ứng phó đại dịch 1,85 nghìn tỷ euro (2,1 nghìn tỷ đô
la) kể từ tháng 3. Các quan chức ECB khẳng định khó có khả năng tăng
lãi suất trong năm nay. Nhưng một số chuyên gia đang nghi ngờ, với dự
đoán ngân hàng rồi sẽ phải tăng lãi suất sớm nhất trong tháng
9. Dự báo của ECB cho thấy lạm phát sẽ không quay đầu về mức mục
tiêu cho đến năm sau.
Lạm phát tiếp tục hoành hành ở Thổ Nhĩ Kỳ
Một
khách mời trên một chương trình tin tức Thổ Nhĩ Kỳ gần đây khi nhìn
vào chỉ số lạm phát ở một số nước phương Tây đã hỏi: “Tại sao bạn
lại cộng chúng vào ở cột dưới này?” Con số mà ông đề cập đến
khi ấy, 36,1%, chính là lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ.
Các
gói kích thích đại dịch và gián đoạn chuỗi cung ứng đã khiến giá cả
tăng vọt trên toàn thế giới. Song ở Thổ Nhĩ Kỳ, nguyên nhân lại là các
lý thuyết kinh tế kỳ cục của tổng thống Erdogan. Từ tháng 9 năm ngoái,
Recep Tayyip Erdogan đã ra lệnh cho ngân hàng trung ương giảm lãi suất
từ 19% xuống 14%, với niềm tin điều này giúp kiềm chế lạm phát. Hậu
quả, như đã thấy, là lạm phát cao nhất kể từ 2002. Ủy ban chính sách
tiền tệ của ngân hàng, sẽ nhóm họp vào thứ Năm, đáng lẽ đã phải
ngăn cản thử nghiệm điên rồ của ông Erdogan từ mấy tháng trước. Tuy
nhiên các nhà phân tích dự đoán ủy ban sẽ tiếp tục giữ nguyên
lãi suất cho vay. Do đó lạm phát có thể sớm lên tới 50%.
Một năm nắm quyền : Tỷ lệ ủng hộ TT Biden tiếp tục xuống thấp
20/01/2022
Khi
Tổng thống Mỹ Joe Biden kết thúc năm đầu tiên nắm quyền, có một thực tế
rõ rệt là đa số người dân Mỹ lần đầu tiên không tán thành cách ông thực
hiện chức trách tổng thống khi đối phó với đại dịch kéo dài và lạm phát
cao, theo một cuộc thăm dò mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Các vấn đề
Công cộng AP-NORC, là một chương trình hợp tác giữa hãng tin AP và Đại
học Chicago.
Số
người Mỹ không tán thành nhiều hơn số tán thành cách ông Biden thực
hiện vai trò tổng thống, 56% so với 43%. Tính đến thời điểm hiện tại,
chỉ có 28% người Mỹ nói họ muốn ông Biden tái tranh cử vào năm 2024,
trong đó chỉ có 48% cử tri Dân chủ.
Hôm
19/1, khi được hỏi tại một cuộc họp báo về mức độ ủng hộ bị sụt giảm,
Tổng thống Biden trả lời: “Tôi không tin các cuộc thăm dò.”
Kết quả này là sự đảo chiều thấy rõ nếu so với đầu nhiệm kỳ.
Hồi
tháng 7, 59% người dân Mỹ cho biết họ tán thành thành tích làm việc của
ông Biden trong một cuộc thăm dò của AP-NORC. Tỷ lệ này đã giảm xuống
còn 50% vào cuối tháng 9 trong bối cảnh Mỹ rút quân một cách hỗn loạn và
đẫm máu khỏi Afghanistan, số ca nhiễm virus corona gia tăng và những nỗ
lực phập phù của chính quyền Biden để thúc đẩy các chính sách kinh tế,
cơ sở hạ tầng và thuế qua Quốc hội.
Cuộc
thăm dò mới nhất cho thấy niềm tin của người Mỹ vào cách ông Biden xử
lý đại dịch – vốn hồi đầu được xem là thế mạnh của chính quyền ông – đã
xói mòn thêm vào lúc biến chủng Omicron làm quá tải hệ thống y tế và
càng làm cho một lượng cử tri Mỹ vốn hy vọng cuộc sống sẽ trở lại bình
thường vào lúc này thêm mệt mỏi.
Chỉ
có 45% người được vấn ý nói rằng họ tán thành cách xử lý dịch COVID-19
của ông Biden, giảm từ mức 57% trong tháng 12 và từ 66% vào tháng 7 năm
2021.
Người
Mỹ thậm chí còn bi quan hơn về thành tích kinh tế của ông Biden, với
chỉ 37% tán thành. Sự bất mãn ngày càng tăng về các chính sách kinh tế
của ông xảy ra vào lúc lạm phát tăng nhanh nhất trong gần 40 năm vào
tháng trước, tăng 7% so với một năm trước đó, làm tăng chi phí sinh hoạt
và gặm nhấm vào số tiền tăng lương.
Bà
Joyce Bowen, 61 tuổi, ở Knoxville, bang Tennessee, nói rằng Biden đáng
được khen ngợi vì đã khuyến khích người Mỹ tiêm ngừa, nhưng bà bày tỏ
thất vọng về phản ứng của chính quyền trước lạm phát.
Người
công nhân quét dọn bán thời gian tại một thư viện công cộng này cho
biết bà và anh trai, người mà bà chu cấp, đã ăn ít thịt hơn để bù đắp
chi phí hàng hóa tăng và giá xăng tăng vốn đã làm giảm sức mua của tiền
lương của bà.
“Thật
khó để có đủ thức ăn trên bàn ăn và xăng trong xe”, bà Bowen, người đã
bỏ phiếu cho ông Biden nhưng nói bà không muốn ông tái tranh cử vào năm
2024.
Nhưng
không phải tất cả đều là tin xấu đối với ông Biden: nhiều người tiếp
tục đánh giá tích cực về tổng thống, tính cách và sự điều hành của ông.
Cuộc
thăm dò của AP-NORC cũng cho thấy ông Biden được ủng hộ nhiều hơn ông
Trump vào cùng thời điểm trong nhiệm kỳ. Vào tháng 2 năm 2018, chỉ có
35% người Mỹ nói họ ủng hộ ông Trump.
Lạm phát toàn cầu: 7 lý do chi phí sinh hoạt tăng cao trên thế giới
By Beth Timmins & Daniel Thomas
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Từ
việc mua hàng hóa cho đến sưởi ấm ngôi nhà của chúng ta trong mùa đông,
chi phí sinh hoạt đang tăng cao - không chỉ ở Vương quốc Anh mà trên
khắp thế giới.
Lạm phát toàn cầu - tốc độ tăng giá - ở mức cao nhất kể từ năm 2008. Dưới đây là một số lý do.
1. Giá xăng dầu và năng lượng tăng
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Giá dầu lao dốc từ khi đại dịch bùng phát, nhưng nhu cầu đã tăng vọt trở lại.
Tại
Mỹ, giá dầu hiện trung bình là 3,31 USD/gallon - tăng từ mức giá 2,385
USD/gallon của năm trước. Đó là câu chuyện tương tự xảy ra ở Vương quốc
Anh và EU.
Giá khí đốt cũng tăng vọt, khiến người dân trên khắp thế giới phải kinh ngạc với các hóa đơn tiền sưởi ấm.
Nhu
cầu từ châu Á đã khiến giá cả tăng lên, cùng với mùa đông lạnh giá ở
châu Âu năm ngoái, đã làm cạn kiệt nguồn dự trữ khí đốt.
2. Thiếu hàng hóa
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Nike - và các công ty khác - đã phải tăng giá do chi phí chuỗi cung ứng
Giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng hàng ngày đã tăng vọt trong thời gian đại dịch.
Người
tiêu dùng mắc kẹt ở nhà trong thời kỳ phong tỏa năm ngoái đã đổ xô đi
mua các mặt hàng gia dụng và sửa chữa nhà cửa vì họ không thể đi ăn hàng
hay đi nghỉ mát.
Các
nhà sản xuất ở những nơi như châu Á - nhiều nơi đã phải đóng cửa do các
biện pháp hạn chế về Covid - đã phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu kể từ
đó.
Điều
này dẫn đến tình trạng thiếu hụt vật liệu như nhựa, bê tông và thép,
làm đẩy giá lên cao. Gỗ hiện có giá cao hơn 80% so với bình thường trong
năm 2021 ở Vương quốc Anh và cao hơn gấp đôi so với giá thông thường ở
Mỹ.
Các nhà bán lẻ lớn của Mỹ như Nike và Costco đã phải tăng giá bán hàng hóa do chi phí chuỗi cung ứng cao hơn.
Và
đang có tình trạng thiếu vi mạch, là những thành phần cấu thành quan
trọng trong ô tô, máy tính và các mặt hàng gia dụng khác.
3. Chi phí vận chuyển
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Các
công ty vận tải biển toàn cầu - chuyên vận chuyển hàng hóa đi khắp thế
giới - đã bị choáng ngợp bởi nhu cầu tăng cao sau đại dịch.
Điều
đó có nghĩa là các nhà bán lẻ đã phải chi trả nhiều hơn để đưa được
những hàng hóa đó vào các cửa hàng. Hệ quả là, chi phí này đã được
chuyển sang người tiêu dùng.
Đi
cùng với đó là việc tăng phí vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
và còn trở nên tồi tệ hơn do tình trạng thiếu tài xế lái xe tải ở châu
Âu.
Các
nút thắt vận tải dường như đã giảm bớt vào tháng 12/2021, với việc Hoa
Kỳ bắt đầu đỉnh kỷ lục về tình trạng tắc nghẽn tại các cảng của nước
này.
Nhưng Omicron và sự xuất hiện của các biến thể Covid trong tương lai có thể đảo ngược những điều đã đạt được này.
4. Lương tăng
Nhiều người đã bỏ hoặc thay đổi công việc trong thời kỳ đại dịch.
Tháng
4/2021, Mỹ đã chứng kiến hơn 4 triệu người bỏ việc, theo Bộ Lao động
Hoa Kỳ. Đây là mức tăng đột biến lớn nhất từng được ghi nhận.
Do
đó, các công ty đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên như
tài xế, nhân viên chế biến món ăn và nhân viên phục vụ nhà hàng.
Một
khảo sát do công ty nghiên cứu Korn Ferry thực hiện với 50 nhà bán lẻ
lớn của Mỹ cho thấy 94% đang gặp khó khăn trong việc lấp các vị trí
trống.
Hệ
quả là, các công ty đang phải tăng lương hoặc đưa ra các khoản tiền
thưởng đã được ghi sẵn trong hợp đồng khi ký để thu hút và giữ chân nhân
viên. McDonald's và Amazon đang đưa ra các khoản tiền thưởng cho việc
tuyển dụng từ 200 đến 1.000 đô la.
Các
chi phí thêm của nhà tuyển dụng một lần nữa được chuyển sang cho người
tiêu dùng. Thương hiệu quần áo toàn cầu Next đổ lỗi việc tăng giá theo
kế hoạch cho năm 2022 một phần là do chi phí trả lương leo thang.
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Amazon đang đưa ra các khoản tiền thưởng tuyển dụng trong nỗ lực nhằm thu hút nhân công
5. Tác động của khí hậu
Thời tiết khắc nghiệt ở nhiều nơi trên thế giới đã góp phần gây ra lạm phát.
Nguồn
cung dầu toàn cầu đã bị ảnh hưởng bởi các cơn bão Ida và Nicholas đi
qua Vịnh Mexico và gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng khai thác dầu của Mỹ.
Và
các vấn đề đáp ứng nhu cầu về vi mạch đã trở nên tồi tệ hơn sau khi một
cơn bão mùa đông khốc liệt làm đóng cửa các nhà máy lớn ở Texas vào năm
ngoái.
Giá
cà phê cũng tăng vọt sau khi Brazil, nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế
giới, có vụ thu hoạch kém sau đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong gần
một thế kỷ qua.
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Thời tiết lạnh giá ở Texas gây ra vấn đề nghiêm trọng về năng lượng
6. Rào cản thương mại
Chi
phí cho nhập khẩu tăng cũng góp phần làm tăng giá cả. Các quy tắc
thương mại mới hậu Brexit (Anh ra khỏi EU) được ước tính đã làm giảm
khoảng 1/4 lượng nhập khẩu từ EU vào Anh trong nửa đầu năm 2021.
Phí chuyển vùng đang được áp dụng trở lại đối với nhiều du khách Anh đi thăm châu Âu trong năm nay.
Năm
ngoái, gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei cho biết các lệnh trừng
phạt mà Mỹ áp đặt lên công ty này vào năm 2019, đang tác động đến các
nhà cung cấp Mỹ và khách hàng trên toàn cầu.
7. Chấm dứt hỗ trợ trong đại dịch
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Các chính phủ trên toàn thế giới đang hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để giúp đối phó với tác động của virus corona.
Chi
tiêu công và vay nợ gia tăng trên toàn thế giới trong suốt thời kỳ đại
dịch. Điều này dẫn đến việc tăng thuế mà góp phần vào việc hạn chế chi
phí sinh hoạt, trong khi mức lương của hầu hết mọi người không thay đổi.
Nhiều
nền kinh tế phát triển đã có các chính sách được được đưa ra để bảo vệ
người lao động, chẳng hạn như chương trình 'furlough' - trợ cấp tiền
trong đại dịch ở Anh, và các chính sách phúc lợi để bảo vệ những người
được trả lương thấp nhất.
Một số nhà kinh tế cho rằng những chính sách này cũng có thể đẩy lạm phát tăng cao hơn khi các biện pháp hỗ trợ kết thúc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét