Ts. Phạm Đình Bá - TBT Trọng ơi, kinh tế dễ hiểu cho đảng viên
11/02/2022
Tạo dựng động cơ và phương tiện để xử dụng xã hội đen trong việc đàn áp những người bất đồng với giai cấp 1% lãnh đạo. Ví dụ như năm 2017, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thu thập dữ liệu báo cáo về 36 trường hợp những người mặc thường phục đánh đập các blogger và nhà hoạt động nhân quyền, thường gây ra thương tích nghiêm trọng. Nhiều nạn nhân cho biết việc đánh đập xảy ra ngay trước mặt cảnh sát mặc sắc phục mà họ không làm gì để can thiệp. “Kiểu thức hành hung cơ thể tàn bạo với bàn tay của côn đồ giấu mặt, rõ ràng có biểu hiện phối hợp với công an, là sự gia tăng đàn áp của chính quyền đối với các nhà hoạt động nhân quyền,” theo Tổ Chức nầy.[12]
Biển Đông ngày 12 tháng 01 năm 2022
Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn
SITREP 12.1: Tàu chiến Mỹ dồn về Biển Đông
Nhiều khả năng hai nhóm tàu chiến Mỹ sẽ hội ngộ để biểu dương lực lượng ở phía nam Biển Đông. Trong khi đó, tàu Sơn Đông (TQ) và tàu đổ bộ tấn công Type 075 Hải Nam vẫn tiến hành huấn luyện ở khu vực phía bắc Biển Đông.
1. Chuyển động quân sự
Ngày 11.1, nhóm tác chiến HKMH/ USS Carl Vinson (CVN 70) của Mỹ đã vào Biển Đông qua eo biển Balabac và di chuyển theo hướng tây nam.
Vincente Nguyen - Tư bản thân hữu và mối liên hệ với thể chế của Việt Nam
Tìm hiểu về một biến thể của chủ nghĩa tư bản trong mối tương quan với Việt Nam.
12/01/2022
Chủ nghĩa tư bản cho rằng sự can thiệp của nhà nước sẽ làm mất đi giá trị mà nó trân trọng nhất – tư hữu và tự do kinh doanh. Do đó, cơ quan và các chức danh nhà nước thường bị kiểm soát hay loại trừ khỏi các hoạt động kinh tế sinh lợi. Chủ nghĩa thân hữu làm biến dạng mô hình kinh tế tư bản, và vì vậy trở thành một biến thể của mô hình này.
Ngược lại, tự thân mô hình kinh tế cộng sản là nơi mà chính quyền nắm toàn bộ quyền lực trong các quyết định kinh tế. Tự thân các chức danh nhà nước và các mối quan hệ thân hữu của họ đã nắm vai trò cốt yếu trong việc phân bổ lợi ích kinh tế.
Thời sự Việt Nam
12/01/2022
Sách Công Trình Khoa Học Mà Thấm Đẫm “Tâm Hồn Sài Gòn"
Trò chuyện với TS “Hậu Khảo cổ“ vừa nhận Giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần 2 (VUPA 2020).
Nguyễn Thị Ngọc Hải thực hiện
TS Nguyễn Thị Hậu: Sống tại Sài Gòn-Tp Hồ Chí Minh đã 46 năm nhưng khi nghiên cứu, tôi luôn có sự “phân thân “. Vừa có cảm nhận chủ quan của bản thân vừa có sự khách quan của nghiên cứu khoa học. Tôi cũng có nhiều bạn bè, bà con sống ở Sài Gòn vài đời, họ giữ những ký ức bền chặt về Thành phố trải qua hàng trăm năm lịch sử. Tôi lắng nghe với sự khách quan, công bằng tôn trọng những cảm xúc đẹp ấy và chia sẻ trong tác phẩm như di sản “tâm hồn Sài Gòn“.
Lâm Văn Bé – Tài sản của thế giới trong thời COVID
11/01/2022
Theo điều tra của Imperial College London thì giá sản xuất một liều thuốc chủng của Pfizer là 1.18 MK nhưng bán cho các chính phủ từ 19 MK đến 28 MK. Thí dụ như Hoa Kỳ phải mua 300 triệu liều Pfrizer với giá 19.50 MK/liều và Do Thái phải trả 28 MK/liều vì muốn mua trước và nhiều hơn phiếu đặt hàng. Thậm chí African Union được mua với giá « thân hữu» là 6.75 MK/liều, như vậy hãng nầy đã bán mắc hơn từ 4 đến 24 lần giá sản xuất mặc dù Pfizer đã được các chính phủ trên thế giới tài trợ và trả tiền mua thuốc trước khoảng 100 tỉ MK.
Trường hợp Moderna cũng được tài trợ gần như hoàn toàn trong giai đoạn nghiên cứu, giá sản xuất là 2.50 MK/liều, nhưng bán ra mắc hơn từ 4 đến 15 lần. Những quốc gia nghèo như Colombia vẫn phải mua với giá 30 MK/liều và Nam Phi với giá 40 MK.
Với thuốc AstraZeneka là rẻ nhứt cũng bán gấp 4 lần giá sản xuất, Johnson & Johnson gấp 13 lần. Ngay với thuốc chủng Trung Quốc Sinopham (cung cấp cho Trung Quốc và các nước trung và nghèo, giá sản xuất là 0.80 MK, bán 40MK gấp 50 lần (Vaccine monopolies make cost of vaccinating the world…/Oxfam International 20/07/2021)
Tin tức thế giới ngày Thứ tư 12 tháng 01 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Lê Thành Nhân - Nga-Trung Cộng đang gầm gừ khúc xương Kazakhstan
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
11/01/2020
Miếng xương khó gặm
Khi Nga đã đem quân vào, thì họ khó rút ra, cho nên Trung Cộng kẹt trong thế “tiến thoái lưỡng nan”! Im lặng thì một ngày nào đó hành lang chiến lược “vành đai, con đường” bị Nga kiểm soát. Chống Nga thì rơi vào điều mà Mỹ muốn.
Một bài toán nữa mà Trung Cộng phải giải đáp, nếu Bắc Kinh không kiểm soát được giới lãnh đạo Kazakhstan thì theo thời gian họ sẽ tiến đến dân chủ (dù dân chủ nửa vời). Đặc biệt dân nước này theo Hồi Giáo và chỉ cách Tân Cương 300 cây số. Dân Hồi Giáo tin Alla hơn tin tư tưởng Mao rất nhiều… Do đó họ sẽ không bỏ rơi đồng đạo của họ là người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đang bị Trung Cộng diệt chủng.
Tình hình bất ổn gia tăng đột ngột ở Kazakhstan cho thấy một góc khuất của thế giới đang nổi sóng, làm cho tình hình Trung Á vốn bấp bênh nay lại trở thành nguy hiểm. Nó một lần nữa cho thấy một số thế lực nước ngoài vì quyền lợi chẳng bao giờ để thế giới yên.
Nguyễn Kim - Đảng Dân Chủ Đang Nỗ Lực Thông Qua Dự Luật Bầu Cử Để Củng Cố Quyền Lực
11/01/2022
-Thay đổi Ủy Ban Bầu cử Liên bang (FEC) thành một tổ chức đảng phái - Hiện tại, FEC có sáu thành viên, mỗi đảng có 3 thành viên để giữ tính cách quân bình giữa hai đảng. Dự Luật Bầu Cử sẽ giảm đi một, còn lại 5 thành viên, do đó bên đa số có thể làm lợi tối đa cho phe nhóm của mình.
-Thành lập Uỷ Ban Tái Phân Định Khu Vực Bầu Cử Quốc Hội - Điều khoản này xoá bỏ quyền tái phân định khu vực bầu cử Quốc Hội của chính quyền tiểu bang. Đây là mưu đồ nhằm tạo lợi thế cho đảng Dân Chủ.
Tóm lại, Dự Luật Bầu Cử do đảng Dân Chủ đưa ra có nhiều điều khoản vô lý, không cần thiết và vi hiến.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét