Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2022

Bản tin ngày Thứ sáu 21 tháng 01 năm 2022

 


Ts. Phạm Đình Bá - Bất bình đẳng giết dân nghèo

21/01/2022

https://docs.google.com/document/d/15whJOun1h7Hh2gLF7VZFw5fw3XvwgH_C/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cân nhắc của thiểu số lãnh đạo ở mọi lúc ngay cả trong đại dịch vẫn là “làm tiền, làm tiền, làm tiền”.

Thiểu số lãnh đạo tạo dựng và liên kết với các tập đoàn kinh doanh vận hành theo kiểu làm việc của xã hội đen, tạo nên hố sâu bất bình đẳng to lớn trong xã hội.

Tham nhũng là thực tại rõ rệt dung dưỡng bởi thiểu số lãnh đạo để họ tiếp tục cầm quyền. Tham nhũng gia tăng bất bình đẳng.

Bất bình đẳng giết dân nghèo nói riêng và giết người nói chung. Hệ lụy gián tiếp từ cách làm việc của thiểu số lãnh đạo là sống chết mặc bây.

Trịnh Hữu Long  - Khi phẫn nộ trước cái ác, đừng quên những vụ án oan

Cơn phẫn nộ có tính hai mặt, và đôi khi, mặt trái của nó sẽ vô cùng thảm khốc.

21/01/2022

https://docs.google.com/document/d/1Vk2rz1R3qNZRxtUJfMMe3g6hZRb37_x8/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Phẫn nộ trước cái ác có tốt không? 

Nhiều khả năng bạn sẽ thắc mắc, ủa cái đấy mà cũng phải hỏi à. Người có lương tâm thì phải phẫn nộ chứ. Phải phẫn nộ để bọn ác biết sợ chứ. Phải chửi mốc mả đứa nào gây ra tội ác đi chứ. Phải bắn bỏ thằng nào con nào gây tội tày đình đi chứ. Công lý phải được thực thi!

Việt Nam : Ban Tuyên giáo, cụ Phan, cụ Trương, tên đường và nỗi đau

21/01/2022

VOA Tiếng Việt

https://docs.google.com/document/d/1gVXlVdmMvihWhJ4Ssm2X60MnpYkvoaZj/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Sau một loạt các kiểm duyệt trong ngành xuất bản liên quan đến các ấn phẩm viết về hai nhân sĩ lừng danh Phan Thanh Giản và Trương Vĩnh Ký, nay Đảng Cộng sản Việt Nam lại ra công văn hướng dẫn các địa phương “không xem xét lấy tên hai nhân vật nêu trên (Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký) đặt tên cho đường, phố, công trình công cộng”. Giới nghiên cứu nhận định với VOA rằng văn bản này của Ban Tuyên giáo Trung ương đi ngược lại sự thật của lịch sử và gây hoang mang trong nhân dân, “sỉ nhục tiền nhân”, và “kỳ thị” trí thức miền Nam.

Thời sự Việt Nam

21/01/2022

https://docs.google.com/document/d/1bE83AjKwx9MJEWvJX6VyvOX_aGgzroa9/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nguyễn Ngọc Chính - Năm Dần nói chuyện Cọp

20/01/2022

https://docs.google.com/document/d/1q4T-3xWipkJvl3vF2u5v20NUk4FeUn7-/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tiếng Việt ta có rất nhiều từ ngữ để nói về cọp. Trải dài từ Đàng Trong ra đến Đàng Ngoài, con cọp ở Miền Nam còn có những “danh xưng” như hổ, hùm, kễnh… để chỉ loài sinh vật ăn thịt, có vú với bộ lông sọc vằn.

Trong “Tự điển tiếng Việt” của Hoàng Phê, người ta thấy có hai từ “kễnh” xuất xứ từ Miền Bắc:

(1) Kễnh là tính từ, nghĩa là “to kềnh, bệ vệ”, chẳng hạn như ăn no “kễnh bụng”;

(2) Kễnh là từ cũ, dùng để gọi con hổ (Ông Kễnh) với hàm ý kiêng nể, e sợ.

Một cách ghi nhận “người Việt hư hỏng” sau chiến tranh

Giới thiệu truyện ngắn CHÚNG TÔI MẤT NƯỚC NHƯNG CÒN TỰ ÁI của Nguyễn Văn Sâm

20/01/2022

https://docs.google.com/document/d/1NJy84g9kxYMholjWIrt6dWo7FA9wSDpp/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

I/

Truyện ngắn dưới đây của Nguyễn Văn Sâm kể lại trường hợp tác giả cùng với một nhóm du lịch Việt Nam về nghỉ ở vùng biển Sihanoukville Campuchia.

Khi tác giả và một người bạn cùng thuê người mát-xa, họ gặp một người phụ nữ Chăm.

Chị ta kể chuyện là nhà rất nghèo, đi làm thế này để kiếm sống và nuôi ông bố đang nằm viện.

Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 21 tháng 01 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1I7JIGlf7zJ-VLeeS6dFBeY_PC4HSuHy8/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Lê Thành Nhân  - Nga hù dọa hay đánh Ukraine?

20/01/2022

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

https://docs.google.com/document/d/1zoJFs89V8hAC6gZGnquwzr-r4aKMdE4q/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trường hợp Nga đưa quân xâm lăng một phần lãnh thổ của Ukraine: Những vùng đó là những tỉnh sát biên giới Nga-Ukraine, dân chúng ở đó phần lớn người Nga. Điều này bản đồ nước Nga sẽ to ra và Ukraine sẽ thu hẹp lại. Mỹ và các đồng minh NATO có biện pháp trừng phạt giới hạn hơn so với chiếm toàn bộ nước Ukraine. Như Tổng Thống Joe Biden tuyên bố trong cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc hôm 19/01/2022: “Washington và các đồng minh phương Tây sẽ điều chỉnh tùy thuộc vào những hành động của Moscow, trong tình trạng Mỹ lo ngại một chiến dịch quân sự nhắm vào Ukraine có thể được thực hiện trong vài ngày hoặc vài tuần tới”.

Nga âm thầm rút quân về: Chuyện này khó có thể xẩy ra, làm như vậy chẳng khác gì từ đây Nga quá mất mặt và không có cơ hội thứ hai để rửa mặt. Cuộc “cách mạng màu” sẽ dần dần tiến tới điện Kremlin.

Hội Thảo Về Phán Quyết Của Tòa Án Duy Ngô Nhĩ (UYGHUR)

 

Hoa Kỳ, 18-1-2022. HD Press.

https://docs.google.com/document/d/1aOoAicQcXXPcJ7HvIZnLP65wOqHW7lQL/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Một cuộc hội thảo trực tuyến đã được Ban Điều Hành Vận Động Kết Án Tội Ác Đảng Cộng Sản Trung Cộng tổ chức vào lúc 4 giờ chiều Thứ Tư 12-1-2022. Tham dự có nhiều chính khách quốc tế, cộng đồng, đoàn thể người Việt từ nhiều nơi.

Diễn giả chính trong cuộc hội thảo là Ngài Geoffrey Nice, QC (Queen’s Counsel, luật sư cao cấp của Anh Quốc) Chủ tịch Tòa án Uyghur và Ông Hamid Sabi, Cố vấn của Tòa án. Điều hợp viên là luật sư Linh Nguyễn, ESQ và ông Luke de Pulford, Chủ tịch IPAC (Liên minh Liên nghị viện về vấn đề Trung Quốc).

Bắt đầu, Sir Geoffrey đề cập đến tòa án Duy Ngô Nhĩ (Uyghur):

Tòa án Duy Ngô Nhĩ là “Tòa án giải đáp các câu hỏi mà chính các cơ quan quốc gia hoặc quốc tế cần phải làm. Chúng tôi ‘không có bất kỳ quyền lực nào và đó cũng là sức mạnh của chúng tôi. ” Ngài Geoffrey đã công bố một số đặc điểm của Tòa án Uyghur như sau:

Chiến tranh Nga – Ukraine có thể diễn ra theo những kịch bản nào?

Nguồn: “As war looms larger, what are Russia’s military options in Ukraine?”, The Economist, 21/01/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

https://docs.google.com/document/d/1f5gd4gdHW5hNqLun8ZFUEM-54JX0aFi5/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

 “Những gì chúng ta đang đối mặt, có thể chỉ còn vài tuần nữa sẽ xảy ra, là một cuộc chiến tranh ngang hàng đầu tiên giữa hai quân đội hàng đầu, được công nghiệp hóa, số hóa, diễn ra trên lục địa này trong nhiều thế hệ qua.” Đây là cảnh báo vào ngày 19 tháng 1 của James Heappey, Bộ trưởng Quân lực Anh, khi nói về việc Nga đang tăng cường hơn 100.000 quân ở biên giới Ukraine. “Hàng chục nghìn người có thể chết.” Bộ trưởng quốc phòng Estonia lặp lại lời cảnh báo. Ông nói: “Mọi thứ đang tiến tới xung đột vũ trang”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét