Michael Ignatieff - Nhân quyền, đạo đức toàn cầu và những đức tính bình thường
Lược dịch : Ts. Phạm Đình Bá
19/01/2022
Không có chính phủ nào đạt được tính hợp pháp đầy đủ trong mắt tất cả các công dân của mình. Ở mọi thời điểm, sẽ có những hành hạ và bất công đánh thức sự tức giận của công dân. Câu hỏi đặt ra là khi nào thì các công dân sẽ nổi dóa và hết sức tức giận. Nghiên cứu gợi ra là điểm mấu chốt của sự nổi dậy và phản kháng luôn là vấn đề đạo đức. Khi người dân cảm thấy sự lạm dụng từ lâu đã được giới cầm quyền dung dưỡng là biểu hiện của sự khinh thường thái quá về đạo đức, đó là thời điểm của sự bùng nổ. Tại thời điểm nầy, khi sự bất công là quá sức chịu đựng của người dân, khi dân bị khinh thường hoặc phẩm giá của chọ bị chà đạp, thì khả năng chịu đựng của người dân bị gẫy đỗ. Khi đó, người dân có thái độ quyết liệt.
Aerolyne Reed - Trung Quốc bị cáo buộc bắt cóc công dân trên lãnh thổ nước ngoài. Việt Nam nằm trong số đó
Tổ chức Safeguard Defenders phơi bày những hoạt động phi pháp của các điệp viên Trung Quốc tại nước ngoài.
19/01/2022
Một báo cáo vừa được công bố của tổ chức Safeguard Defenders đã chỉ ra các biện pháp đáng nghi ngại, và trong nhiều trường hợp là phi pháp, mà Trung Quốc đã tiến hành trên các lãnh thổ nước ngoài để truy bắt công dân của mình. [1] Việt Nam nằm trong số các quốc gia được báo cáo đề cập.
Bối cảnh
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gây dựng và củng cố vị thế bằng chiến dịch rầm rộ có tên gọi “đả hổ diệt ruồi”, với danh nghĩa diệt trừ tham nhũng. [2] Hàng triệu quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bị kỷ luật. [3] Hàng chục ngàn người khác chạy trốn ra nước ngoài, theo số liệu của chính quyền nước này. [4]
Nguyễn Quang Dy - Lý giải các vụ bê bối trước thềm năm Nhâm Dần
18/01/2022
Năm Tân Sửu sắp qua, năm Nhâm Dần đang đến gần. Những vụ bê bối điển hình từ cuối năm cũ thường cho ta chỉ dấu về những gì sẽ diễn ra trong năm mới. Đó là một bước ngoặt quan trọng khi Việt Nam đứng trước ngã ba đường. Hoặc đổi mới thể chế, để tiếp tục phát triển, hoặc duy trì nguyên trạng, để tiếp tục tụt hậu. Trong khi các chuyên gia tổng kết năm cũ và dự báo về năm mới, cần lý giải các vụ bê bối điển hình để dự báo xu hướng.
Thao túng chính sách và lũng đoạn nhà nước
Thời sự Việt Nam
Nguyễn Văn Nghệ – Nho giáo có còn hợp với thời nay không?
Phần 2
Bài nghiên cứu dài, nên ban Biên tập chia làm 2 phần.
17/01/2022
Ở Nhật Bản và “bốn con rồng Châu Á” nhiều tác giả và các Nhà quản lý lại cho rằng, Nho giáo có nhiều yếu tố tích cực giúp cho các nước này tăng trưởng và phát triển.
Singapore là một xã hội đa nguyên, đa dân tộc, đa tôn giáo, người Hoa chiếm đa số. Tháng 2/1982 các nhà đương cục về giáo dục Singapore tuyên bố đưa các môn luân lý học và nho giáo vào các khóa trình tôn giáo để các học sinh năm thứ 3 và thứ 4 trung học lựa chọn. Tháng 6/1982 phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục Ngô Khánh Thụy cầm đầu một phái đoàn sang Hoa Kỳ bàn với các học giả Nho giáo người Mỹ gốc Hoa về những nguyên tắc và kế hoạch thúc đẩy việc thực hiện luân lý Nho giáo.
Tin tức thế giới ngày Thứ tư 19 tháng 01 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
SARS-CoV-2 có trở thành virus gây bệnh theo mùa giống như cúm?
19/01/2022
Liệu rằng lịch sử của virus cúm có lặp lại với COVID-19 khi đại dịch COVID-19 đã trải qua 2 năm với bốn đợt biến thể khác nhau? Liệu virus SARS-CoV-2 có trở thành một loại virus gây bệnh theo mùa giống như cúm?
Vào đầu năm cuối cùng của Đệ nhất Thế chiến (1918), virus cúm A H1N1 đã lây nhiễm cho hàng triệu người và gây ra đại dịch cúm Tây Ban Nha. Đến tháng 04/1920, đại dịch này đã kết thúc sau 4 đợt bùng phát với hậu quả là 100 triệu người tử vong. Sau đó, tỷ lệ tử vong do virus H1N1 đã giảm xuống rất thấp và virus cúm hầu như chỉ gây ra bệnh cúm thông thường theo mùa.
Nguyễn Kim - Tuần Lễ Thất Bại Đầu Năm Của Joe Biden
18/01/2022
Suốt một năm đầy thất bại cộng thêm tuần lễ đầu năm hoàn toàn thất bại, Biden và đảng Dân Chủ sẽ bước vào cuộc tranh cử giữa nhiệm kỳ cuối năm nay với hai bàn tay trắng. Chính vì vậy đảng Dân Chủ đang tìm cách giành quyền tổ chức bầu cử hiện đang nằm trong tay chính quyền địa phương. Nếu giành được quyền tổ chức bầu cử thì đảng Dân Chủ sẽ có cơ hội gian lận đúng như Biden đã nhiều lần khẳng định “Điều quan trọng là người đếm phiếu chứ không phải là người bỏ phiếu.”
Lương Thái Sỹ - Olympic Bắc Kinh, nhân quyền lép vế trước lợi nhuận
18/01/2022
Sinh viên Indonesia biểu tình trước Văn phòng đại sứ Trung Quốc, kêu gọi thế giới tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh 2022; Jakarta, ngày 14 Tháng Một 2022 (ảnh: Dasril Roszandi/Anadolu Agency/Getty Images)
Chính phủ Mỹ quyết định tẩy chay ngoại giao Thế vận hội Bắc Kinh 2022 vì nhân quyền. Nhưng các công ty như Coca-Cola và Airbnb vẫn hoạt động bình thường! Thực tế này cho thấy những người ủng hộ nhân quyền đã thất bại trong nỗ lực kéo dài nhiều năm để áp lực các công ty Mỹ cắt giảm sự hỗ trợ của họ cho Thế vận hội Mùa Đông Bắc Kinh sẽ khai mạc vào ngày 4 Tháng Hai tới. Lợi nhuận tiếp tục thắng chính trị.
Bất lực trước hơi tiền!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét