Văn Tế Anh Hùng Tử Sĩ - 48 năm ngày giỗ trận hải chiến Hoàng Sa
17/01/2022
Trần Quán Niệm
48 năm ngày giỗ trận hải chiến Hoàng Sa
19 tháng 1 năm 1974 – 2022
Ye Du - Lá thư Hồng Kông - Tới thành phố này, với người đó
Lược dịch: Ts. Phạm Đình Bá
15/01/2022
Đối với Tinh Trì, chống lại quyền lực có nghĩa là chống lại sự sợ hãi trước hết. Chỉ trong một thời gian ngắn, người dân Hồng Kông đã chứng kiến những chiến thuật “khủng bố đỏ” chưa từng có. Một số người, bị kìm kẹp bởi nỗi sợ hãi, đã đưa ra những lập luận trái ngược với các nguyên tắc của lương tâm và lẽ phải. Ngay cả khi biết trong thâm tâm rằng mình sẽ bị đàn áp, Tinh Trì vẫn để mắt đến bức tranh lớn. Cô ấy không phản đối công khai, nhưng thông qua hành động của cô ấy thể hiện khả năng chống lại sự sợ hãi bản thân, thực hiện những lời của Lưu Hiểu Ba, người mà cô ấy coi như một người thầy:
“Để mọi người có quyền ích kỷ, những người có lương tâm phải hy sinh quên mình… Họ không thể nhìn vào lương tâm của tập thể. Chỉ bằng cách làm theo lương tâm của chính mình, họ mới có thể hướng dẫn quần chúng rụt rè và sợ hãi”.
Tổng Kết Cuối Năm: Những Vở
Bi Hài Kịch hay là Định Mệnh và Số Phận Nghiệt Ngã
của Dân Tộc, Quốc Gia
Quách Hạo Nhiên
07/01/2022
Người dân cần tỉnh thức để nhận ra đâu là những quyền cơ bản của mình trong mối quan hệ với nhà cầm quyền để mà trưởng thành hơn, văn minh hơn. Còn nhà cầm quyền cần tỉnh thức để sám hối về những quyết sách sai lầm của mình; tỉnh thức để thay đổi tư duy và nhận thức về con người và xã hội Việt Nam hôm nay; và nhất là từng bước cải cách thể chế chính trị quốc gia nhằm chấm dứt tình trạng lũng đoạn của các nhóm lợi ích thân hữu; hạn chế thấp nhất những sai lầm - nguyên nhân gây ra những cảnh đau thương tang tóc cho dân chúng thời gian qua. Cái sai lầm đồng thời cũng là một sự thật mà nói như nhà thơ Thái Bá Tân (một người cũng rất đặc biệt, xét ở phương diện nào đó cũng rất xứng đáng được vinh danh bằng những giải thưởng quốc gia lẫn quốc tế) là:
Một khi cộng sản đỏ
Chơi với tỉ phú đen
Thì kết quả tất yếu
Là xã hội đảo điên.
Xin mạn phép mượn mấy câu trên của ông để kết lại bài tổng kết cuối năm con trâu này vậy!
Thời sự Việt Nam
17/01/2022
Phú Nhuận - Người cộng sản đã giết Phan Thanh Giản thêm lần nữa
16/01/2022
Quyết định không đề cập đến thời gian phát hành trở lại của “Phan Thanh Giản – Nhà ái quốc và người mở đường cho nước Việt Nam hiện đại: Những năm cuối đời (1862 – 1867)”.
Người giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương ở thời điểm phát hành công văn số 09/CV/XBHN của nhà xuất bản Hà Nội, là ông Võ Văn Thưởng, một người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng nguyên quán ở An Phước, Mang Thít, Vĩnh Long.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương hiện nay là ông Nguyễn Trọng Nghĩa, tướng lãnh quân đội, người xứ Gò Công, Tiền Giang.
Hoàng Tuấn Công - Khi cọp vờn… chữ
16/01/2022
Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt/ Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua/ Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ/ Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm…
Bài Nhớ rừng của Thế Lữ có thể được xem là một trong những thi phẩm xuất sắc nhất về hổ. Chắc cũng dễ có đến hàng ngàn bài bình về tuyệt tác này, đặc biệt vào mỗi năm Dần. Trong bài viết này, chúng ta nói chuyện cọp, nhưng không nhắc lại Nhớ rừng, mà cùng tìm hình bóng hổ trong những thành ngữ-tục ngữ quen thuộc trong văn hóa dân gian…
Gs. Nguyễn văn Tuấn - Những cái mốc thời gian về Thiền Am
16/01/2022
Thông tin liên quan đến Thiền An rất lẫn lộn, nhưng có một điều chắc chắn là không thể dựa vào thông tin từ báo chí của Nhà nước. Dưới đây là những cái mốc thời gian dẫn đến sự kiện vài ngày qua. Ngoài ra, tôi cũng sưu tầm những thông tin độc lập về Thiền Am từ các trạm truyền thông xã hội được xem là đàng hoàng.
Ông Lê Tùng Vân
Theo nhiều nguồn, ông sanh năm 1932 ở Tân Châu, An Giang, trong một gia đình nề nếp. Thân phụ ông là Lê Văn Tất vốn là một nhà giáo [1]. Ông còn làm thơ và lấy bút danh là Thần Liên, cũng là bạn thân của Hàn Mặc Tử. Ông đậu bằng thanh chung tức Cao Đẳng tiểu học thời pháp thuộc. Theo nhà báo Lê Đại Anh Kiệt, ông Tất “theo đạo phật thiền lâm dòng lâm tế thần liên cũng là pháp danh của ông, cả đời ông dành trọn thi ca, sống khiêm cung ẩn dật.”
Dòng sông chia cắt và kết hợp
(A river that splits and unites)
WWF-Asia Pacific Exposure
WWF – December 28, 2021
“Không ai vi phạm các quy định, Nếu họ vi phạm, chúng tôi cho họ 3 cảnh báo,” Sport nói, “nhưng chưa bao giờ đạt đến 3 cảnh báo vì cảnh báo đầu tiên đã quá đủ để làm cho người ta thay đổi thái độ.”
Dự án Thủy sản Thái-Lào nhằm mục đích bảo tồn các chủng loại ở dưới nước trong Mekong bằng cách phát triển các kế hoạch quản lý cho 10 làng ở Lào và 14 ở Thái Lan, mỗi làng có khu bảo tồn của mình. Để giảm áp lực đối với hệ sinh thái tự nhiên, dự án cũng tìm cách để cải thiện sinh kế và lợi tức cho dân làng, cũng như tăng cường việc thi hành luật pháp và hiểu biết tốt hơn luật lệ đánh cá của giới chức và thủy sản địa phương.
Bên cạnh việc bảo tồn số cá, người dân địa phương như Ly Vongoudom và nhóm của ông cũng tuần tra sông mỗi ngày để chận đứng bất cứ hoạt động đánh cá trái phép mà họ bắt gặp, cũng như cho những thủ phạm biết về luật đánh cá.
“Rất khó để chia sông,” Sport nói. “Sau rốt, chúng tôi là baan pee muang nong (quốc gia anh em).”
Tin tức thế giới ngày Thứ hai 17 tháng 01 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Olympic Bắc Kinh 2022: Cá lội ngược giòng, chuyện khó tin mà có thật! Bởi đâu, vì đâu?
14/01/2022
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Nam Hàn rầm rộ cử phái đoàn tham dự Olympic Bắc Kinh 2022, trong
khi Bắc Hàn lại tẩy chay!
Hãng tin Reuters đưa tin: “Bắc Hàn không tham gia Olympic Bắc Kinh 2022, tuy
nhiên các vận động viên Bắc Hàn đủ điều kiện vẫn có thể thi đấu với tư cách cá
nhân”. Lời tuyên bố này y hệt những lời tuyên bố của Mỹ, Anh, Canada, Úc, Nhật
và nhiều nước khác trên thế giới tẩy chay ngoại giao Olympic 2022 tại Bắc Kinh.
Bắc Kinh nổi giận tuyên bố Bắc Hàn bị cấm tham dự Olympic 2022.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét