Nhật Bản mở rộng hạn chế COVID-19 giữa bối cảnh ca nhiễm Omicron tăng vọt
Reuters
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida.
Nhật
Bản hôm 24/1 chuẩn bị tăng gấp đôi số khu vực bị áp đặt rút ngắn thời
gian hoạt động đối với các nhà hàng và các biện pháp ngăn lây nhiễm khác
nhằm ngăn chặn tình trạng gia tăng kỷ lục các ca nhiễm COVID-19.
Phát
biểu trước các phóng viên, Thủ tướng Fumio Kishida cho biết chính quyền
trung ương Nhật Bản đã nhận được yêu cầu áp dụng “biện pháp bán khẩn
cấp” từ 18 tỉnh khác.
Những biện pháp này cho phép các thống đốc
khu vực ra lệnh hạn chế đi lại và kinh doanh, chẳng hạn như yêu cầu các
nhà hàng và quán bar phải đóng cửa sớm và hạn chế bán rượu.
Nhật
Bản đã ban bố nhiều mức độ khẩn cấp khác nhau trong suốt hai năm đại
dịch. Tình trạng “khẩn cấp hoàn toàn” có thể bao gồm đóng cửa các địa
điểm phục vụ rượu, hạn chế tham dự các sự kiện thể thao và văn hóa và
phạt tiền đối với các doanh nghiệp không tuân thủ.
Nhật Bản đã ghi nhận hơn 54.000 ca nhiễm mới vào thứ Bảy, con số cao nhất từ trước đến nay, do biến thể Omicron lây lan.
Hòn
đảo phía bắc Nhật Bản là Hokkaido và quận phía tây Osaka nằm trong số
những nơi được yêu cầu hạn chế. Trước đó, Chánh văn phòng Nội các
Hirokazu Matsuno cho biết chính phủ sẽ nhanh chóng quyết định việc mở
rộng các biện pháp hạn chế.
Nếu được thông qua, sẽ có 34 trong số 47 quận của Nhật Bản, bao gồm cả thủ đô Tokyo, bị áp dụng các biện pháp hạn chế.
Tính đến nay, Nhật đã ghi nhận 2,1 triệu ca nhiễm virus corona và 18.498 ca tử vong kể từ đầu đại dịch.
CEO Pfizer: Nên tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 hàng năm thay vì liều tăng cường
Reuters
CEO Pfizer Albert Bourla.
Giám
đốc điều hành của Pfizer Albert Bourla hôm thứ Bảy nói rằng vắc-xin
COVID-19 hàng năm sẽ thích hợp hơn các mũi tiêm nhắc lại thường xuyên để
chống lại đại dịch COVID-19.
Vắc-xin COVID-19 của
Pfizer/BioNtech đã cho thấy có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng
và tử vong vì biến thể Omicron lây lan nhanh nhưng ít hiệu quả hơn trong
việc ngăn ngừa lây truyền.
Với số ca mắc tăng cao, một số quốc
gia đã mở rộng các chương trình tiêm liều tăng cường vắc-xin hoặc rút
ngắn khoảng cách giữa các mũi tiêm trong khi các chính phủ nỗ lực tìm
cách bảo vệ người dân.
Trong một cuộc phỏng vấn với N12 News của
Israel, ông Bourla được hỏi về khả năng các mũi tiêm nhắc lại được thực
hiện thường xuyên từ bốn đến năm tháng.
"Đây sẽ không phải là một
kịch bản tốt. Điều tôi hy vọng (là) chúng ta sẽ có một loại vắc-xin mà
bạn sẽ phải thực hiện mỗi năm một lần", ông Bourla nói.
"Mỗi năm một lần thì thuyết phục mọi người thực hiện sẽ dễ dàng hơn. Mọi người cũng dễ nhớ hơn”.
Ông
Bourla nói: "Vì vậy, từ góc độ sức khỏe cộng đồng, đó là một tình huống
lý tưởng. Chúng tôi đang tìm cách xem liệu chúng tôi có thể tạo ra một
loại vắc-xin kháng cả Omicron và không quên các biến thể khác hay không,
và đó có thể là một giải pháp".
Ông Bourla cho biết Pfizer có
thể sẵn sàng nộp đơn xin phê duyệt vắc-xin được sản xuât để chống lại
Omicron và sản xuất hàng loạt, sớm nhất là tháng 3.
Trích dẫn ba
nghiên cứu, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho
biết hôm thứ Sáu rằng liều thứ ba của vắc-xin mRNA là chìa khóa để
chống lại Omicron, cung cấp 90% khả năng bảo vệ người dân khỏi phải nhập
viện.
Mùa khai thuế ở Mỹ bắt đầu
Thứ Hai
này bắt đầu mùa khai thuế ở Mỹ, và Sở Thuế vụ (IRS) đã nói trước
về những tháng khó khăn sắp tới. Cơ quan này vẫn đang xử lý tồn đọng
10 triệu đơn xin hoàn thuế của năm ngoái. Ngoài việc thiếu nhân
lực, IRS còn phải gánh thêm trách nhiệm mới trong đại dịch, bao gồm
chủ trì chương trình phát chi phiếu và chương trình tín dụng thuế
trẻ em.
Tổng thống Joe Biden đã kêu gọi tài trợ thêm 80 tỷ đô
la cho IRS trong thập niên tới. Làm vậy có thể giúp chính phủ thu
được nhiều thuế hơn, với tiềm năng huy động thêm được 700 tỷ đô la.
Song Quốc hội vẫn chưa thông qua kế hoạch của ông Biden. Hạn khai thuế
của người Mỹ là giữa tháng 4, nhưng IRS có một lời khuyên: hãy nộp hồ
sơ sớm.
Bầu cử tổng thống Ý
Vào thứ Hai, hơn
1.000 chính trị gia Ý — tất cả các nghị sĩ quốc gia cộng với đại biểu
khu vực — sẽ bỏ phiếu bầu tổng thống mới. Kết quả sẽ quyết định liệu
thủ tướng Mario Draghi có giành được vị trí này hay không. Nếu thắng,
chính phủ cải cách thành công của ông sẽ chỉ tại vị trong chưa đầy 12
tháng. Hôm thứ Bảy, Silvio Berlusconi, vẫn còn hoạt động chính trị ở
tuổi 85, đã rút khỏi cuộc đua vì không có đủ ủng hộ.
Tuy nhiên,
điều đó không có nghĩa ông Draghi coi như chắc thắng. Cánh hữu bây
giờ sẽ đi tìm một ứng viên có khả năng đắc cử cao hơn ông
Berlusconi vốn rất nổi tiếng nhưng đầy chia rẽ — và thậm chí có
khả năng đắc cử cao hơn cả ông Draghi. Một số người, đặc biệt là
Phong trào Năm Sao, nói thủ tướng là người quá tinh hoa. Những người
khác lo ngại việc ông được bầu có thể đưa đến bầu cử sớm, qua đó khiến
các chính trị gia Ý mất tập trung khỏi các cải cách và các khoản đầu tư
mà họ phải chấp thuận để Ý có thể được nhận phần trong quỹ phục hồi
sau đại dịch của EU.
Từng bước hoàn thiện kính viễn vọng James Webb
Vào
thứ Hai người ta sẽ bắn các động cơ đẩy và nhẹ nhàng di chuyển Kính
Viễn vọng Không gian James Webb vào quỹ đạo của nó quanh L2, một điểm
cách nơi lực hút Trái đất và Mặt trời cân bằng nhau khoảng 1,5km. Là
kính viễn vọng lớn nhất từng được đưa vào không gian, Webb, một dự án
của NASA, được phóng vào dịp Giáng sinh vừa rồi. Tất cả đều diễn ra
tốt đẹp. Trong các hoạt động được mô tả là origami robot, trung tâm điều
khiển mặt đất đã điều khiển cỗ máy mở ra năm lớp của tấm chắn
nhiệt có kích thước bằng sân quần vợt và 18 tấm gương chính của kính
thiên văn.
Nhưng Webb vẫn chưa sẵn sàng thu thập dữ liệu về các
hành tinh ngoài hệ Mặt trời và Vụ nổ Lớn. Một “máy làm lạnh” bằng heli
trước tiên phải làm lạnh một cảm biến hồng ngoại về mức 6,7° Kelvin,
gần bằng nhiệt độ mà tại đó mọi chuyển động phân tử dừng lại. Và
tấm gương vẫn chưa được căn chỉnh hoàn toàn để khớp với nhau thành
một tấm gương lớn có chiều dài 6,5 mét. Các thiết bị truyền động dưới
các tấm kim loại mạ vàng sẽ điều chỉnh chúng chính xác đến phần tỷ
mét. Nhờ đó mùa hè này chúng ta sẽ có những hình ảnh đầu
tiên.
Chính phủ Lebanon chật vật trong khủng hoảng
Được
thành lập với thời hạn hoạt động tám tháng, nội các Lebanon đã
lãng phí một nửa vòng đời của mình. Trong tuần này họ sẽ họp lần
đầu tiên kể từ ngày 12 tháng 10. Nguyên nhân chậm trễ là do Hizbullah và
Amal, hai bên từ chối dự họp trừ khi chính phủ ngừng điều tra vụ nổ
kinh hoàng tại cảng Beirut hồi năm 2020.
Giờ đây khi các bên
chấp nhận ngồi xuống, nhiệm vụ đầu tiên là thông qua ngân sách, một
việc không hề dễ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Hai công ty
viễn thông độc quyền chỉ có thể huy động đủ tiền mặt để cung cấp nhiên
liệu cho các máy phát điện giúp duy hoạt động cho các thiết bị của họ
(nhà nước chỉ cung cấp một vài giờ điện hàng ngày). Dự trữ ngoại hối
khan hiếm cũng khiến không có nhiều dư địa cho đầu tư hay trợ cấp.
Tuần trước, ngân hàng trung ương chi hàng chục triệu đô la để đẩy đồng
tiền này, vốn giảm chỉ còn 4% giá trị so với trước khủng hoảng, lên 6%.
Ngoài ra nội các cũng kỳ vọng đạt được thỏa thuận với IMF. Họ có
thời gian từ nay đến tháng 5, thời điểm tổ chức bầu cử.
Khảo sát: Đa số người Mỹ ủng hộ quân đội bảo vệ Đài Loan
USS
Ronald Reagan dẫn đầu một đội tàu từ Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,
Singapore, Pháp, Canada, Úc và Mỹ trong cuộc tập trận Vành đai Thái Bình
Dương (RIMPAC) 2010 (ảnh: Hải quân Hoa Kỳ).
Một cuộc thăm dò
gần đây cho thấy, đa số cử tri của tất cả các đảng phái đều tin rằng nếu
Đài Loan bị Trung Quốc xâm lược, thì Hoa Kỳ nên giúp đỡ Đài Loan về mặt
quân sự.
Khoảng 58% trong số 1.081 cử tri Mỹ được thăm dò ý kiến
vào giữa tháng 1 tin rằng chính quyền ông Biden nên sử dụng sức mạnh
quân sự của Mỹ để bảo vệ Đài Loan khỏi sự xâm lược từ Trung Quốc.
Cụ
thể, 56,2% người ủng hộ đảng Dân chủ, 57,4% cử tri độc lập và 60,8%
người ủng hộ đảng Cộng hòa mong muốn Hoa Kỳ hõ trợ quân sự cho Đài Loan
trong trường hợp quốc đảo bị Trung Quốc xâm lược.
Cuộc thăm dò
được thực hiện bởi Nhóm Trafalgar có trụ sở tại Atlanta, Georgia. Nhóm
này trước đó đã dự đoán chính xác kết quả của cuộc bầu cử tổng thống năm
2016.
Dữ liệu từ cuộc thăm dò cho thấy sự thay đổi đáng kể trong nhận thức của cử tri Mỹ về Đài Loan và Đảng Cộng sản Trung Quốc
Một
cuộc thăm dò trước đây do Hội đồng Chicago vào tháng 8 năm 2021 cho
thấy, gần một nửa số người Mỹ phản đối ngay cả việc bán thiết bị quân sự
cho Đài Loan.
Chủ tịch của Convention of States Action, ông Mark
Meckler, nói rằng các nhà lãnh đạo của đất nước thường quên rằng người
dân Mỹ rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt bản chất của các mối đe dọa từ
nước ngoài.
Miến Điện: Chế độ quân sự tuyên án tử hình một dân biểu thuộc đảng của bà Aung San Suu Kyi
Ông Phyo Zayar Thaw (người cầm loa) vận động người dân Miến Điện phản đối đảo chính, tháng 03/2021. © CC / Maung Sun
Một
tòa án quân sự ở Miến Điện đã kết án tử hình một thành viên trong đảng
bị lật đổ của bà Aung San Suu Kyi cùng với một nhà hoạt động dân chủ nổi
tiếng. Cả hai đều bị
Theo hãng tin Anh Reuters, trong một thông
cáo công bố hôm 21/01/2022, Quân Đội Miến Điện cho biết là ông Phyo
Zayar Thaw, một thành viên của đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ của bà
Aung San Suu Kyi, bị bắt vào tháng 11/2021, đã bị kết án tử hình theo
luật chống khủng bố. Một nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng Kyaw Min Yu -
còn được gọi là “Jimmy” - cũng đã nhận mức án tương tự từ tòa án quân
sự.
Bản thông cáo đã kèm theo ảnh của hai người, và bản án cũng
được đọc trên bản tin buổi tối của các phương tiện truyền thông nhà
nước.
Cho đến nay, chính quyền quân sự đã kết án tử hình hàng
chục nhà hoạt động chống đảo chính trong chiến dịch trấn áp những người
bất đồng chính kiến, nhưng Miến Điện đã không thực hiện các vụ hành
quyết trong nhiều thập kỷ.
Theo quân đội Miến Điện, ông Phyo
Zayar Thaw - tên thật là Maung Kyaw - đã bị bắt tại một căn hộ ở Rangoon
nhờ “sự giúp đỡ và hợp tác từ những công dân tử tế”. Vào thời điểm đó,
dân biểu này sở hữu hai khẩu súng lục, đạn dược và một khẩu súng trường
M-16.
Ông từng bị cáo buộc đã dàn dựng một số cuộc tấn công vào
các lực lượng của chế độ, bao gồm một vụ nổ súng trên một chuyến tàu ở
Rangoon vào tháng 08/2021 khiến năm cảnh sát thiệt mạng.
Là
người tiên phong trong lĩnh vực hip-hop ở Miến Điện, với những giai điệu
mang tính lật đổ khiến chính quyền trước đó khó chịu, ông đã bị bỏ tù
vào năm 2008 vì là thành viên của một tổ chức bất hợp pháp và sở hữu
ngoại tệ. Ông đã được bầu vào Quốc Hội trong danh sách ửng viên của đảng
của bà Suu Kyi trong cuộc bầu cử năm 2015.
Còn ông Kyaw Min Yu,
người nổi lên trong cuộc nổi dậy của sinh viên Miến Điện năm 1988 chống
lại chính quyền quân sự trước đây, đã bị bắt trong một cuộc đột kích
vào tháng 10/2021. Chính quyền đã cáo buộc ông kích động tình trạng bất
ổn bằng các bài đăng trên mạng xã hội.
Võ Thái Hà tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét