Thứ Ba, 18 tháng 1, 2022

Bản tin ngày Thứ ba 18 tháng 01 năm 2022

 Bản tin  của Văn Phòng Liên Lạc Hải Ngoại / Hội  Đồng Liên Tôn Việt Nam

17/01/2022

https://docs.google.com/document/d/1UeJZHn_rtgmYzRnfXI2MgEIdzEcfKOww/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngày 10 tháng 1, 2022, qua hệ thống mạng toàn cầu, một buổi gặp gỡ của tân đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam trước khi qua Việt Nam nhận nhiệm vụ với các tổ chức và nhân vật tại hải ngoại được tổ chức vào lúc 1 giờ trưa. Buổi gặp gỡ này do BS Nguyễn Quốc Quân tổ chức.

Nhân dịp này, các tổ chức nhân quyền, cộng đồng người Việt tỵ nạn và một số nhân sĩ đã nêu lên những vấn đề nhân quyền mà nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm đối với người dân Việt Nam, đồng thời bày tỏ lời yêu cầu ông tân đại sứ có những hành động áp lực để nhà cầm quyền cải thiện nhân quyền.

Bs Đỗ Văn Hội, đại diện cho Văn Phòng Liên lạc hải ngoại của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam đã nêu lên vắn tắt những đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền đối với các tôn giáo lớn tại Việt Nam như Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành. Bản văn trình bày như sau:

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN HẢI NGOẠI / HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM

TƯỜNG TRÌNH VẮN TẮT TÌNH HÌNH ĐÀN ÁP TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM

(Ngày 10/01/2022)

Kính thưa Ngài tân Đại Sứ Hoa Kỳ Knapper tại Việt Nam,  và Quý Vị tham dự hiện diện hôm nay.

Chúng tôi thay mặt cho văn phòng liên lạc tại hải ngoại của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam xin trình bày sơ lược vắn tắt tình hình đàn áp tôn giáo tại Việt Nam như sau:

 


Tưởng Năng Tiến – Bộ Lạc Tà Ru A-20

https://docs.google.com/document/d/1A3WkVL7wsgbFVaj9tKKIadb-SnWfobqr/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tự thâm tâm – có lẽ – tất cả A-20 vẫn chưa bao giờ quên đại cuộc, cùng những hoài bão lớn lao khi tóc hãy còn xanh. Tuy thế, dòng đời (và tuổi đời) khiến tất cả đều nhận ra rằng cái cơ hội để có thể tham dự vào lịch sử của đất nước quê hương (vốn) rất hiếm hoi trong một kiếp nhân sinh. Chúng ta thường vẫn chỉ là nạn nhân, hay “những người cam chịu lịch sử” mà thôi, theo như cách nói của tù nhân Bùi Ngọc Tấn.

Tôi cũng là một người thuộc bộ tộc Tà Ru nhưng trong suốt thời gian bị giam giữ chưa hề dám có một hành động phản kháng nào ráo (ngoài những câu “phát biểu linh tinh” mà quên dòm trước/ngó sau ) nên khi nhìn cách “cam chịu” của những anh hùng A-20 trong Trại Kiên Giam Xuân Phước (và những ân tình mà họ dành cho nhau sau đó) thì không khỏi sinh lòng kính trọng và vô cùng ngưỡng mộ.

Ts. Phạm Đình Bá - Định hình việc hỗ trợ người lao động

18/01/2022

https://docs.google.com/document/d/1kD5O9mbh568926vipopg3MZ2PGPRK1GS/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Rất đáng phục về tinh thần đoàn kết của công nhân Pou Chen! Họ tuy thất bại trong việc đòi tiền thưởng cuối năm nhưng vẫn đứng vững trong thương lượng để vẫn đòi hỏi được 100% lương trong 4 ngày công nhân đình công.[2]

Tôi có một câu hỏi cho TS. Thắng. Liệu công nhân có thể thành công không nếu công đoàn hỗ trợ quyền lợi của công nhân trong sự cố 1 ở trên? Theo tôi trong trận đấu nầy, điểm 1 cho tinh thần đoàn kết của công nhân và điểm 0 cho công đoàn của TS. Thắng! Ráng làm việc theo nhiệm vụ đi công đoàn ơi!

Chuyên quyền: Một chuỗi của các sự cố 1, 2 và 3 có thể xảy ra như chúng không liên hệ. Nhưng có nhiều xác suất là chúng có liên quan và không chỉ là sự trùng hợp đơn thuần.

Thời sự Việt Nam

18/01/2022

https://docs.google.com/document/d/1SNcY5ruV34YcLe6PGojxl5uYG8d1R6VA/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhìn lại một năm quan hệ Việt – Mỹ dưới thời tổng thống Biden

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

https://docs.google.com/document/d/1CnwLcYA0_i18zvkAOa9hzE0hTF_ktdbg/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngày 20/1/2022 đánh dấu một năm tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden lên cầm quyền. Đây là dịp để tổng kết một năm quan hệ Mỹ – Việt dưới thời vị tổng thống Dân Chủ này.  Nhìn chung, trong một năm qua, quan hệ giữa Hà Nội và Washington vẫn tiếp tục phát triển. Tổng thống Biden đã không thay đổi một cách căn bản chính sách của người tiền nhiệm Donald Trump đối với Việt Nam, kể từ nay được xem là đối tác chiến lược quan trọng của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á.

Lê Trung Khoa :  Nhà báo Việt Nam tại Berlin bị tấn công mạng và bị đe dọa

18/01/2022

https://docs.google.com/document/d/1tJRfzDANGAHLZ7nnrZZKXiUAz5NFrN6D/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Lê thực sự không có vấn đề gì với chuyến thăm của Hải quân. Anh cho rằng quan hệ hợp tác giữa hai nước là đa chiều và cần phải tiếp tục. “Nhưng với một điều kiện: Việt Nam phải tuân thủ các quy tắc và hiệp ước đã ký kết với Đức.“ Điều này bao gồm tôn trọng tự do báo chí và tự do ngôn luận. „Chỉ khi đó, sự hợp tác mới mang lại kết quả cho người dân của cả hai nước.“

Bài viết này được xuất  bản lần đầu hôm 14.01.2022 trên tờ báo „taz“ của Đức. „taz“ là một tờ báo độc lập thuộc về một tổ hợp của hơn 18.000 thành viên đầu tư góp sức cho tự do báo chí.

Trần Dần – Ghi 1954-1960: Bản PDF miễn phí

Phạm Thị Hoài  17/01/2022

https://docs.google.com/document/d/1nhblqPgl8KQtZ7ZVe6tInXVyA4wTz1fR/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ghi 1954-1960 của Trần Dần được tái bản trên mạng đúng dịp tưởng niệm 25 năm ngày ông qua đời. Tôi đã biên tập và hiệu đính bản in năm 2001, bổ sung một số chú thích và chỉnh sửa một số chi tiết căn cứ trên những hiểu biết ngày càng được mở rộng trong thời gian qua, hi vọng có thể chính thức thay thế những phiên bản trôi nổi không rõ nguồn gốc trên mạng.

Tôi tin rằng Trần Dần rất vui lòng thấy cuốn sách này trở thành sở hữu chung của cộng đồng độc giả tiếng Việt mà ông đã góp phần gây dựng bằng tài năng và số phận khác thường của mình.

Trần Dần- Ghi 1954-1960, bản PDF (517 trang, 3,75 MB) có thể tải miễn phí tại đây:

http://www.procontra.asia/wp-content/uploads/2022/01/Tran-Dan_Ghi-1954-1960_Ban-2022.pdf

hoặc trên Tủ sách Trẻ: https://tusachtre.com/

và tại đây:

https://drive.google.com/file/d/1AWC3Ziko-Lc4xUzsCzUtwIlEZgqFknmT/view?usp=sharing

Berlin, 17/1/2022

Phạm Thị Hoài

Nguyễn Văn Nghệ –  Nho giáo có còn hợp với thời nay không?

Phần 1

Bài nghiên cứu dài, nên ban Biên tập chia làm 2 phần.

17/01/2022

https://docs.google.com/document/d/1eQoV3mzE34GV9hjI1P59a2L1Q8x0T5zV/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong các sách và tài liệu của Nhà nước cộng sản Trung Quốc cũng như ở Việt Nam trước đây, khi đề cập đến Nho giáo đều lên án Nho giáo là “bảo thủ, lỗi thời và kiềm hãm sự phát triển của xã hội” và cần phải “Quét sạch nó đi!”. Gần đây trong mối giao lưu và hội nhập ngày càng được đẩy mạnh giữa các quốc gia, nhiều học giả đã “phản tư” (suy nghĩ lại) với việc đánh giá vai trò của Nho giáo trong thời hiện đại. Liệu Nho giáo còn hợp với thời nay không?[*]

Tin tức thế giới ngày Thứ ba 18 tháng 01 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1Kwc42-cOXedh3Dvz8eC6y3Y-j5BpcLV9/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Lê Tây Sơn – Hoa Kỳ: “Ác chiến” quanh dự luật quyền bỏ phiếu liên bang của Biden

17/01/2022

https://docs.google.com/document/d/1JgjSxhCBZpYS5E2pvxmVr1AMync_5uVN/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hai thượng nghị sĩ Dân chủ Joe Manchin III và Kyrsten Sinema đã công khai phản đối việc loại bỏ phương thức filibuster do Đảng Dân chủ đề xuất. Fillbuster là một chiến thuật câu giờ, trong đó một hoặc nhiều thành viên phe kia của Thượng viện cố ý kéo dài cuộc tranh luận về một dự luật được phe này đệ trình để trì hoãn hoặc ngăn cản bỏ phiếu thông qua.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét