Thứ Hai, 10 tháng 1, 2022

Bản tin ngày Thứ hai 10 tháng 01 năm 2022

 


Tưởng Năng Tiến – Cam Bố Hạ

https://docs.google.com/document/d/1dbb6CDEY58O_xGwQP66Lg5mV_cuvvOyp/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhiếp ảnh gia Trần Công Nhung (24/08/1935 – 01/01/2022) đã may mắn được có dịp đi viếng thăm khắp nước, trước khi tạ thế. Ông vừa đi, vừa bấm máy, vừa huyên thuyên trò chuyện:

Tiếp tục con đường tỉnh lộ chúng tôi chạy về hướng chiến khu Yên Thế. Ðường từ Tiên Lục qua Bố Hạ có đoạn còn rải sỏi đỏ. Bố Hạ là quê hương của giống cam nổi tiếng xưa nay. Nhưng anh bạn đi cùng cho biết đã tuyệt chủng, vì sự cải tiến sai lầm của mấy ông cán bộ nông nghiệp.

Biển Đông ngày 10 tháng 01 năm 2022

Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

https://docs.google.com/document/d/118UQ7hDP6y7eulRSr1AhEishsXnicbl9/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Đây là lần hiếm hoi các tàu nghiên cứu của Mỹ và Trung Quốc hoạt động ở gần nhau như thế ở Biển Đông.

1. Chuyển động Hàng Không Mẫu Hạm

Trong những ngày qua, Trung Quốc tiến hành nhiều hoạt quân sự không thông báo ở khu vực phía nam đảo Hải Nam và phía bắc quần đảo Hoàng Sa.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy tàu đổ bộ tấn công Type 075 Hải Nam cũng tham gia vào các cuộc tập trận này.

Tàu Sơn Đông cũng rời cảng Tam Á vào ngày 5.1, theo hình ảnh vệ tinh.

Nguyễn Mạnh Hùng – Phỏng vấn Nguyễn Tôn Hoàn

08/01/2022

https://docs.google.com/document/d/1jkINdAhTrTdf2JVmITQssHAFK_aVpugA/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Lời nói đầu: Đảng phái quốc gia Việt Nam, 1945-1954 – Lời kể của nhân chứng

“Chúng tôi không có tham vọng viết lịch sử các đảng phái Quốc Gia trong những ngày tháng 8/1945, mà chỉ cung cấp những tài liệu thô (raw material), qua lời nói của các nhân vật liên hệ, để các nhà nghiên cứu tự mình đánh giá, bổ túc, và đào sâu thêm hầu trả lời mấy câu hỏi lớn liên quan đến cuộc cách mạng tháng 8/1945. 

Trong tập tài liệu này, chúng tôi chỉ làm công việc ghi lại nguyên văn và tóm tắt những lời của chứng nhân. Chúng tôi tôn trọng người được phỏng vấn và không làm việc phối kiểm tính xác thực (fact check) của những tuyên bố của họ.”

Phạm Trần - Quá Độ Đi Đâu?

09/01/2022

https://docs.google.com/document/d/1scUdfmWF7yCUu-Pt8nOxUBCqfUgrC_x_/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Không phải tự dưng mà hai ngành Tuyên giáo và Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ra sức bảo vệ Đảng và Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh, vào dịp kỷ niệm 30 năm khối Cộng sản, do Nga lãnh đạo tan vỡ (25/12/1991-25/12/2021). Nguyên do vì khối Liên bang Xô Viết sụp đổ, sau 70 năm cai trị hà khắc, đã để lại những bài học đắt giá cho đảng CSVN:

– Thứ nhất, đảng Cộng sản Liên Xô mất quyền lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội bằng quyết định sửa đổi Điều 6 Hiến pháp Liên Xô ngày 15/3/1990.

Nguyễn Ngọc Chính- Hành trình kỳ thú của… “kiểu chào 3 ngón”

Tháng 12 năm 2021

https://docs.google.com/document/d/1XLl65CKQYiOm4SmptnyZTp32HnkBblVK/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tóm lại, “kiểu chào 3 ngón” đã xuất hiện cách đây hơn một thế kỷ với Phong trào Hướng đạo nhằm hướng đến việc đào tạo thanh thiếu niên trên toàn thế giới trở thành những con người hoàn thiện với cộng đồng, xã hội.

Gần đây, cũng vẫn kiểu chào đó, đã mang một hình thức biểu lộ sự phản kháng những thế lực độc tài, phi dân chủ. Hình thức chào vẫn là một… nhưng ý nghĩa đã thay đổi theo tình hình.

Chúng ta không biết có nên Buồn hay Vui trước một hành trình kỳ thú của những hiện tượng này?

Thời sự Việt Nam

10/01/2022

https://docs.google.com/document/d/1T79WOSSuJCtcG2Ni6PP2DkwGOX5ohFlO/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Quản lý lưu vực sông quốc tế: Thành công và thất bại của Ủy hội sông Mekong

(Managing international river basins: successes and failures of the Mekong River Commission)

Ian Campbell – Bình Yên Đông lược dịch

Water Resources Planning and Management – 2011

https://docs.google.com/document/d/1b6Gae1pW-SZEjsOqufzgYYbihPAlx_u5/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

1. Tầm quan trọng của sông Mekong

Sông Mekong, bằng nhiều tiêu chuẩn, là dòng sông quan trọng nhất ở Đông Nam Á (ĐNA).  Nó lớn, nó đáng kể về mặt chánh trị, nó có tầm quan trọng bảo tồn lớn lao, và nó hỗ trợ cho một dân số lớn và tăng nhanh.  Ngoài ra, sông đang bị áp lực phát triển gia tăng, khiến nhiều tác giả xem nó là một con sông ‘ở ngã ba đường’ (Kummu et al., 2008), ‘lâm nguy’ (Osborne, 2004), hay ‘bị đe dọa’ (Osborne, 2009).

Tin tức thế giới ngày Thứ hai 10 tháng 01 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1kGHGi5bQK3SY0ElTEF-MUcCLYA1qElgU/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Khủng hoảng Kazakhstan: Nguyên nhân, diễn biến và triển vọng

Nguồn: “Kasachstan: Was steckt hinter den Protesten – und wie geht es weiter?” WELT, 08/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

https://docs.google.com/document/d/1I7G75AD5-DhjFjBTU3lmxgPWKAV1dG9-/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Kazakhstan không yên tĩnh: Trong cuộc bạo loạn tồi tệ nhất trong nhiều năm qua, quân đội đã hành động chống lại người biểu tình, hàng chục người đã thiệt mạng. Sau đây là một số hỏi đáp về tình hình ở quốc gia lớn thứ chín thế giới này.

Các sự kiện ở Cộng hòa Kazakhstan vùng Trung Á thuộc Liên Xô cũ diễn ra dày đặc và nhanh chóng: Biểu tình ở khắp nơi phản đối tăng giá khí đốt đã biến thành bạo loạn nghiêm trọng với nhiều người chết và bị thương. Nhiều người biểu tình xuống đường một cách ôn hòa chống lại sự lãnh đạo độc tài, nhưng các đám đông có vũ trang cũng lao vào các cuộc giao tranh với lực lượng an ninh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét