Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh



Y án 10 năm tù giam cho Mẹ Nấm


Luật sư xác nhận với BBC Tòa phúc thẩm xử blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vì vi phạm Điều 88 Bộ luật Hình sự y án sơ thẩm 10 năm tù giam.
Hồi cuối tháng Sáu, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, bị Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên án 10 năm tù vì tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước" trong phiên sơ thẩm.
Tuy "vụ án được xét xử công khai" nhưng có ghi nhận bà Nguyễn Tuyết Lan, mẹ của bà Như Quỳnh, không được ngồi trong phòng xử mà chỉ được theo dõi diễn biến phiên tòa qua TV.

Phản ứng trên mạng xã hội sau phiên tòa  xét xử phúc thẩm blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm).


 “CÁI GIÁ PHẢI TRẢ
Mặc Lâm


Trong 1 chiếc ao nhỏ có nhiều loài cá sinh sống. Trong đó có một con cá nhỏ, nó đạt được một chút chiến công nên được một số con cá khác tung hô, dành cho nó rất nhiều tình cảm và đã từng bảo vệ nó trước kẻ thù. Thay vì tranh thủ tình cảm của đồng loại để gắn kết nhau thì nó lại mắc 1 cái bệnh vĩ cuồng và loạn ngôn. Nó chê cái ao nó đang bơi trong đó là quá bẩn, nó chê tất cả các loài cá trong chiếc ao đó là hèn, chỉ có tác dụng đẹp đội hình (bao gồm cả những con cá đã từng giúp đỡ, bảo vệ nó). Kẻ thù của nó đã quá thông minh, đã quay lại tấn công khi đại đa số đồng loại đã quay lưng lại với nó. Cái giá phải trả của nó quá đắt, nhưng đây cũng là 1 bài học để nó có thời gian tĩnh tâm, suy nghĩ lại bản thân. Hi vọng khi nó quay trở lại sẽ điềm tĩnh hơn, chín chắn hơn và khỏi bệnh.”

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Bản tin ngày 28 tháng 11 năm 2017



Cơ hội giảm án ‘mong manh’ cho Mẹ Nấm?


Luật sư bào chữa cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nói cơ hội bào chữa thành công cho bà trong phiên phúc thẩm hôm 30/11 "là mong manh" và vai trò của luật sư trong các vụ thế này "thường không thành công."
Hồi cuối tháng Sáu, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, bị Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên án 10 năm tù vì tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước" trong phiên sơ thẩm.

Khuyến nghị của HRW trước phiên Đối thoại Nhân quyền EU - Việt Nam
28/11/2017
Đối thoại Nhân quyền EU - Việt Nam
Tờ trình của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền
Tháng Mười một Năm 2017
EU – Vietnam Human Rights Dialogue
Human Rights Watch Submission
November 2017
Song ngữ Việt Anh


Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đánh giá cao cơ hội được đóng góp vào công tác chuẩn bị đang xúc tiến, hướng tới cuộc đối thoại nhân quyền sắp tới giữa EU và Việt Nam, dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng Mười hai năm 2017.

Lỗ nặng nhưng vẫn … duy ý chí
27/11/2017
Trân Văn 


Bây giờ, Việt Nam có khoảng 20 phi cảng hoang vắng vì thiếu khách như Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ. Tháng 3 năm 2016, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam chính thức thú nhận, trong 22 phi trường hiện có tại Việt Nam thì chỉ Nội Bài - Hà Nội và Tân Sơn Nhất - Sài Gòn sinh lợi, 20 phi trường còn lại đều lỗ nặng. Lượng khách hàng năm của 20 phi trường đó chỉ dao động trong khoảng từ 8% đến 37% so với qui mô đầu tư.

Một ngày phải khác mọi ngày
FB Bùi Chí Vinh
27-11-2017


Mấy ngày nay báo chí đổ xô vào chuyện ruồi bu như cải tiến chữ quốc ngữ để làm lạc hướng nhân dân quên đi mối hiểm họa ngoại xâm phương Bắc. Bài thơ MỘT NGÀY PHẢI KHÁC MỌI NGÀY vạch trần những thủ đoạn đó…

Chào một ngày giống hệt mọi ngày
Sóng truyền hình phủ toàn phim Trung Quốc
Từ HTV, VTV, BTV, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau… cho đến “cáp”
Hết “Triều Đại Mãn Thanh” đến “Đại Tống Truyền Kỳ”
Chào một ngày giống hệt mọi ngày
Đọc báo thấy cha ông mất hút
Thấy thiên hạ quỳ mọp dưới tượng đài Binh Pháp Mặc Công, Ngọa Hổ Tàng Long, Họa Bì, Xích Bích…
Con nít thuộc lòng Hoắc Nguyên Giáp, Hoàng Phi Hồng, Diệp Vấn, Diệp tùm lum hơn thuộc sử Tiên Rồng

Tạp ghi Phương Thơ
Triệu chứng bay bổng của lãnh đạo TP.HCM


Đó là phát biểu cái bánh vẽ của ông Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong khi nhấn mạnh rằng, “TP HCM sẽ trong nhóm 10 thành phố sáng tạo toàn cầu”, trong bản tin: https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ong-nguyen-thanh-phong-tp-hcm-se-trong-nhom-10-thanh-pho-sang-tao-toan-cau-3675933.html
Và tôi trích một đoạn: “Thành phố xác định phát triển kinh tế chủ yếu dựa trên dịch vụ và đổi mới sáng tạo, trong đó đặt mục tiêu nằm trong nhóm 10 thành phố toàn cầu. Dáng dấp của một siêu đô thị, một thành phố thông minh đang đến gần", ông Phong nói, giọng phấn khởi.

Thương mại toàn cầu đang biến đổi: Chuyển đi rồi lại chuyển về
Nguyễn Văn Phú
Nov 28, 2017


Nếu xem cốt truyện các cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng là một chỉ dấu cho tương lai thật thì có lẽ nền sản xuất kiểu mới chỉ dựa vào công nghệ in 3D sẽ đến trong một ngày không xa. Khá nhiều cuốn khoa học viễn tưởng đặt bối cảnh trong tương lai gần đã miêu tả cặn kẽ chuyện in 3D để làm ra hầu hết mọi thứ nhân loại cần, từ tàu vũ trụ đến máy móc, từ cây kim sợi chỉ cho đến cả thế hệ máy in 3D đời sau!
Trong thực tế nền thương mại toàn cầu trong mấy chục năm trở lại đây dựa vào một nguyên lý: các nước chỉ làm ra những sản phẩm họ có lợi thế so sánh nhất, không chỉ để tiêu thụ trong nước mà còn xuất bán khắp thế giới; còn lại những sản phẩm họ không có lợi thế thì sẽ đi mua về dùng. Nay nền sản xuất của thế giới trải qua những thay đổi lớn, dù chưa đến mức dùng toàn máy in 3D, ắt thương mại toàn cầu sẽ thay đổi theo.

Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng vọt

Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 11 tháng năm 2017 đã vượt cả năm 2016...
KIỀU LINH
28/11/2017 


Như vậy, tính chung trong 11 tháng, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 33,09 tỷ USD, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2016 (24,4 tỷ USD).
…5 dự án lớn được cấp phép trong 11 tháng qua, gồm:
- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, tổng vốn đầu tư 2,79 tỷ USD do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Thanh Hoá với mục tiêu thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển giao một nhà máy nhiệt điện đốt than, công suất (thuần) khoảng 1.200 MW.
- Dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1, tổng vốn đầu tư đăng ký 2,58 tỷ USD do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Khánh Hòa với mục tiêu thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển giao nhà máy nhiệt điện đốt than với công suất tinh 1.320MW.
- Dự án…
- Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định 1, tổng vốn đầu tư 2,07 tỷ USD do nhà đầu tư Singapore đầu tư với mục tiêu thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển giao một nhà máy nhiệt điện đốt than, công suất thuần khoảng 1.109,4 MW.
- Dự án …
- Dự án …
- Dự án...

Điểm tin báo ngày Thứ ba 28 tháng 11 năm 2017


Thư Ngỏ Của Vũ Linh Kính Thưa Quý Độc Giả
28/11/2017
Tôi xin phép thông báo cùng quý vị kể từ tuần này, tôi sẽ chính thức không còn hợp tác viết bài cho Việt Báo nữa.

Đối với những độc giả đã ủng hộ và kiên trì đọc bài của tôi trong suốt cả chục năm qua, tôi cũng không biết làm gì hơn là xin đa tạ và chân thành nhận lỗi đã đào nhiệm, với hy vọng sẽ có dịp phục vụ lại khi có điều kiện thuận tiện.

Tôi cũng xin cám ơn Việt Báo đã cho tôi cơ hội mang đến cộng đồng một tiếng nói khác, một cái nhìn khác với cái nhìn chung của truyền thông dòng chính Mỹ, cho dù đó là cái nhìn tạo nhiều tranh cãi, gây khó khăn cho Việt Báo.

Trân trọng

Vũ Linh

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Bản tin ngày 27 tháng 11 năm 2017



EVFTA và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Sunday, November 26, 2017 | 26.11.17



EVFTA là gì?

EVFTA là Hiệp định thương mại tự do giữa Liên mình Châu Âu (EU) và Việt Nam. Một hiệp định mà Đảng CS Việt Nam đang rất cần có để “sống sót” trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, sau khi Mỹ rút khỏi TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương). Hiệp định đang trong thời gian chờ Quốc hội hai bên phê chuẩn để đi vào thực thi sau khi Hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU được ký kết năm 2012.

Theo lịch định thì ngày mồng 1/12/2017 tới đây sẽ diễn ra phiên đối thoại Nhân quyền thường niên giữa Việt Nam với phái đoàn EU.

Đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ hay là “cơn bão trong tách trà”
Hoàng Dũng
Monday, November 27, 2017 


Dư luận đang dậy sóng vì một bài đăng trong kỷ yếu của một cuộc hội thảo về chữ Quốc ngữ. Tác giả của bài báo cáo đó là PGS TS Bùi Hiền. Ông cho VTC News biết đã nghiên cứu vấn đề cải tiếng chữ Quốc ngữ đã 30 năm. Kết quả là những đề xuất táo bạo, giảm số lượng ký tự từ 38 xuống 31 chữ bằng cách thay ng bằng q; đ bằng d; c, k, q bằng k; ph bằng f; s, x bằng s; gi, d, r bằng z; nh bằng n’; th bằng w; v.v. Mà đó mới chỉ là phụ âm, còn cải tiến về nguyên âm thì ông hứa hẹn sẽ công bố vào tháng 3/2018.

VĂN NGHỊ LUẬN CỦA ĐÔNG HỒ   
Hai bài viết về quốc ngữ và quốc văn
Đông Hồ


LTS: Website Khoa Văn học trân trọng giới thiệu hai bài viết về quốc ngữ và quốc văn của nhà thơ Đông Hồ đã đăng trên Đông Pháp thời báo năm 1927. Chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã cung cấp một tài liệu quý vừa được sưu tầm.
            Phàm một dân tộc nào đều có riêng một tiếng nói, đã có riêng một tiếng nói tất cã có riêng một thứ chữ. Chữ của nước nào là quốc ngữ của nước ấy. Người trong một nước mà không thông chữ của một nước, là không đủ tư cách làm người dân trong nước ấy, đối với người đời trước thì mơ màng lạt lẽo, đối với người một thời thì lơ lãng thờ ơ, trên không chằng dưới không rễ. Người như thế thì thử nghĩ còn ra vẻ vì nữa. Chẳng những không tư cách làm người mà làm người như thế lại là mất cả lợi quyền, vì chữ là cái lợi khí tối yếu của người ở đời, và chữ nước mình lại là cần yếu hơn lắm nữa. Trong khi giao thiệp với người đồng bang, các thơ từ giấy má là nguồn gốc của mọi việc khác, nhờ chữ mà tỏ được tình ý cho nhau, nhờ chữ mà mưu được những sự nghiệp kinh thiên vĩ địa. Chẳng nhờ chữ thì chẳng nên được việc gì cả. Bởi đó mà ta nên học chữ quốc ngữ. Nói thế tất cũng có người hỏi rằng: chữ thì chữ nào cũng là học, hà tất phải học chữ quốc ngữ?

Hội thảo ASEAN - Ấn Độ về kinh tế biển xanh
Lam Giang


Ngày 24-25/11/2017, tại Nha Trang, Khánh Hòa, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Ấn Độ, phối hợp tổ chức Hội thảo ASEAN-Ấn Độ về “Kinh tế biển xanh: từ khái niệm đến hành động".
Đây là sáng kiến của Việt Nam và cũng là một phần trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN- Ấn Độ. Hơn 60 đại biểu gồm quan chức chính phủ, học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài khu vực đã tham dự Hội thảo.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng hoan nghênh ý tưởng về kinh tế biển xanh, nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh tế biển xanh trong phát triển của thế giới và khu vực.

Điểm tin báo ngày Thứ hai 27 tháng 11 năm 2017


Nước Mỹ trong mắt người Pháp
Posted on 27/11/2017 by The Observer 


Ngày nay, các tin tức về nước Mỹ luôn tràn ngập báo, đài, mạng khắp thế giới, tới mức dân chúng các nước biết về các ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ nhiều hơn biết về các nghị sĩ hoặc các nhà lãnh đạo của chính nước mình. Nhưng không dễ có được cái nhìn tổng quát về nước Mỹ, bởi lẽ đất nước này quá rộng lớn, nhất là quá đa dạng, đa nguyên, và sôi động, biến đổi, sáng tạo từng giờ từng phút. Để hiểu nước Mỹ thì không những chỉ đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, lướt mạng, mà cần đọc những cuốn sách do các nhà thông thái viết. Dường như người Pháp, chứ không phải người Mỹ, viết được những cuốn sách hay nhất về nước Mỹ.
Viết về nước Mỹ cách đây ngót hai thế kỷ

“Lời giới thiệu” cho tác phẩm Về nền dân trị Mỹ

(De la démocratie en Amerique, 1835-1840) của Alexis de Tocqueville, bản tiếng Việt của Phạm Toàn, Nhà xuất bản Tri Thức, Hà Nội tháng 1.2007

Bùi Văn Nam Sơn



Alexis de Tocqueville và sự trầm tư về nền dân trị
 “Il faut une science politique nouvelle à un monde tout nouveau”
(Cần có một khoa học chính trị mới mẻ cho một thế giới hoàn toàn mới)
A.de Tocqueville [1]

1.

Tác giả của bộ sách đồ sộ Về nền dân trị ở Mỹ (1835/40) – được Phạm Toàn dày công dịch sang tiếng Việt – là một khuôn mặt lạ thường. Ở Mỹ, từ lâu, ông đã trở thành một huyền thoại, một thần tượng, vì được xem là đã hiểu nước Mỹ hơn cả người Mỹ, và tác phẩm này của ông – bên cạnh bản Tuyên ngôn Độc lậpHiến pháp Hoa Kỳ – được tôn thờ gần như là một thứ “tôn giáo chính trị”.

Nền dân trị Mỹ
Tập 1


Nền dân trị Mỹ
Tập 2

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

Bản tin ngày 24 tháng 11 năm 2017



Từ bãi nước bọt của Mao, đến con tôm của Bộ trưởng NN&PTNT Việt Nam
JB Nguyễn Hữu Vinh
23-11-2017


Thời đi học cấp 3, mình chăm chú môn chính trị, mình chăm chú học vì một số yếu tố:
– Bộ môn đó là bộ môn thù địch nhất với tôn giáo mình đang theo, do vậy mình chú ý xem nó nói những gì đúng, sai theo cách nghĩ và nhìn nhận của mình.
– Bộ môn đó giải thích nhiều hiện tượng chính trị trong nước và quốc tế rất lạ cho lứa tuổi đang thích tìm hiểu như mình.
Hồi đó có một thầy giáo là thầy Thược (dáng cao cao, hơi hói chút) dạy. Thầy say sưa, dạy nhiệt tình và có lẽ ấn tượng nghiêm khắc, sắt máu nhất của môn Mác Lenin được ngấm vào mình từ thầy giáo này.

Bangkok: Người Việt bắt cóc đồng hương
23 tháng 11 2017


Cảnh sát Bangkok bắt một nghi phạm Việt vì tội bắt cóc, tống tiền đồng hương đòi tiền chuộc 1 triệu baht, cảnh sát Thái Lan cho hay.
Trong cuộc họp báo hôm 22/11, Cảnh sát Bangkok thông báo vụ bắt giữ nghi phạm Lê Đức Lộc, 24 tuổi cùng với khoản tiền 9.280 baht được cho là một phần của tiền chuộc.
Thông cáo của cảnh sát Thái Lan cho hay hôm 21/11, ông Trần Quốc Bảo báo rằng vợ ông, bà Nguyễn Thị Linh, 32 tuổi, bị bắt cóc trong lúc đẩy xe bán trái cây tại Phadung Krungset ở Bangkok. 

Điểm tin báo ngày Thứ sáu 24 tháng 11 năm 2017


Nhật - Ấn và giấc mơ Ấn Độ - Thái Bình Dương
Thứ sáu, 24 Tháng 11 2017 11:04


Nếu Mỹ mong muốn một “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, như Ngoại trưởng Rex Tillerson đã hối thúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thảo luận trong cuộc gặp gần đây giữa họ ở Tokyo, thì sẽ không có 2 cường quốc nào quan trọng bằng Ấn Độ và Nhật Bản.
Hai nước này nằm trong số các quốc gia quan ngại nhất về an ninh trong khu vực và cũng ngày càng sẵn sàng cộng tác với nhau về vấn đề này. Mối quan hệ giữa 2 quốc gia - vốn xa xôi về mặt lịch sử và chiến lược - đã phát triển ngày càng mạnh mẽ dưới sự quản lý của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, với việc thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ cấp cao (Abe đã tới New Delhi để thăm Modi vào tháng 10/2017) kết hợp với những sự trao đổi ngày càng thường xuyên và sâu sắc hơn ở các cấp độ ngoại giao, quốc phòng và kinh doanh. 

Chuẩn bị cho những cuộc chiến tranh thương mại của Trump
Preparing for the Trump Trade Wars
24/11/2017
Bill Emmott
Phạm Nguyên Trường dịch
Song ngữ Việt Anh


Trong 11 tháng đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, Donald Trump không làm được như đã nói - trên nhiều mặt trận khác nhau. Nhưng các chính phủ trên thế giới, và đặc biệt là ở châu Á và châu Âu, sẽ nhầm khi cho rằng ông ta sẽ không theo đuổi chương trình thương mại “Nước Mỹ trên hết” như đã hứa.
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, mà những người Maoist gọi là con hổ giấy hay phải thận trọng với những lời đe doạ ồn ào của ông ta? Câu hỏi đó hiện ra một cách rõ ràng trước vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Nhưng sau chuyến đi châu Á kéo dài 12 ngày của Trump, lo sợ về một cuộc xung đột trên bán đảo Triều Tiên đã giảm chút ít.

Sách trắng ngoại giao Úc: Ủng hộ Mỹ, cảnh giác với Trung Quốc
Tú Anh Đăng ngày 23-11-2017 Sửa đổi ngày 23-11-2017 14:56 


Canberra kêu gọi Washington dấn thân ở châu Á, thắt chặt quan hệ với những đồng minh « cùng giá trị tinh thần » đồng thời cảnh báo chính quyền Trump về nguy cơ ảnh hưởng ngày càng mạnh của Trung Quốc.
Theo nhận định của chính phủ Úc trong quyển sách trắng chỉ đạo đường lối đối ngoại được công bố ngày 23/11/2017 : « Hoa Kỳ càng co cụm thì càng làm thiệt hại cho trật tự thế giới được đặt trên nền tảng tự do ». Úc tin rằng « các thách thức trong quan hệ quốc tế chỉ được giải quyết ổn thỏa khi nào cường quốc thịnh vượng nhất, canh tân nhất và hùng mạnh nhất thế giới nhiệt tình tham gia giải quyết ».

Hoa Kỳ tìm đúng điểm cân bằng với Việt Nam ở Biển Đông
US Striking Just the Right Balance With Vietnam in South China Sea
Derek Grossman
The Diplomat 22 November 2017
Người dịch: Huỳnh Hoa
Song ngữ Việt Anh


Hoa Kỳ tìm đúng điểm cân bằng với Việt Nam ở Biển Đông
Chính phủ Donald Trump đang tiếp tục động lực tích cực trong quan hệ Mỹ-Việt
Derek Grossman
Khi bụi đường của chuyến công du châu Á đầu tiên của tổng thống Donald Trump lắng xuống, các nhà quan sát bắt đầu phê phán chính phủ Mỹ đã không đạt được nhiều kết quả trong chuyến thăm như lốc xoáy 12 ngày tới 5 quốc gia. Tuy nhiên, những người phê phán này nên xem xét kỹ hơn thời gian ông Trump ở Việt Nam, nơi đã diễn ra đôi điều thật sự có ý nghĩa: chính phủ Mỹ đã nắm lấy cái động lực tích cực mà chính phủ thời Obama để lại để nâng sự hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt lên một tầm cao mới, chưa từng có. Bước phát triển này là hết sức thiết yếu cho lợi ích chiến lược ở Biển Đông của cả Việt Nam và Hoa Kỳ trong một tương lai dự đoán được.