Nhân Quyền Việt Nam
Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam tồi tệ về mọi mặt. Đảng Cộng sản
duy trì độc quyền chính trị, không cho phép bất cứ thách thức nào đe dọa sự
lãnh đạo của đảng. Các quyền cơ bản, bao gồm tự do ngôn luận, chính kiến, báo
chí, lập hội và tôn giáo, đều bị hạn chế. Các nhà hoạt động vì quyền con người
và các blogger bị sách nhiễu, đe dọa, hành hung và tù giam. Nông dân tiếp tục mất
đất cho các dự án phát triển mà không được đền bù thỏa đáng; công nhân không được
phép thành lập công đoàn độc lập. Công an sử dụng tra tấn và đánh đập để ép nhận
tội. Hệ thống tư pháp hình sự thiếu tính độc lập. Các trung tâm cai nghiện của
nhà nước bóc lột trại viên, buộc họ lao động tạo ra sản phẩm cho thị trường nội
địa và xuất khẩu. Bất chấp những điều đó, ngày càng có nhiều nhà hoạt động và
blogger công khai lên tiếng đòi các quyền tự do và dân chủ.
Dự luật An ninh mạng:
Hàng Việt Nam ‘Made in China’?
By Trịnh Hữu Long
Posted on 04/11/2017
7 điểm giống nhau đáng kinh ngạc giữa dự luật An ninh mạng
Việt Nam và Luật An ninh mạng năm 2016 của Trung Quốc.
Vào đúng những ngày đầu tháng 11 này năm ngoái, Quốc hội
Trung Quốc thông qua Luật An ninh mạng, ấn định ngày nó bắt đầu có hiệu lực là
1/6/2017.
Năm ngày sau khi đạo luật trên có hiệu lực, Bộ Công an Việt
Nam gửi tờ trình lên Chính phủ, chính thức đề xuất dự thảo Luật An
ninh mạng của Việt Nam. Đây là kết quả của một quá trình lập pháp kéo dài từ
tháng 7/2016, khi Quốc hội đưa luật này vào nghị trình của mình và Bộ Công an
cũng thành lập Ban soạn thảo và Tổ Biên tập dự án Luật An ninh mạng cuối tháng
3 năm nay.
Siêu thực dân đa cực?
Bởi AdminTD
BS Nguyễn Đan Quế
4-11-2017
Nhân APEC 2017 họp tại
Đà Nẵng
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC lần
thứ 25 diễn ra từ ngày 6 đến 11-11- 2017 tại Đà Nẵng. Phần chính là HỘI NGHỊ
THƯỢNG ĐỈNH CÁC DOANH NHÂN (APEC CEO SUMMIT) ngày 10-11-2017.
Diễn đàn kỳ này có chủ đề ‘Tạo động lực mới, cùng xây đắp
tương lai’. Đa số các nền kinh tế thành viên APEC muốn thúc đẩy tự do mậu dịch
và đầu tư khi mà khuynh hướng bảo hộ và chống toàn cầu hóa có chiều hướng
gia tăng.
APEC tổ chức tại VN sẽ không thu hút được khách đầu tư mà chủ yếu bàn về
ổn định chính trị và ổn định khu vực Á Châu Thái Bình Dương rồi mới nói đến
kinh tế.
Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017
Ôi thôi, VN sẽ lại đánh mất cơ hội đầu tư lớn thì cũng do
ông TBT Nguyễn Phú Trọng này ra cả. Đó là là điều dễ hiểu là trong tâm chí của
giới phân tích kinh tế và chính trị thì quốc tế họ chỉ chút vốn và công nghệ để
đầu tư vào những quốc gia mà người ta được đảm bảo thời gian một nguyên thủ
lãnh đạo cao cấp nhất của quốc gia ấy lên cầm quyền trong thời gian dài, kể cả
hai nhiệm kỳ thì càng tốt. Bởi vì nó đảm bảo các quyết định và trách nhiệm về
chính sách của quốc gia ấy do lãnh đạo mới lên cầm quyền. Kể cả thời gian cầm
quyền 10-năm, nếu lãnh đạo đó có cái đầu thông thoáng và đặt lợi ích của quốc
gia lên hàng đầu.
Nợ công 2017 tiếp tục
phình to, mỗi người phải ‘gánh’ 33 triệu đồng
Thứ tư, 01/11/2017
Đến cuối năm 2017, mỗi người Việt Nam từ trẻ em mới sinh đến
cụ già đều cõng trên lưng 33 triệu đồng nợ công. Đó là chưa tính đến số nợ “triệu
tỷ đồng” của Doanh Nghiệp Nhà Nước mà có thể cuối cùng chính phủ cũng phải trả.
Báo cáo nợ công của Chính phủ hôm 31/10 cho thấy, nợ công Việt
Nam năm 2017 có thể lên đến 3,1 triệu tỷ đồng (136,5 tỷ USD), bằng 62,6%GDP, và
dự kiến có thể ở mức 63,9%GDP vào cuối năm 2018. Bình quân mỗi người Việt đang
‘gánh’ 33 triệu đồng tiền nợ công, cao gấp 1,4 – 3 lần quốc gia khác.
Điểm
tin báo ngày Thứ bảy 4 tháng 11 năm 2017
Ông Donald Trump đến
Hawaii, hướng tới 13 ngày ở châu Á
04/11/2017 08:58
(NLĐO) – Tổng thống Donald Trump đến căn cứ không quân Joint
Base Pearl Harbor-Hickam, bang Hawaii, vào chiều 3-11 trước khi gặp gỡ giới chức
quân sự tại Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (USPACOM), tham quan Trân châu Cảng và đặt
vòng hoa tại Đài tưởng niệm USS Arizona.
Ông Donald Trump đến Hawaii sau một chuyến bay dài từ
Washington. Lịch trình của Tổng thống Donald Trump tại Hawaii theo kế hoạch chỉ
diễn ra trong vòng 24 giờ.
Trung Quốc trở về với
sự cai trị độc tài
Ý nghĩa việc thâu tóm
quyền lực của Tập Cận Bình
Bùi Mẫn Hân
(Minxin Pei)
(Minxin Pei)
Minxin Pei: China's
Return to Strongman Rule
Foreign Affairs, 1 November 2017
Foreign Affairs, 1 November 2017
Người dịch: Huỳnh Hoa
Một kỷ nguyên mới đã bắt đầu trong chính trị Trung Quốc. Vào
ngày 24 tháng 10, khi đại hội toàn quốc lần thứ 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc
hạ màn, các đại biểu của đảng đã sửa đổi điều lệ của tổ chức này để thiêng hóa
một nguyên tắc ý thức hệ có vai trò dẫn dắt mới: “Tư tưởng Tập Cận Bình” (Xi
Jinping). Ít có nhà quan sát nào biết chính xác học thuyết này dẫn tới cái gì –
đó là một tập hợp vô hình vô ảnh những ý tưởng về duy trì nhà nước độc đảng của
Trung Quốc và chuyển hóa đất nước thành một cường quốc toàn cầu – nhưng đa số đều
lập tức nắm được cái biểu trưng chính trị trong sự ra đời học thuyết này. Đảng
Cộng sản đã đề cao những đóng góp về ý thức hệ của nhà lãnh đạo Trung Quốc lên
ngang tầm với những đóng góp của Mao Trạch Đông (Mao Zedong) và Đặng Tiểu Bình
(Deng Xiaoping), hai lãnh tụ đảng Cộng sản Trung Quốc duy nhất có ý tưởng được
thánh hóa như vậy.
Cái nhìn của người
trong cuộc
54 năm không nguôi
thương tiếc!
Huỳnh văn Lang
“…Trong các sách tôi viết về cái chết của hai nguời Anh Em nầy,
luôn luôn tôi có câu kết sau đây: Thương cho Tổng thống Ngô đình Diệm và tiếc
cho ông Ngô đình Nhu
Hôm nay tôi xin lập lại! Thương ở đây là Thương khóc, khóc cho một con nguời đầy đức độ, ái quốc mãnh liệt, cả đời tranh đấu, kiên trì tranh thủ cho Độc lập Quốc gia, cho Tự do Dân tôc, cho Hạnh phúc Đồng bào, đúng là một vị Anh hùng dân tôc, một vĩ nhân của đất nước
Tiếc là Thương tiếc, Thương tiếc cho một đầu óc uyên thâm, cho một hòai bảo rộng lớn, cho một viễn kiến cao sâu…mà trong dòng lịch sử, dân tộc VN đã sản sinh ra, nhưng được mấy người, thử hỏi?…” HVL
Hôm nay tôi xin lập lại! Thương ở đây là Thương khóc, khóc cho một con nguời đầy đức độ, ái quốc mãnh liệt, cả đời tranh đấu, kiên trì tranh thủ cho Độc lập Quốc gia, cho Tự do Dân tôc, cho Hạnh phúc Đồng bào, đúng là một vị Anh hùng dân tôc, một vĩ nhân của đất nước
Tiếc là Thương tiếc, Thương tiếc cho một đầu óc uyên thâm, cho một hòai bảo rộng lớn, cho một viễn kiến cao sâu…mà trong dòng lịch sử, dân tộc VN đã sản sinh ra, nhưng được mấy người, thử hỏi?…” HVL
Mạn đàm với Vĩnh Phúc
Huyền thoại & Sự
thật về chế độ Ngô Đình Diệm
Nguyễn Văn Lục
Đúng hơn là cựu nhà báo BBC, Vĩnh Phúc. Ông đã về hưu từ năm
1996, cũng hơn 10 năm rồi. Gần 20 năm làm biên tập viên cho chương trình Việt
ngữ đài BBC, ông tích lũy cả khối chuyện trên trời dưới đất, chuyện thật, chuyện
giả và nhất là những chuyện lắt léo hậu trường, chuyện người, chuyện đời… Có
chuyện đã nói ra, có chuyện chưa. Chưa nói vì thời lượng phát thanh, vì chính
sách của BBC, vì tế nhị, vì chưa có cơ hội nói… Hôm rồi đến Canada, trong suốt
hai ngày mạn đàm, phần lớn ông là người nói, tôi, Nguyễn Văn Lục (NVL), người
nghe. Ông nói đủ đề tài, từ Duyên Anh, Ngô Đình Diệm, Trần Kim Tuyến. Ông đã
nói liên miên, nói không ngưng nghỉ, không một tờ giấy trước mặt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét