Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

Bản tin ngày 24 tháng 11 năm 2017



Từ bãi nước bọt của Mao, đến con tôm của Bộ trưởng NN&PTNT Việt Nam
JB Nguyễn Hữu Vinh
23-11-2017


Thời đi học cấp 3, mình chăm chú môn chính trị, mình chăm chú học vì một số yếu tố:
– Bộ môn đó là bộ môn thù địch nhất với tôn giáo mình đang theo, do vậy mình chú ý xem nó nói những gì đúng, sai theo cách nghĩ và nhìn nhận của mình.
– Bộ môn đó giải thích nhiều hiện tượng chính trị trong nước và quốc tế rất lạ cho lứa tuổi đang thích tìm hiểu như mình.
Hồi đó có một thầy giáo là thầy Thược (dáng cao cao, hơi hói chút) dạy. Thầy say sưa, dạy nhiệt tình và có lẽ ấn tượng nghiêm khắc, sắt máu nhất của môn Mác Lenin được ngấm vào mình từ thầy giáo này.

Bangkok: Người Việt bắt cóc đồng hương
23 tháng 11 2017


Cảnh sát Bangkok bắt một nghi phạm Việt vì tội bắt cóc, tống tiền đồng hương đòi tiền chuộc 1 triệu baht, cảnh sát Thái Lan cho hay.
Trong cuộc họp báo hôm 22/11, Cảnh sát Bangkok thông báo vụ bắt giữ nghi phạm Lê Đức Lộc, 24 tuổi cùng với khoản tiền 9.280 baht được cho là một phần của tiền chuộc.
Thông cáo của cảnh sát Thái Lan cho hay hôm 21/11, ông Trần Quốc Bảo báo rằng vợ ông, bà Nguyễn Thị Linh, 32 tuổi, bị bắt cóc trong lúc đẩy xe bán trái cây tại Phadung Krungset ở Bangkok. 

Điểm tin báo ngày Thứ sáu 24 tháng 11 năm 2017


Nhật - Ấn và giấc mơ Ấn Độ - Thái Bình Dương
Thứ sáu, 24 Tháng 11 2017 11:04


Nếu Mỹ mong muốn một “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, như Ngoại trưởng Rex Tillerson đã hối thúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thảo luận trong cuộc gặp gần đây giữa họ ở Tokyo, thì sẽ không có 2 cường quốc nào quan trọng bằng Ấn Độ và Nhật Bản.
Hai nước này nằm trong số các quốc gia quan ngại nhất về an ninh trong khu vực và cũng ngày càng sẵn sàng cộng tác với nhau về vấn đề này. Mối quan hệ giữa 2 quốc gia - vốn xa xôi về mặt lịch sử và chiến lược - đã phát triển ngày càng mạnh mẽ dưới sự quản lý của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, với việc thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ cấp cao (Abe đã tới New Delhi để thăm Modi vào tháng 10/2017) kết hợp với những sự trao đổi ngày càng thường xuyên và sâu sắc hơn ở các cấp độ ngoại giao, quốc phòng và kinh doanh. 

Chuẩn bị cho những cuộc chiến tranh thương mại của Trump
Preparing for the Trump Trade Wars
24/11/2017
Bill Emmott
Phạm Nguyên Trường dịch
Song ngữ Việt Anh


Trong 11 tháng đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, Donald Trump không làm được như đã nói - trên nhiều mặt trận khác nhau. Nhưng các chính phủ trên thế giới, và đặc biệt là ở châu Á và châu Âu, sẽ nhầm khi cho rằng ông ta sẽ không theo đuổi chương trình thương mại “Nước Mỹ trên hết” như đã hứa.
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, mà những người Maoist gọi là con hổ giấy hay phải thận trọng với những lời đe doạ ồn ào của ông ta? Câu hỏi đó hiện ra một cách rõ ràng trước vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Nhưng sau chuyến đi châu Á kéo dài 12 ngày của Trump, lo sợ về một cuộc xung đột trên bán đảo Triều Tiên đã giảm chút ít.

Sách trắng ngoại giao Úc: Ủng hộ Mỹ, cảnh giác với Trung Quốc
Tú Anh Đăng ngày 23-11-2017 Sửa đổi ngày 23-11-2017 14:56 


Canberra kêu gọi Washington dấn thân ở châu Á, thắt chặt quan hệ với những đồng minh « cùng giá trị tinh thần » đồng thời cảnh báo chính quyền Trump về nguy cơ ảnh hưởng ngày càng mạnh của Trung Quốc.
Theo nhận định của chính phủ Úc trong quyển sách trắng chỉ đạo đường lối đối ngoại được công bố ngày 23/11/2017 : « Hoa Kỳ càng co cụm thì càng làm thiệt hại cho trật tự thế giới được đặt trên nền tảng tự do ». Úc tin rằng « các thách thức trong quan hệ quốc tế chỉ được giải quyết ổn thỏa khi nào cường quốc thịnh vượng nhất, canh tân nhất và hùng mạnh nhất thế giới nhiệt tình tham gia giải quyết ».

Hoa Kỳ tìm đúng điểm cân bằng với Việt Nam ở Biển Đông
US Striking Just the Right Balance With Vietnam in South China Sea
Derek Grossman
The Diplomat 22 November 2017
Người dịch: Huỳnh Hoa
Song ngữ Việt Anh


Hoa Kỳ tìm đúng điểm cân bằng với Việt Nam ở Biển Đông
Chính phủ Donald Trump đang tiếp tục động lực tích cực trong quan hệ Mỹ-Việt
Derek Grossman
Khi bụi đường của chuyến công du châu Á đầu tiên của tổng thống Donald Trump lắng xuống, các nhà quan sát bắt đầu phê phán chính phủ Mỹ đã không đạt được nhiều kết quả trong chuyến thăm như lốc xoáy 12 ngày tới 5 quốc gia. Tuy nhiên, những người phê phán này nên xem xét kỹ hơn thời gian ông Trump ở Việt Nam, nơi đã diễn ra đôi điều thật sự có ý nghĩa: chính phủ Mỹ đã nắm lấy cái động lực tích cực mà chính phủ thời Obama để lại để nâng sự hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt lên một tầm cao mới, chưa từng có. Bước phát triển này là hết sức thiết yếu cho lợi ích chiến lược ở Biển Đông của cả Việt Nam và Hoa Kỳ trong một tương lai dự đoán được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét