Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Bản tin ngày 20 tháng 11 năm 2017



Những vấn đề đào tạo tiến sĩ
Nguyễn văn Tuấn
Thursday, November 16, 2017


Xin giới thiệu và chia xẻ cùng các bạn vài ý kiến của tôi nhân dịp nhà báo Đất Việt hỏi về chủ trương đào tạo 9000 tiến sĩ (1). Nhà báo chạy cái tít độc đáo! Nhà báo hỏi dài lắm, và tôi cố gắng nhân dịp này để bày tỏ một vài cách nhìn, nhất là câu hỏi sau cùng (làm gì để nâng cao phẩm chất đào tạo). Trong bài này tôi cũng có đề cập đến một ý là đừng có quá kì vọng vào tiến sĩ đào tạo từ nước ngoài, bởi vì họ chỉ mới bắt đầu trong hành trình khoa bảng mà thôi. Tôi cũng nói rẳng thủ tục và qui trình đào tạo tiến sĩ ở VN là một cơn ác mộng cho người học chân chính. Mời các bạn vào báo ĐV để đóng góp thêm ý kiến.

Quan hệ kinh tế Việt -Trung qua các con số
N.Mạnh
07:59 13/11/2017


BizLIVE - Về quan hệ kinh tế, Trung Quốc là đối tác thương mại, thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, nhà đầu tư trực tiếp lớn thứ 8 ở Việt Nam...
Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sáng 12/11 đã tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam kéo dài đến ngày 13/11. 
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam ngay sau Đại hội lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhằm phát huy xu thế tích cực, tăng cường quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước.
Chuyến thăm thúc đẩy trao đổi chiến lược, gia tăng tin cậy chính trị giữa hai bên, nâng cao hiệu quả hợp tác trên hai nước trên nhiều lĩnh vực.

Tạp ghi Phương Thơ
Vì sao Thủ tướng Hun Sen không sợ Mỹ
Viết báo tuyên truyền quá lố lăng: “Chứng khoán Việt đang kéo vàng, đô ra khỏi két?”
Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017


Thực tế là sợ đến đái ra quần.  Vì lật đổ chế độ Thủ tướng Hun Sen rất dễ. Thực tế Thủ tướng Hun Sen dọa nạt thách EU, Mỹ cắt viện trợ với Campuchia, và đồng thời ca ngợi TQ hết mực.
Mỹ thì chỉ mỉn cười dọa nạt thôi, bởi lẽ hiện nay Campuchia chưa thể trả nổi món nợ 450 triệu $, Mỹ thực chất họ không cần món nợ đó mà là lấy đó để có thể cảnh cáo pháp lý là tịch thu tài sản của quan chức Hun Sen.
Mâu thuẫn gia tăng hiện nay của Hun Sen với chính quyền Donald John Trump chỉ là chính quyền Trump ném đá thăm dò là Hun Sen nên nghiêng về phía VN thay vì TQ. Hun Sen đã lãnh đạo Campuchia hơn 18 năm rồi, độc tài thì rất bố láo thôi. Thực tế nền kinh tế Campuchia có vô chính phủ thì nó vẫn tốt hơn, bởi nền kinh tế Campuchia nó đã vô chính phủ từ lâu rồi. Nó đang được chế độ Bắc Kinh chống lưng là chính, và chế độ Bắc Kinh cũng sẽ bỏ chạy một lúc nào đó khi mà EU và Mỹ nổi điên thì mọi thứ sẽ chấp dứt với Campuchia.

Việt Nam sẽ vỡ nợ?
Đăng bởi Tiểu Nhi on Monday, November 20, 2017 | 20.11.17


Định nghĩa “nợ công”
Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ Công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay để tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách hằng năm.
+ Nợ chính phủ thường được phân loại thành:
+ Nợ trong nước (chủ nợ là người dân) và nợ nước ngoài (chủ nợ người ngoại quốc).
+ Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm).
Các hình thức vay nợ của chính phủ
1. Phát hành trái phiếu chính phủ
Chính phủ có thể phát hành Trái phiếu để vay từ các tổ chức, cá nhân. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì chính phủcó thể tăng thuế, giảm chi hoặc in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có mức cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn so với trái phiếu phát hành bằng nội tệ vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán, đồng thời còn có rủi ro về tỷ giá hối đoái.

Điểm tin báo ngày Thứ Hai 20 tháng 11 năm 2017


Cao Thế Dung và cuộc thảm sát TT Ngô Đình Diệm và Ông Ngô Đình Nhu
Thứ Hai, 20 tháng Mười Một năm 2017 06:16
Tác Giả: Phạm Trần 


Giáo sư, Nhà báo biên khảo Cao Thế Dung qua đời ở tuổi 85, ngày  31 tháng  10 năm 2017 (nhằm ngày 12 tháng 9 năm Đinh Dậu, âm lịch)  tại Silver Spring, Maryland, sát Thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Phạm Trần

Ngoài những sách và bài viết ký tên thật, ông còn sử dụng bút hiệu Cao Vị Hoàng, Cao Đan Hồ và Hà Nhân Văn.  Trước năm 1969 ở miền Nam, người ta biết ông nhiều trong lãnh vực giáo dục vì ông từng là giáo chức lâu năm của hệ thống giáo dục Lasan Taberd Sài Gòn.

Tiểu sử phổ biến cũng cho biết ông đã giữ các chức Phụ Tá Viện Trưởng Viện Khoa Học Giáo Dục Sài Gòn; nguyên Phó Khoa Trường Đại Học Bách Khoa Nông Nghiệp Viện Đại Học Hòa Hảo.

Chức vụ sau cùng trong chính quyền VNCH của Nhà giáo Cao Thế Dung là Tổng Quản Trị Hiệp Hội Nông Dân Trung Ương thuộc Bộ Canh Nông VNCH.

Về văn nghệ và báo chí: 1959 Giáo Sư Dung cùng với Nhà Văn Thế Phong thành lập nhóm Đại Nam Văn Hiến. Từ 1966, ông trở thành một trong mấy cây viết trụ cột của nhật báo Chính Luận. Cùng với Nhà Thơ Nguyên Sa, phụ trách mục ‘’Một Bông Hồng Cho Văn Nghệ’’ trên báo Sống của Nhà Văn Chu Tử. Chủ bút tạp chí tranh đấu Quần Chúng (SG 1968-1970), Thư Ký tòa soạn tạp chí Giáo Dục (Viện Khoa Học Giáo Dục Sài Gòn 1970-1972), Chủ Nhiệm, Chủ Bút tạp chí Hành Trình (Hoa Kỳ 1978-1979)

Chiều Vàng với Tôn Thất Niệm
Quỳnh Giao
Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2017 


Sinh thời, nhà văn Mai Thảo rất trọng nghề văn và những người sống vì văn chương, báo chí. Nhưng cũng vì thế mà ông lại thiếu kiên nhẫn với những người giàu có, như y sĩ, lâu lâu viết văn một cách tài tử mà cũng tự xưng là nhà văn. Ông không coi họ là nhà văn, hoặc nói theo lối xưa, nhất định không ngồi chung chiếu!
Vậy mà con người khắt khe ấy lại rất thích nghe Luật Sư Khuất Duy Trác hát nhạc của Cung Thúc Tiến, chuyên viên Bộ Kinh Tế của Sàigòn thời xưa! Với Mai Thảo, cái nghiệp cầm ca có được trường hợp giảm khinh, và một chiếu riêng trên lãnh vực nghệ thuật!
Thật ra, Duy Trác đã lẫy lừng là một ca sĩ trước khi trở thành luật sư và nổi tiếng hơn nữa vì hát một cách tài tử. Ông thích thì hát, để làm hài lòng chính mình, và chọn bài hát với mỹ quan của một người trí thức.

TÌM HIỂU VỀ KẾ HOẠCH “ẤN ĐỘ – THÁI BÌNH DƯƠNG” CỦA DONALD TRUMP
Bùi Anh Trinh 


Bài diễn văn của Donald Trump đọc trước Hội nghị APEC là bài giới thiệu về kế hoạch bình định và phát triển kinh tế cho vùng Ấn Độ- Thái Bình Dương nhằm giải quyết nạn khủng hoảng thương mại do hàng giá rẻ của Trung Cọng gây ra.  Kế hoạch được trình làng sau khi đã có sự đồng lòng của các nhà lãnh đạo Nhật, Trung và Hàn :
“Thật vinh dự khi tôi được đến đây, tại Việt Nam – ngay giữa trung tâm Ấn Độ-Thái Bình Dương để phát biểu trước người dân và các vị lãnh đạo doanh nghiệp trong khu vực này… …
Nhưng hơn hết là tôi vinh dự chia sẻ viễn cảnh của Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở — một nơi mà các quốc gia có chủ quyền và độc lập với nền văn hóa đa dạng và nhiều giấc mơ khác nhau, có thể cùng nhau phồn vinh và phát triển trong tự do và hòa bình.
Điểm mặt các đối tác trong tương lai của kế hạch Ấn Độ – Thái Bình Dương

Đối nội trấn áp-đối ngoại bành trướng: Trung Quốc thực sự muốn che giấu điều gì?



(Theo trithucvn) Mới đây, thượng nghị sĩ Cộng hòa John Cornyn của Mỹ khẳng định, Trung Quốc đe dọa an ninh Mỹ trên nhiều phương diện, từ kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, và đe dọa từ Trung Quốc kinh khủng hơn từ Nga và Iran. Thậm chí, Trung Quốc còn đe dọa hòa bình thế giới, khiến nhiều quốc gia cảm thấy hoang mang. Nhưng có học giả lại cho rằng, hàng loạt hành động đối ngoại cũng như đối nội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trên thực tế giống như ánh lửa lóe lên trước khi tắt.
Ngày 14/11, thượng nghị sĩ Cộng hòa John Cornyn, đại diện đảng đa số tại Thượng viện, đã phát biểu tại Hội nghị nghiên cứu và thảo luận thường niên của “Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế” (CSIS), ông cho biết Trung Quốc là mối đe dọa an ninh nghiêm trọng đối với Mỹ.
Truyền thông Trung Quốc tại nước ngoài đồng thời là cơ quan gián điệp




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét