Châu Á : Sàn đấu tay
ba cho « Trump – Tập – Kim » ?
RFI
Đăng ngày 06-11-2017 Sửa đổi ngày 06-11-2017 10:37
Sau chuyến ghé thăm Hawai vào cuối tuần này, tổng thống Mỹ
ngày Chủ Nhật 05/11/2017, chính thức bắt đầu vòng công du châu Á đầy tế nhị.
Ngoài thương mại, hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên là mối bận tâm lớn của Hoa Kỳ.
Le Figaro số ra cuối tuần ngày 04/11/2017 có ba bài viết trình bày quan điểm từ
phía Mỹ, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên về chuyến đi này của ông Donald Trump.
Hoa Kỳ phô trương sức mạnh để uy hiếp Bắc Triều Tiên ?
Nhìn từ phía Hoa Kỳ, Le Figaro cho rằng « Tại châu Á, Trump
triển khai 'chính sách ngoại giao cưỡng bức' đối phó với Kim ». Ông Donald
Trump không đơn độc công du châu Á. Mỹ triển khai cả một đạo quân hùng hậu hiếm
thấy tháp tùng cùng tổng thống Mỹ. Trong suốt 10 ngày công du châu Á, ba tầu
sân bay – Nimitz, Theodore Roosevelt và Ronald Reagan tiến hành tuần tra khu vực
giữa Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên.
Truyền thông xã hội
và nền dân chủ
Social Media and
Democracy
Francis Fukuyama
The American Interest, 30 October 2017
The American Interest, 30 October 2017
Người dịch: Huỳnh Hoa
Song ngữ Việt Anh
Mấy tuần vừa qua là khoảng thời gian không thuận lợi cho các
nền tảng internet lớn như Facebook, Google và Twitter. Sau cuộc bầu cử năm
ngoái, Mark Zuckerberg, nhà sáng lập Facebook, đã khẳng định sẽ là “điên rồ” nếu
nghĩ rằng công ty của ông có chút tác động nào đó tới cuộc bầu cử [tổng thống Mỹ].
Nhưng Sheryl Sandberg, tổng giám đốc điều hành của Facebook, đã phải dành một
tuần ở thủ đô Washington để làm công việc xin lỗi vì gần đây đã lộ ra chuyện
người Nga mua quảng cáo chính trị trên Facebook trong suốt thời gian vận động bầu
cử. Twitter cũng đã bị lưu ý, một kẻ có tài khoản @TEN_GOP giả là người phát
ngôn của đảng Cộng hòa tiểu bang Tennessee thực chất là một người Nga ranh mãnh
thường tung ra những thông điệp phân biệt chủng tộc và gây chia rẽ, và tài khoản
này đã không bị đóng trong nhiều tháng trời sau khi tổ chức thực của đảng Cộng
hòa đã báo cho công ty. Trong những tuần lễ sắp tới sẽ có thêm nhiều viên chức
quản trị của các mạng xã hội bị lôi ra chất vấn trước các ủy ban của quốc hội về
trách nhiệm của họ đối với nền dân chủ Mỹ.
Chống Bình Nhưỡng , Donald
Trump biểu dương đồng thuận với Shinzo Abe
Tú Anh
Đăng ngày 06-11-2017 Sửa đổi ngày 06-11-2017 14:19
Trong cuộc họp báo chung với thủ tướng Shinzo Abe tại Tokyo
ngày 06/11/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump xác định tinh thần liên đới với Nhật
Bản, trên tuyến đầu đối phó với Bắc Triều Tiên. Nhưng với « văn hóa » doanh nhân,
chủ nhân Nhà Trắng không quên mục tiêu chính « nước Mỹ trước đã ».
Tại Nhật Bản, chặng công du đầu tiên qua năm nước châu Á, tổng
thống Mỹ Donald Trump đã làm hai động tác gây nhiều phê phán : một là chỉ hơi
cuối đầu chào hoàng đế và hoàng hậu Nhật Bản khác với thái độ tôn kính của người
tiền nhiệm Barack Obama. Thứ hai, ông đã tỏ ra thiếu kiên nhẫn khi cùng thủ tướng
Nhật rải thức ăn cho cá chép.
Đà Nẵng trang hoàng lại
APEC 'từ số không'?
Thời tiết xấu khiến nhiều vùng thuộc bốn tỉnh miền Trung ngập
chìm trong nước, chỉ vài ngày trước khi Việt Nam chào đón các lãnh đạo thế giới
tới dự hội nghị thượng đỉnh APEC.
Bão Damrey đã cướp đi sinh mạng của hàng chục người và nhấn
chìm nhiều vùng trong làn nước.
Đà Nẵng, nơi diễn ra APEC, may mắn không phải là nơi bị ảnh
hưởng nặng nề nhất.
Tin cho hay thành phố chỉ bị mưa to, gió lớn, nhưng không bị
ngập lụt.
Tuy nhiên, công tác trang trí, chuẩn bị của thành phố trong
suốt một năm qua để đón chào APEC đã bị trận bão đưa về "gần như là con số
không".
Điểm
tin báo ngày Thứ hai 6 tháng 11 năm 2017
Kỷ niệm 100 năm Cách
mạng tháng Mười , nước Nga có một Sa hoàng mới?
Russia under Vladimir
Putin – A tsar is born
By Trâm Huyền
Posted on 06/11/2017
Song ngữ Việt Anh
Nhiều người có thể cảm thấy ngạc nhiên với một hiện trạng
oái ăm: 100 sau Cách mạng tháng Mười, bây giờ nước Nga lại có một Sa hoàng mới:
Vladimir Putin.
Trâm Huyền lược dịch từ “Russia under Vladimir Putin – A
tsar is born” đăng trên tạp chí The Economist bản giấy ngày 26/10/2017. Lời mở
đầu và cách dòng là của người dịch.
Mười bảy năm sau ngày Vladimir Putin trở thành Tổng thống
Liên bang Nga, ách cai trị của ông ta tại nước này đang mạnh hơn bao giờ hết.
Phương Tây, vốn vẫn nhìn về nước Nga qua lăng kính hậu-Soviet,
thỉnh thoảng vẫn xem Putin là nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất của nước này tính từ thời
Stalin. Ngày càng có nhiều người Nga ngoái lại nhìn về một giai đoạn xa xưa hơn
trong lịch sử. Cả những nhà cải cách mang tư tưởng tự do và những người bảo thủ
muốn bảo vệ truyền thống tại Moscow đều đang nói về Putin như là một vị Sa
hoàng thế kỷ 21.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét