Thông cáo về vụ bắt
giữ sáng lập viên và biên tập viên Phạm Đoan Trang
Posted on 17/11/2017
Trưa ngày 16/11/2017, sáng lập viên và biên tập viên Phạm
Đoan Trang của Luật Khoa tạp chí bị lực lượng công an bắt cóc sau khi rời khỏi
một cuộc họp với phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Hà Nội.
Công an đã thu giữ nhiều đồ dùng cá nhân của Phạm Đoan
Trang, trong đó có điện thoại và máy tính. Trong suốt thời gian bị giam giữ, Phạm
Đoan Trang không được liên lạc với bên ngoài và không được tiếp cận bất kỳ dịch
vụ hỗ trợ pháp lý nào.
Nửa đêm cùng ngày, Phạm Đoan Trang bị công an áp giải về nhà
riêng tại Hà Nội và cho đến nay vẫn bị một số người lạ mặt giam lỏng.
Cuộc họp nói trên được EU tổ chức trước thềm cuộc Đối thoại
Nhân quyền hàng năm với Việt Nam, dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 12 tới. Tại
cuộc họp này, biên tập viên Đoan Trang đã nộp báo cáo về tình hình nhân quyền
Việt Nam, báo cáo về thảm hoạ môi trường Formosa, và báo cáo về tự do
tôn giáo.
EU tham vấn giới hoạt
động XHDS trước thềm Đối thoại Nhân quyền thường niên với VN
By Đoan Trang
Posted on 17/11/2017
Vào 9h30 sáng thứ Năm, 16/11, Phái đoàn Liên minh châu Âu
(EU Delegation) ở Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ tham vấn một số đại diện của xã hội
dân sự, để nghe các ý kiến đánh giá của họ về tình hình chính trị, kinh tế, xã
hội Việt Nam trước kỳ Đối thoại Nhân quyền thường niên giữa Việt Nam và EU.
Tham dự ở phía EU là quan chức của đại sứ quán một số nước
thành viên EU, như Đức, Pháp, Thụy Điển, Bỉ… Phía Việt Nam là vài nhà hoạt động
vẫn còn… trụ lại được, chưa bị bắt hoặc chưa buộc phải chạy trốn ra nước ngoài,
sau những đợt đàn áp, bắt bớ của công an trong suốt hai năm 2016-2017.
Gặp EU về nhân quyền,
3 nhà hoạt động ‘bị bắt cóc’
18/11/2017
VOA Tiếng Việt
Ba trong bốn nhà hoạt động dân chủ cáo buộc họ đã bị lực lượng
an ninh Việt Nam “bắt cóc” hôm 16/11 sau khi gặp và thảo luận về nhân quyền với
phái bộ của Liên hiệp châu Âu ở Hà Nội.
Cuộc gặp gỡ giữa phái bộ ngoại giao của EU với 4 đại diện của
giới xã hội dân sự diễn ra trước đối thoại nhân quyền thường niên vào đầu tháng
12 giữa EU và Việt Nam, trong bối cảnh hai bên dự kiến tiến đến ký kết hiệp định
thương mại tự do vào năm 2018 sắp tới.
Các nhà hoạt động đã họp với phái bộ EU gồm có tiến sĩ Nguyễn
Quang A, cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng, nhà báo vào blogger Phạm Đoan
Trang, và ông Nguyễn Chí Tuyến. Họ đều được biết đến rộng rãi ở Việt Nam.
Kể chuyện “làm việc”
trong đồn công an: Lời thoại như phim!
FB Đoan Trang
19-11-2017
Dưới đây là trích lược một vài đoạn đối thoại giữa tôi và
các nhân viên an ninh điều tra của Bộ Công an Việt Nam vào ngày 16/11/2017, tại
đồn công an phường Cống Vị, sau cuộc gặp gỡ giữa Phái đoàn Liên minh Châu Âu và
các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam buổi sáng hôm đó.
Tôi ghi lại, bởi thấy chúng… như lời thoại trong phim vậy,
và biết đâu chúng có ích cho ai đó khi rơi vào hoàn cảnh tương tự ở đồn công
an.
– Chị đến tòa nhà Lotte hôm nay gặp ai, có việc gì?
– Các anh chị hỏi có động cơ gì vậy?
– Chúng tôi hỏi chị đến đó làm gì, chị được người ta mời hay
chị tự đến?
– Sao tôi lại phải nói với các anh chị?
– Tại sao chị không nói?
– À, đó là bí mật công tác của tôi đấy.
– Chà, công việc của chị bí mật đến thế cơ à?
– Vâng, bí mật công tác, cũng giống như an ninh quốc gia của
đảng nhà các anh chị thôi ấy mà.
Báo cáo đánh giá
chung về tình hình nhân quyền Việt Nam
17/11/2017
Athena chuyển ngữ
DL- Đây là bản báo cáo chung của một số tổ chức XHDS độc lập gửi cho
phái đoàn Liên minh Châu Âu trong buổi gặp gỡ trước đối thoại nhân quyền EU -
Việt Nam. Buổi gặp có sự tham gia của nhà báo Phạm Đoan Trang, nhà hoạt động
Nguyễn Chí Tuyến, tiến sĩ Nguyễn Quang A và cựu TNLT Bùi Thị Minh Hằng. Đây là
một trong 3 tài liệu được gửi đến phái đoàn EU, 2 tài liệu còn lại là: Báo cáo
tóm tắt về thiên tai, Báo cáo về tình hình tự do tôn giáo.
Báo cáo VỀ TỰ DO TÔN
GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG Ở VIỆT NAM
BÁO CÁO NHÂN QUYỀN TẠI
VIỆT NAM 2016-2017
Quan chức lãnh đạo
như vậy thì hỏi sao quốc gia này mãi tụt hậu
Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017
Trong hành động chất vấn tại quốc hội VN thì lắm trò hài hước
mà tôi mô tả là hình như những quan chức cấp cao lãnh đạo chính quyền ở VN họ mới
ở trong rừng bước ra. Đó là 3 nhân vật cao cấp của chế độ VN này đều mang học
hàm tiến sĩ. Cụ thể ông Trung tướng Hoàng Phước Thuận (học hàm học vị gọi là
Phó giáo sư-Tiến sĩ với phát biểu “Vì an ninh quốc gia cần yêu cầu Facebook đặt
máy chủ ở Việt Nam”. Kế đến là ông Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu không hiểu
ông này lấy số liệu ở đâu ra khi nói rằng: “Riêng trên thị trường quảng cáo,
phó thủ tướng cho biết tổng doanh thu của Facebook và Youtube trong năm vừa rồi
là 320 triệu USD.”
Điểm
tin báo ngày Thứ bảy 18 tháng 11 năm 2017
Hoa Kỳ Được Thế Giới
Mặc Nhiên Tôn Vinh Làm Bá Chủ
Nguyễn Cao Quyền
November 17, 2017
Trong những năm gần đây, dư luận chung cho rằng cán cân quyền
lực đang chuyển dần tữ Mỹ sang một số nước đang nổi trong đó có Trung Quốc.
Báo cáo GLOBAL TREND 2015 của NEWSWEEK cũng cho rằng một trật
tự thế giới hậu Hoa Kỳ đang xuất hiện, không phải vỉ Mỹ đã suy yếu mà vì các nước
khác đang lớn mạnh. Báo cáo này cho rằng vào đầu năm 2025 Mỹ sẽ không còn
giữ vị thế siêu cường duy nhất mà chỉ còn là một nước thứ nhất giữa các quốc
gia ngang hàng (first among equals).
Nhận định trên đây có nhiều phần không chính xác nên cần
đươc góp ý thêm trong những đoạn viết tiếp theo. Xin mời qúy độc giả tiếp
tục theo dõi.
Sức lớn mạnh mau chóng của Trung Quốc đang được thế giới
quan tâm.
Ông Donald Trump rục
rịch xoay trục?
Tiến sĩ Vũ Cao Phan
15/11/17
(GDVN) - Ông Trump
khôn ngoan (nếu tôi đúng thì đây thực sự là khôn ngoan), muốn một kế hoạch mở rộng
APEC với sự tham gia của Ấn Độ?
Đông Á (bao gồm Đông Nam Á) chờ đợi rất lâu để xem nước Mỹ sẽ
ứng xử thế nào với khu vực này dưới quyền Tổng thống mới.
Chuyến thăm dài ngày qua năm nước, dự hai Hội nghị Thượng đỉnh
quan trọng và gặp gỡ vô số nguyên thủ quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump,
bắt đầu ở Tokyo và kết thúc ở Manila trong tháng 11, vì thế mà được khu vực này
nóng lòng chờ đợi. Tại sao?
Ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Barack Obama và ê
kíp đã muốn có một chiến lược riêng cho một vùng chiếm tới 61% kim ngạch xuất
khẩu của mình, vô số căn cứ quân sự cùng nhiều đồng minh và "bán đồng
minh" nhưng lại đang nổi lên một "ông Ba mươi" rất có khả năng lấn
át vai trò của Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét