Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Bản tin ngày 27 tháng 11 năm 2017



EVFTA và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Sunday, November 26, 2017 | 26.11.17



EVFTA là gì?

EVFTA là Hiệp định thương mại tự do giữa Liên mình Châu Âu (EU) và Việt Nam. Một hiệp định mà Đảng CS Việt Nam đang rất cần có để “sống sót” trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, sau khi Mỹ rút khỏi TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương). Hiệp định đang trong thời gian chờ Quốc hội hai bên phê chuẩn để đi vào thực thi sau khi Hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU được ký kết năm 2012.

Theo lịch định thì ngày mồng 1/12/2017 tới đây sẽ diễn ra phiên đối thoại Nhân quyền thường niên giữa Việt Nam với phái đoàn EU.

Đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ hay là “cơn bão trong tách trà”
Hoàng Dũng
Monday, November 27, 2017 


Dư luận đang dậy sóng vì một bài đăng trong kỷ yếu của một cuộc hội thảo về chữ Quốc ngữ. Tác giả của bài báo cáo đó là PGS TS Bùi Hiền. Ông cho VTC News biết đã nghiên cứu vấn đề cải tiếng chữ Quốc ngữ đã 30 năm. Kết quả là những đề xuất táo bạo, giảm số lượng ký tự từ 38 xuống 31 chữ bằng cách thay ng bằng q; đ bằng d; c, k, q bằng k; ph bằng f; s, x bằng s; gi, d, r bằng z; nh bằng n’; th bằng w; v.v. Mà đó mới chỉ là phụ âm, còn cải tiến về nguyên âm thì ông hứa hẹn sẽ công bố vào tháng 3/2018.

VĂN NGHỊ LUẬN CỦA ĐÔNG HỒ   
Hai bài viết về quốc ngữ và quốc văn
Đông Hồ


LTS: Website Khoa Văn học trân trọng giới thiệu hai bài viết về quốc ngữ và quốc văn của nhà thơ Đông Hồ đã đăng trên Đông Pháp thời báo năm 1927. Chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã cung cấp một tài liệu quý vừa được sưu tầm.
            Phàm một dân tộc nào đều có riêng một tiếng nói, đã có riêng một tiếng nói tất cã có riêng một thứ chữ. Chữ của nước nào là quốc ngữ của nước ấy. Người trong một nước mà không thông chữ của một nước, là không đủ tư cách làm người dân trong nước ấy, đối với người đời trước thì mơ màng lạt lẽo, đối với người một thời thì lơ lãng thờ ơ, trên không chằng dưới không rễ. Người như thế thì thử nghĩ còn ra vẻ vì nữa. Chẳng những không tư cách làm người mà làm người như thế lại là mất cả lợi quyền, vì chữ là cái lợi khí tối yếu của người ở đời, và chữ nước mình lại là cần yếu hơn lắm nữa. Trong khi giao thiệp với người đồng bang, các thơ từ giấy má là nguồn gốc của mọi việc khác, nhờ chữ mà tỏ được tình ý cho nhau, nhờ chữ mà mưu được những sự nghiệp kinh thiên vĩ địa. Chẳng nhờ chữ thì chẳng nên được việc gì cả. Bởi đó mà ta nên học chữ quốc ngữ. Nói thế tất cũng có người hỏi rằng: chữ thì chữ nào cũng là học, hà tất phải học chữ quốc ngữ?

Hội thảo ASEAN - Ấn Độ về kinh tế biển xanh
Lam Giang


Ngày 24-25/11/2017, tại Nha Trang, Khánh Hòa, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Ấn Độ, phối hợp tổ chức Hội thảo ASEAN-Ấn Độ về “Kinh tế biển xanh: từ khái niệm đến hành động".
Đây là sáng kiến của Việt Nam và cũng là một phần trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN- Ấn Độ. Hơn 60 đại biểu gồm quan chức chính phủ, học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài khu vực đã tham dự Hội thảo.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng hoan nghênh ý tưởng về kinh tế biển xanh, nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh tế biển xanh trong phát triển của thế giới và khu vực.

Điểm tin báo ngày Thứ hai 27 tháng 11 năm 2017


Nước Mỹ trong mắt người Pháp
Posted on 27/11/2017 by The Observer 


Ngày nay, các tin tức về nước Mỹ luôn tràn ngập báo, đài, mạng khắp thế giới, tới mức dân chúng các nước biết về các ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ nhiều hơn biết về các nghị sĩ hoặc các nhà lãnh đạo của chính nước mình. Nhưng không dễ có được cái nhìn tổng quát về nước Mỹ, bởi lẽ đất nước này quá rộng lớn, nhất là quá đa dạng, đa nguyên, và sôi động, biến đổi, sáng tạo từng giờ từng phút. Để hiểu nước Mỹ thì không những chỉ đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, lướt mạng, mà cần đọc những cuốn sách do các nhà thông thái viết. Dường như người Pháp, chứ không phải người Mỹ, viết được những cuốn sách hay nhất về nước Mỹ.
Viết về nước Mỹ cách đây ngót hai thế kỷ

“Lời giới thiệu” cho tác phẩm Về nền dân trị Mỹ

(De la démocratie en Amerique, 1835-1840) của Alexis de Tocqueville, bản tiếng Việt của Phạm Toàn, Nhà xuất bản Tri Thức, Hà Nội tháng 1.2007

Bùi Văn Nam Sơn



Alexis de Tocqueville và sự trầm tư về nền dân trị
 “Il faut une science politique nouvelle à un monde tout nouveau”
(Cần có một khoa học chính trị mới mẻ cho một thế giới hoàn toàn mới)
A.de Tocqueville [1]

1.

Tác giả của bộ sách đồ sộ Về nền dân trị ở Mỹ (1835/40) – được Phạm Toàn dày công dịch sang tiếng Việt – là một khuôn mặt lạ thường. Ở Mỹ, từ lâu, ông đã trở thành một huyền thoại, một thần tượng, vì được xem là đã hiểu nước Mỹ hơn cả người Mỹ, và tác phẩm này của ông – bên cạnh bản Tuyên ngôn Độc lậpHiến pháp Hoa Kỳ – được tôn thờ gần như là một thứ “tôn giáo chính trị”.

Nền dân trị Mỹ
Tập 1


Nền dân trị Mỹ
Tập 2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét