Xin gửi lời cầu chúc đến tất cả các Niên Trưởng, Bạn Hữu và
gia đình một ngày Lễ Tạ Ơn hạnh phúc và an lành.
MẸ NẤM Ở TRONG TÙ ĐÃ NHẬN TỘI ?
Nov 23, 2017
Võ An Đôn
Hôm qua, tôi vào Trạm giam Công an tỉnh Khánh Hòa thăm
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Thấy sức khỏe và tinh thần Cô ấy rất tốt, được trại giam
đối xử tốt, được ăn nhiều món và nhốt chung phòng với một bị can nữ phạm tội
kinh tế.
Mẹ Nấm tiết lộ cho chúng tôi biết một thông tin quan trọng:
luật sư Hà Huy Sơn vào trại giam thăm Mẹ Nấm, đã chuyển thông điệp từ phía Cơ
quan an ninh rằng “Nếu tại phiên tòa phúc thẩm Mẹ Nấm nhận tội và từ chối 2
luật sư miền nam bào chữa, thì sẽ được giảm án rất nhiều” (Hai luật sư miền nam
ở đây là tôi và luật sư Nguyễn Khả Thành).
Sau khi nghe Mẹ Nấm kể nội dung trên, tôi đã khuyên Mẹ Nấm: “Nếu
em cho rằng mình vô tội thì một mực kêu oan từ đầu đến cuối; nếu em nhận tội
thì xem như công việc đấu tranh của em vô nghĩa; đây là lời khuyên của anh, còn
việc em nhận tội hay không là do em tự quyết định”.
Sau khi nghe tôi nói xong, Mẹ Nấm trả lời ngay “Dù em có bị
phạt tù 15 năm hay 20 năm thì em cũng không nhận tội”.
Trước khi ra về, Mẹ Nấm nhờ tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả
mọi người đã quan tâm đến Cô ấy thời gian qua !
Võ An Đôn
Việt Nam 2017: Họa
nhiều hơn phúc
Nguyễn Quang Dy
Năm 2017 sắp kết thúc. Vài tuần chỉ trong “chớp mắt”, thời
gian nhanh tựa tên bay. Nhanh hay chậm chắc không phải do thời gian bị rút ngắn,
mà do tâm thức con người. Tư duy truyền thống không thể theo kịp các sự kiện bất
thường và hệ quả bất định. Có lẽ đã đến lúc điểm lại các sự kiện quan trọng
trong một năm “họa nhiều hơn phúc”, để nhìn lại bức tranh toàn cảnh với nhiều
gam màu hỗn độn, hy vọng nhìn thấy lối thoát cuối đường hầm.
Biển Đông sẽ là nơi Mỹ-Trung
tranh hùng
Ngô Nhân Dụng
Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017
Trong tương lai Mỹ và Trung Cộng sẽ xung đột, đối đầu hơn,
hay hòa hoãn, cộng tác hơn? Dự đoán này ảnh hưởng tới chính sách ngoại giao của
Việt Nam. Nếu trong vòng 10 năm đến 30 năm nữa, hai nước đó chỉ lo thỏa hiệp,
trao đổi kinh tế đúng quy luật thị trường, cùng chia đôi thiên hạ, thì nước Việt
Nam có thể đi dây, giao hảo với cả hai và mượn thế lực nước này để buộc nước
kia nhượng bộ. Nhưng nếu trong vòng một thế hệ nữa Mỹ và Trung Cộng sẽ xung đột
nhiều hơn, thì người Việt phải chọn đường khác. Câu hỏi là: Trong hai nước đó, nước
nào cần tránh vì sẽ làm thiệt hại mình hơn?
Đặc khu kinh tế để
làm gì?
19/11/2017
- SEZ
phải là hình mẫu của phát triển bền vững, chứ không phải bằng con đường “ưu
tiên kinh tế đánh đổi môi sinh” như đã thực hiện hàng chục năm qua.
Khi đề cập đến sự phát triển thần kì của Trung Quốc, người
ta hay nhắc đến Thâm Quyến. Trong năm 1978, khi quốc gia này “mở cửa”, Thâm Quyến
chỉ là một làng chài nghèo nàn, nằm cạnh Hong Kong phồn hoa bậc nhất châu Á.
Thâm Quyến sau đó được phát triển thành đặc khu kinh tế (SEZ), và sau 30 năm,
nơi đây trở thành một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu Trung Quốc, với
dân số gần 13 triệu người và GDP hàng năm lên đến gần 300 tỷ USD.
Khi quan chức CSVN mơ
hồ về đặc khu kinh tế Thượng Hải áp dụng cho VN
Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017
Cụ thể ở VN hiện nay bàn cãi đặc khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang) Bắc Vân Phong (Khánh Hoà). Rồi mới đây người ta đề xuất thêm một đặc khu kinh tế gọi là “đặc khu ảo” cho doanh nghiệp nội dung số Việt Nam,…Còn mới đây nữa ông tiến sĩ quốc doanh, gọi là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đề xuất “Nên có một cơ quan ở trung ương, kiểm soát Trưởng đặc khu kinh tế”. Tức là toàn những kẻ nói gà nói vịt không, họ chẳng hiểu “đặc khu kinh tế” là gì cả. Vì đa số họ là những tiến sĩ giấy, là chưa từng lãnh đạo các quỹ đầu cơ hay quỹ đầu tư, cũng chưa từng có nghieepk vụ chuyên môn phân tích về kinh tế vĩ mô trên thị trường tài chính quốc tế khi nào cả, họ chỉ chạy vào cơ quan nhà nước làm việc ở đó mà người ta hay gọi là “công sở nhà nước là nơi giành cho những kẻ bất tài và vô năng lực”.
Điểm tin báo ngày Thứ năm 23
tháng 11 năm 2017
TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN
Hoàng Văn Chí
Tác phẩm "Từ Thực dân đến Cộng sản" của Hoàng Văn
Chí nói về hoàn cảnh đời sống người Việt trong chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc,
nhất là việc Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam (1953-1958) học theo bài
học cải cách ruộng đất của Mao Trạch Đông tại Trung Quốc. Tuy nhiên cho đến
1975, theo tổng thống Mỹ Nixon, các điều ông viết vẫn không được tin bằng các lời
nói của giới lãnh đạo cộng sản .
Theo Hoàng Văn Chí, đó là chủ trương của Hồ Chí Minh theo
đúng bài học của Mao: "phải làm cho quá độ để cho dân khiếp sợ, như cái
cây muốn uốn phải bẻ cong hết sức để đến khi nó thẳng lại thì vừa". Hoàng
Văn Chí đã viết "chúng ta phạm quá nhiều lệch lạc" (We made too many
deviations) bởi theo ông, Việt Nam không có giai cấp địa chủ và Hồ Chí Minh,
Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp đã cố tình "bẻ cong" (deviate) định
nghĩa "địa chủ" để giết dân và đảng hóa ruộng đất".
Năm 1985, trong tác phẩm "No More Vietnams", Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Richard
Nixon đã viết rằng các điều Hoàng Văn Chí nêu ra là bài học lớn cho giới
truyền thông ngoại quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét