Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021

Bản tin ngày Thứ bảy 31 tháng 7 năm 2021

Tưởng Năng Tiến – Một Gia Đình Nông Dân

https://drive.google.com/file/d/16l7CXXYO4m9gQdK9ScUbGpA2zNwuCtqy/view?usp=sharing

Tôi vốn chả thiết tha hay mặn mà gì lắm với chuyện văn nghệ/văn gừng nên hoàn toàn không quan tâm chi đến những điều tiếng eo sèo, quanh mấy câu thơ (“hơi quá tân kỳ”) của Nguyễn Quang Thiều.

Theo Wikipedia, tiếng Việt, đọc được vào hôm 21 tháng 7 năm 2021: “Ngoài lĩnh vực chính thơ ca tạo nên tên tuổi, ông còn là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí. Ông hiện nay là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi.”

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn:  tang thương trong tuyệt vọng

30/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1eWe0b94VLMl5n_dfB5mGHaC7cyN5OF7B/view?usp=sharing

Những đoàn người tìm cách bỏ thành phố lại sau lưng càng lúc càng nhiều. Họ ra đi với nhiều phương tiện có sẵn để tìm đường về quê. Họ rời thành phố với giọt nước mắt nhưng ngày về nhiều khi cũng chẳng có nụ cười. Quê nhà nhiều nơi cũng chẳng muốn đón nhận họ và nơi quê nhà họ cũng khó kiếm được bữa cơm. Tang thương không chỉ ở số người nhiễm bệnh, số người tử vong hàng ngày mà tang thương còn phủ lên đời sống của nhưng người đang còn lành mạnh đang thấp thỏm âu lo chẳng biết số phận mình ngày mai ra sao.

Cũng chẳng hiểu về công văn hỏa tốc của Bộ trưởng Bộ Y tế gởi cho chủ tịch thành phố ngày hôm qua. Thúc hối tiến trình chích vaccine vì có cảm giác thành phố tiêm chủng quá chậm chạp? Trong khi đó thành phố lại khẩn thiết yêu cầu tăng cường lượng vaccine. Thực tế là thành phố tiêm chủng quá chậm, số lượng người được chích chẳng là bao so với dân số gần chục triệu người. Thiếu vaccine hay thiếu tổ chức, trách nhiệm? Người dân không cần biết lỗi của ai, chỉ mong được chích vaccine để bớt sợ hãi và hi vọng cơn dịch sẽ sớm qua. Lúc này chỉ mong làm sao giảm được người nhiễm dịch và con số tử vong. Bởi thế giới cũng đã biết rằng không bao giờ diệt được con virus khốn nạn này mà chỉ là ngăn chận nó, sống chung với nó bằng vaccine và những viên thuốc của tương lai.

Tuấn  Khanh - Chạy đến vô cùng

31/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1NyvEtCwcfmcxKbHyQoZMnR5c_H1_mC5M/view?usp=sharing

Những con người ấy, vượt ngoài tầm các kế hoạch của chỉ thị 16 hay đợt phong tỏa với quân đội, trở thành chuyện khó của những người cầm quyền ở Sài Gòn, nên họ được cho phép rời đi. Nhưng rồi trớ trêu là lại bị chận giữ, ngăn cản ở nơi họ muốn tìm về. Những con kiến-thân phận đó loay hoay chạy từ trên miệng chén rồi lại xuống dưới, mệt nhoài trong những lời tuyên bố an dân vẫn lấp lánh kiêu hãnh trên hệ thống truyền thông.

Trên các trang mạng xã hội, thậm chí là báo chí nhà nước, có không ít hình ảnh mô tả về cuộc di tản lạ lùng này. Có ảnh những đôi vợ chồng tựa vào nhau ngủ vùi chốc lát trên đường chạy. Có ảnh những đứa nhỏ ngủ mà tay vẫn bấu chặt lấy anh chị của mình như sợ thức dậy sẽ không còn thấy ai. Những gương mặt vô danh ấy quá đỗi nhọc nhằn trên cung đường chạy đến vô cùng. Trong số ấy, chắc cũng không ít người đã đóng góp cho những con số bội thu của Hồ Chí Minh hàng năm, vẫn được đọc lên trong những tràng vỗ tay của giới quan chức mừng tổng kết thu ngân sách thắng lợi.

Võ Văn Quản  - Giữa đại dịch, Hoa Kỳ là chỗ dựa lớn nhất về vaccine của Việt Nam

Viện trợ của Hoa Kỳ đang là nguồn sống chính cho Việt Nam trong thời khắc chống dịch gian nan.

31/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1rhtIq-WOS67X2bl4_BKQ5jMih0NW-4wr/view?usp=sharing

Cho đến nay, có một sự thật không thể chối cãi: các quan chức có tư tưởng bài Hoa Kỳ bảo thủ và cứng nhắc nhất trong nhà nước Việt Nam, các nhóm đấu tranh an ninh mạng can trường nhất, và thậm chí là các quan chức địa phương phường xã đều đã và đang là những người đầu tiên hưởng lợi từ viện trợ y tế của Hoa Kỳ trong đại dịch COVID-19, đặc biệt trong vấn đề vaccine.

Chắc chắn sẽ có luận điểm cho rằng “Mỹ không cho không ai bao giờ”, hay “được cái này thì mất cái kia”, hoặc “đó chỉ là mua chuộc chính trị”, và khá oái oăm là tác giả của những lời đó lại chính là những người hưởng lợi từ sự trợ giúp của Hoa Kỳ. Nhưng trong thời khắc sống chết của hàng triệu người Việt Nam, cũng như để đảm bảo sự vận hành bình thường của nền kinh tế trong nước, Hoa Kỳ đang trỗi dậy như là một người bạn có thể tin tưởng.

Quan ngại về hệ lụy khi Việt Nam vay nợ hơn ba triệu tỷ đồng đến năm 2025

RFA
29/7/2021

https://drive.google.com/file/d/11pRi1lhezvflBh6ia-KYDrz5t3_D4Obm/view?usp=sharing

Việt Nam vay hơn ba triệu tỷ đồng đến năm 2025

Quốc hội Việt Nam, vào ngày 28/7, thông qua Nghị quyết về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công năm năm giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, trong năm năm tới, tổng thu ngân sách sẽ vào khoảng 8,3 triệu tỷ đồng và tổng chi dự kiến khoảng 10,26 triệu tỷ đồng. Trong đó, tỷ trọng chi đầu tư phát triển bình quân khoảng 28%.

Quốc hội Việt Nam quyết nghị vay số tiền 3,068 triệu tỷ đồng để cân đối thu chi và có nguồn cho đầu tư phát triển. Đồng thời, mức trần nợ công hàng năm không quá 60% GDP và nợ chính phủ không quá 50% GDP so với cảnh báo lần lượt ở mức 55% GDP và 45% GDP.

Mỹ gửi thông điệp gì tới Việt Nam qua chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin?

Bài phân tích của Hàn Phi Long

31/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1p6qXbiOo3hSZSgPzJYYpBz7-QMWl575j/view?usp=sharing

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã thể hiện mong muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện. Trước đó, Tổng thống Joe Biden đã chỉ định ông Marc Knapper làm đại sứ Mỹ tiếp theo tại Việt Nam. Trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ vào đầu tháng này, ông Knapper nói rằng ông hy vọng hai nước sẽ tiến tới quan hệ đối tác chiến lược. Nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam mong chờ trong chuyến thăm sắp tới của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ là dịp hai quốc gia Việt – Mỹ sẽ chuyển quan hệ trở thành Đối tác chiến lược toàn diện như mong muốn của cả hai bên.

Đối với các vấn đề khác, mặc dù chính quyền Biden có thể gây sức ép nhiều hơn với Việt Nam trong vấn đề nhân quyền và thương mại, nhưng sẽ không để các bất đồng này làm chệch hướng quan hệ hợp tác. Mỹ coi Việt Nam là một yếu tố quan trọng để kiềm chế sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông và Việt Nam cũng rất cần Mỹ để tạo thế đối trọng với các tham vọng sử dụng sức mạnh để chiếm đoạt biển Đông của Trung Quốc.

Tin tức thế giới ngày Thứ bảy 31 tháng 7 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/1W5A5_wzQBjcM2A5AYLV7bfcUkGF6Vp2V/view?usp=sharing

Nhật ký Bắc Kinh : Vì sao TQ cấm sóng BBC World News?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 02/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

https://drive.google.com/file/d/10exxVO0mQ4-cYEQc0KjEQc3b4vPIZYzj/view?usp=sharing

Lý do được Ofcom đưa ra là CGTN chịu sự quản lý về mặt nội dung của Đảng Cộng sản Trung Quốc, do đó đã vi phạm luật của Anh quy định một công ty do một nhóm chính trị kiểm soát không thể có giấy phép phát sóng ở Anh.

Lẽ dĩ nhiên không có cơ quan truyền thông Trung Quốc nào là thực sự độc lập khỏi Đảng Cộng sản. Tất cả các tờ báo, kênh truyền hình và đài phát thanh đều phải trở thành cơ quan tuyên truyền của đảng. Kể từ khi Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo tối cao của đất nước vào mùa thu 2012, các phương tiện truyền thông thậm chí còn bị kiểm soát gắt gao hơn.

 

Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021

Bản tin ngày Thứ sáu 30 tháng 7 năm 2021

 


Cập nhật tình hình Biển Đông ngày 30 tháng 7 năm 2021

Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

https://drive.google.com/file/d/1iLx8yIdchTMZ4bB-Gm2YSAwD0q-4-Xum/view?usp=sharing

Ngày 29.7, Hàng Không Mẫu Hạm  HMS Queen Elizabeth xuất hiện ở phía bắc quần đảo Trường Sa, cách đảo Song Tử Tây khoảng 45 hải lý về hướng tây tây bắc, cách Đá Xu Bi 50 hải lý về hướng tây bắc.

I. Biển Đông, chuyển động quân sự

Hình ảnh vệ tinh cho thấy nhóm tác chiến HKMH/ Anh HMS Queen Elizabeth hoạt động ở khu vực giữa bãi Tư Chính và quần đảo Trường Sa trong ngày 28.7.

Sau đó, nhóm tàu này di chuyển theo hướng bắc. Đến ngày 29.7, HKMH/ HMS Queen Elizabeth xuất hiện ở phía bắc quần đảo Trường Sa, cách đảo Song Tử Tây khoảng 45 hải lý về hướng tây tây bắc, cách Đá Xu Bi 50 hải lý về hướng tây bắc.

Yên Khắc Chính  - Cái giá của phong tỏa, ai phải trả?

Không phải những người quyền cao chức trọng hay những ai đang chăn êm nệm ấm.

30/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1j8NRXF9D-8aMpJ-LyZj4lU8Ev1p5qXw1/view?usp=sharing

Bạn mắc một bệnh lạ, nhập viện và rơi vào hôn mê. Sau khi tỉnh dậy, bác sĩ giải thích rằng họ đã phải cắt một quả thận của bạn. Đây là sự đánh đổi, hy sinh cần thiết để cứu mạng sống của bạn.

Bây giờ, hãy thử tượng cùng một trường hợp đó, nhưng bạn tỉnh dậy và nghe bác sĩ giải thích rằng họ phải cắt một quả thận của bạn để cứu mạng một người khác.

Tình huống này được Stephen John, giảng viên triết học tại Đại học Cambridge đặt ra trong một bài viết bàn về căn cứ đạo đức của quyết định phong tỏa trong đại dịch. [1]

Trân Văn  - Trong lòng đại dịch ngẫm về… đu dây!

30/07/2021

https://drive.google.com/file/d/1lOB8YA7H47-aXKFvACqiPRdaLqrzElnN/view?usp=sharing

Bộ trưởng Quốc phòng, Thủ tướng rồi Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam vừa thay nhau tiếp ông Lloyd Austin – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Một trong những nội dung mà các nhân vật chủ chốt của hệ thống công quyền lặp đi lặp lại với ông Austin là… tri ân Mỹ đã hỗ trợ vaccine cũng như các trang bị, thiết bị y tế giúp ngăn ngừa COVID-19, đồng thời đề nghị Mỹ tiếp tục ưu tiên hỗ trợ thêm vaccine cho Việt Nam, sớm tạo điều kiện cho các đối tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine tại Việt Nam và chia sẻ kinh nghiệm để công nhận vaccine (1).

Nguyễn Thu Quỳnh -  Cứu đói an dân

30/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1T6QdnKKqtUumriqDLngP7f3JkUE8U13a/view?usp=sharing 

Tình hình đang cấp bách hiện nay đòi hỏi phải có những giải pháp quyết liệt để cứu đói, an dân

“Ngày thường em nhận 100 tờ vé số bán, từ dịch bắt đầu bùng lên em chỉ nhận 50 tờ bán lấy 50 nghìn tiền lời để ăn mỗi ngày. Rủi cái đen, trước giãn cách em còn làm mất 50 tờ vé số, lậm vào vốn 500 ngàn.

Rồi nghỉ miết từ lúc giãn cách, ăn cầm chừng, trong nhà còn gạo, cháo gói em ăn, rồi được hỗ trợ túi gạo, chục hột gà, được cho cơm thì em ăn tiết kiệm. Hết tiền trọ em gọi điện xin (vòng quanh rồi tới được mạng lưới công tác xã hội miền Nam – PV) được cho 1 triệu tiền trọ tháng này. Em không còn dầu gội đầu, băng vệ sinh chi hết…

Viên Linh  - Nguyễn Mạnh Côn, Nhà Văn Miền Nam Tuyệt Thực Chết Trong Tù CS

29/7/2021

Ban Tu Thư/TVVN

https://drive.google.com/file/d/1ZgorTg818T4qGWcBrfeQaCAC1Qdplddy/view?usp=sharing

I. Trong những nhà văn Việt Nam trưởng thành vào thời kháng Pháp, Nguyễn Mạnh Côn là người từng thực sự cầm súng. Anh ở trong tiểu đoàn đánh trận sông Lô năm 1947.

“Bốn ngày ba đêm không nghỉ, không chợp mắt. Nước khe, nước lạnh, hay nước vũng trâu đầm. Cơm, vài dúm gạo rang nhai cho thật kỹ với chút muối trắng (ai vớ được vài nhánh tỏi là người ấy có bữa thịnh soạn!) Bốn ngày ba đêm, chống lại tất cả mọi định luật về sinh lý, chúng tôi vượt 320 cây số, cộng thêm chín trận phục kích. Chúng tôi không đi bằng chân mà đi bằng óc. Chúng tôi mụ người trong sự cố gắng kinh khủng. Cố gắng vì yêu nước, vì thù giặc.” (1)

Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 30 tháng 7 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/1m7f27TsZL1JIC5xwW4i2a-gOo6S6-pwV/view?usp=sharing

« Cách mạng » cộng sản Cuba đang tàn hơi

Thụy My RFI

28/7/2021

https://drive.google.com/file/d/12HG2T-aH_tvH1kRUmpJ5nO1U__OGWOVo/view?usp=sharing

Trong bài « Cuba, một cuộc cách mạng đang hụt hơi » đăng trên Le Monde, nhà báo mang bút danh Thérésa Bond nhận định, tuy các cuộc biểu tình vô tiền khoáng hậu gần đây không dẫn đến sự sụp đổ chính quyền, nhưng sự phẫn nộ của người dân cho thấy những huyền thoại xung quanh bình đẳng xã hội ở Cuba đã sụp đổ.  

Đối với hàng triệu du khách nhất là người Pháp, cái tên Cuba gợi lên ánh nắng mặt trời, điệu nhảy salsa, cocktail mojito, những chiếc xe cổ lỗ sỉ từ thế kỷ trước…Từ ngày 11/07, một loạt các cuộc biểu tình ở khắp nơi trên đảo quốc đã làm lộ ra một bộ mặt khác, đó là một cuộc cách mạng đang hấp hối. Phải chăng sau 62 năm ngự trị, đây là khởi đầu cho hồi kết của chế độ cộng sản kiểu Castro ? Fidel đã chết, nhưng những huyền thoại bao quanh vẫn tồn tại.

Các huyền thoại đã chết

Trước hết là huyền thoại về bình đẳng xã hội. Trong khi giới cầm quyền có chế độ đặc biệt, thì đại đa số người dân Cuba khẳng định đang phải đối mặt với ba vấn đề : tìm cho được cái ăn buổi sáng, buổi trưa và buổi tối, tuy đã có tiêu chuẩn trong sổ mua hàng. Từ tờ mờ sáng, mỗi lần tin đồn có hàng phân phối về là đám đông lại tụ tập. Những hàng dài người chờ đợi trước các cửa hàng nhà nước ở thủ đô và các tỉnh tạo điều kiện cho con virus corona sinh sôi. Mỗi tối phải nghe những lời tuyên truyền nổ như pháo trên truyền hình, nhưng sáng ra người Cuba lại thấy những cửa hàng với quầy kệ trống rỗng. Đó là « chiến thắng của tủ lạnh đối với tivi » - theo như câu nói thời Liên Xô cũ vào thập niên 80.

Hiếu Chân - Philippines khôi phục hiệp định quân sự với Hoa Kỳ

30/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1UGWPxJVCetSE8aKO2yJgrXGttoKdweDI/view?usp=sharing

“Điều này mang lại sự chắc chắn cho chúng tôi trong tương lai, chúng tôi có thể lập kế hoạch tầm xa và thực hiện các loại bài tập trận khác nhau”, Bộ trưởng Austin nói trong cuộc họp báo với người đồng cấp Philippines.

Đối với Hoa Kỳ, việc có khả năng luân chuyển binh lính tới Đông Nam Á là điều rất quan trọng không chỉ đối với việc phòng thủ an ninh cho Philippines, mà cả về mặt chiến lược khi chống lại hành vi quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực.

Tuy nhiên, vẫn có những câu hỏi về sự khó đoán của Duterte. Chuyên gia Aaron Connelly thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) cho biết: “ [Hiệp định VFA] sẽ tiếp tục bị đe dọa chừng nào ông Duterte vẫn còn là tổng thống”.

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

Bản tin ngày Thứ năm 29 tháng 7 năm 2021

 


Trần Nguyên/Người Xứ Bưởi: Tưởng niệm Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy

28/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1fVejZO5ix3fBEKXiPK2W8Fd1_OcPec8O/view?usp=sharing

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy qua đời vào ngày 28 tháng 7, 1990 trong lúc đang trên đường hoạt động tranh đấu cho một nước Việt Nam dân chủ tự do thực sự. Từ đó đến nay đã trải qua 31 năm, cứ đến độ hè về vào cuối tháng bảy hàng năm đều có lễ giỗ tưởng niệm đến Cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy. Chính sự kiện khác thường này cho thấy hậu thế không muốn quên một nhân vật đặc biệt trong lịch sử VN. Thực vậy sự ra đi vĩnh viễn của GS Huy để lại biết bao nhiêu thương tiếc thực sự cho những người còn lại.

I/ Bất ngờ

Mới đây, vào ngày 14 tháng 7, phía anh em chúng tôi bất ngờ nhận được từ trưởng nữ của Giáo sư Huy - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thúy Tần - một phóng ảnh chụp lá thư chia buồn và vinh danh của Tổng Thống Mỹ George Bush (còn được gọi là "Bush cha")

Trong lá thư "chính gốc" này, TT George Bush lên tiếng ca ngợi Giáo sư Huy là một nhân vật tận tụy phụng sự cho dân tộc Việt & dân tộc Mỹ với tấm gương sáng ngời cho thế hệ mai sau.

"Tận tụy phụng sự cho dân tộc Việt" thì đúng rồi, nhưng tại sao lại cho cả dân tộc Mỹ ?. Đây có thể là một bí ẩn, mà chúng tôi sẽ phân tích và giải thích phía dưới trong phần V

Việt Nam tiếp tục xét xử những nhà hoạt động và nhà báo sau bầu cử

Persecution of activists and journalists continues following rubber stamp elections in Vietnam

Wednesday 14.7.2021 in Latest Developments
in Vietnam Country Page

29/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1smurLMi_ePt__0BCIPZanPKmfishDNOW/view?usp=sharing

Cơ quan lập pháp Việt Nam bầu chọn  ông Phạm Minh Chính, một quan chức an ninh chuyên nghiệp, làm thủ tướng mới hồi tháng 4/2021. Ông Chính là người kế vị ông Nguyễn Xuân Phúc, còn ông Phúc được bầu làm chủ tịch nước, chức vụ chỉ có mang tính chất nghi lễ. 500 đại biểu quốc hội bỏ phiếu bầu sau khi các quyết định được đưa ra vào tháng 1 năm 2021 tại Đại hội Đảng toàn quốc.

Vào tháng 5 năm 2021, Các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và Hội đồng nhân dân ở cấp địa phương được tổ chức vào tháng 5 năm 2021. Hoạt động đó không gì khác hơn là nhằm tái khẳng định sự độc quyền chính trị đã tồn tại hàng chục năm. Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) là đảng duy nhất được phép hiện diện trên lá phiếu. Mặc dù một số ứng cử viên độc lập đã được phép tranh cử, nhưng họ phải chịu sự kiểm tra của cơ quan do ĐCSVN kiểm soát. Các ứng cử viên độc lập đã bị bắt, và một số người khác bị đe dọa. Chính phủ cũng kiểm soát ngôn trực tuyến  thông qua một đội quân tác chiến điện tử được trả công ăn lương.

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ thảo luận với đồng nhiệm Việt Nam về mở rộng hợp tác an ninh

Thanh Phương  RFI

29/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1Gg8CtVWNVdlAu6wj7X1IjNAhQEkQpGUi/view?usp=sharing

Hôm nay, 29/07/2021, trong chuyến công du Việt Nam, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin đã hội đàm với đồng nhiệm Việt Nam Phan Văn Giang tại Hà Nội về mở rộng hợp tác về an ninh.

Theo hãng tin AP, hai bộ trưởng Quốc Phòng đã thảo luận về hợp tác giải quyết những hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam, kết thúc năm 1975, bao gồm việc tiếp tục tìm kiếm lính Mỹ mất tích, rà phá bom mìn, xử lý hậu quả chất độc da cam. Hai bên cũng bàn về hợp tác an ninh phi truyền thống trong việc tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ thảm họa và phòng chống Covid-19.

Đỗ Ngà – Nền kinh tế Việt nam bị virus ăn đến ... tủy

28/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1g9irNZrqzLOZft-9ezE2Zd0NqkFdf9nb/view?usp=sharing

Mạch máu của nền kinh tế là hệ thông chằng chịt các chuỗi cung ứng. Mỗi chuỗi cung ứng nó có 3 mắt xích quan trọng, đó là sản xuất, lưu thông, và tiêu thụ. Hiện nay phần tiêu thụ và phần lưu thông đang bị những quyết định sai lầm của chính quyền CS chặt chúng rời từng mảng. Việc vận chuyển hàng hóa đang gặp vô cùng khó khăn vì đủ thứ giấy phép mà chỉ có CS mới nghĩ ra, nào là giấy phép “xét nghiệm âm tính Covid-Sars -2” cho người, nào là giấy phép “luồng xanh” cho xe chở hàng. Hậu quả, mạch máu lưu thông hàng hóa hoặc bị chặn hoặc bị bóp nghẹt bởi 2 nút thắt không cần thiết này.

Khâu vận chuyển đã bị như thế rồi, đến khâu tiêu thụ cũng bị chính quyền băm cho nát. Dân thì đói rã rời mà chính quyền chặn họ không cho ra ngoài mua thực phẩm. Tại TP. HCM, đâu đâu người ta cũng thấy giăng dây cô lập người dân, thậm chí có nơi người ta còn dùng rào kẽm gai chặn lối đi. Có thể nói, với cách làm như vậy, ĐCS đã cắt rời mắt xích lưu thông với mắt xích tiêu thụ ra tạo nên hiện tượng hàng hóa thì cứ bị ứ mà dân thì vẫn đói.

Gs. Nguyễn Văn Tuấn - Tình người trong mùa dịch

28/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1YpzXSnrhw-oB9Np3UAaagyTB8tl7YyJ0/view?usp=sharing

Con người đúng là một động vật selfish (dùng chữ của ông Richard Dawkins), và cái tánh selfish đó lộ rất rõ trong đại dịch này. Ích kỉ. Nghi kị. Ganh tị. Unprofessional. Tất cả đều hiện rõ trong mùa dịch, ngay cả ở người có học.

Hôm qua, nghe bà Thủ hiến tiểu bang New South Wales nói chuyện mà ngao ngán. Bằng một ngôn ngữ đầy đe doạ và báo động, bà cho biết rằng lây nhiễm chủ yếu xảy ra ở nhà (điều này đúng), nhưng rồi bà phóng đại một câu rằng đừng ghé thăm ông bà nội ngoại hay dì cô các bạn để cho thức ăn hay nói lời hello, bởi vì điều đó có thể là bản án tử hình cho họ. Trời! Một người lãnh đạo chánh trị mà ăn nói cứ như là ‘cretin’.

Đỗ Duy Ngọc -  Sài Gòn ngày phong tỏa thứ hai mươi mốt

Chuyện shipper

29/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1_uCbPJMNpd1Dz8CvCd_AtqnTAijs9v5h/view?usp=sharing

Đã qua mấy kỳ giãn cách rồi giới nghiêm, tình hình thành phố vẫn chưa ổn, nghe nói sẽ tiếp tục giới nghiêm với nhiều biện pháp khắt khe hơn. Có lẽ kéo dài đến tháng chín. Bèn kiểm tra lại lương thực, thực phẩm trong tủ lạnh. Thấy đã vơi đi nhiều, tủ đã có nhiều khoảng trống. Xem hủ gạo, coi lại mì gói, toàn chỉ còn lưng lửng. Gọi mấy mối quen, mối nào cũng ngại không có shipper, kiểu này thì kẹt rồi. Thành phố làm gắt gao kiểm soát người đi đường, nhưng không có giải pháp để hàng hoá được lưu thông khiến cho cuộc sống của dân sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong lúc giãn cách với thời gian quá dài như thế này, chợ không mở, hàng quán đóng cửa, đến siêu thị thì mất quá nhiều thời gian đợi chờ và cũng dễ lây nhiễm trong không gian bít bùng máy lạnh. Mua hàng online là một giải pháp tốt nhất, nhưng lại gặp trở ngại về chuyên chở.

Từ một người được kỳ vọng, Phạm Minh Chính hóa thành “anh hề” như thế nào?

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

28/7/2021

https://drive.google.com/file/d/10Dwz1_fUWUa6LF-dkFI3ditHzrG02tN2/view?usp=sharing

Tuy nhiên, thực tế ông Phạm Minh Chính chống dịch có ra hồn gì không thì người dân đã có câu trả lời. Trong lúc dịch đang bùng phát mà Quốc hội tụ tập làm gương xấu cho toàn xã hội làm người ta ngao ngán cái chính quyền này lắm rồi. Toàn là diễn những trò vô bổ mà không chú tâm vào công tác chống dịch sao cho hiệu quả.

Trong một thời gian dài, Việt Nam không được công nhận là quốc gia có dịch vì số ca mắc và tử vong quá thấp. Nguyên nhân là do ĐCS chống dịch bằng tuyên giáo, họ không chịu đưa những con số thật mà là thông báo những con số thấp nhất có thể để ca tụng thành tích chống dịch. Chính vì vậy, việc tiếp nhận vaccine theo cơ chế COVAX gặp khó khăn. Các nhà cung ứng cũng không ưu tiên vaccine cho Việt Nam mà dồn lực cho các nước giàu đang bị dịch tàn phá. Đấy, kết quả chống dịch của các anh hề là như thế, lợi bất cập hại.

Tin tức thế giới ngày Thứ năm 29 tháng 7 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/1kDKOS6CPm4AqceJ1qGxI-F9RAXpdOiqU/view?usp=sharing

Sơn Hà  - Ước Mơ Xanh Được Tưới Bằng Mồ Hôi Nước Mắt và Máu của Các Em Nhỏ ở Phi Châu

29/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1VUt3rglh5wToilWUsRd0tFVwDoXcwJzf/view?usp=sharing

Mặt khoa học và kỹ thuật sẽ được bàn đến trong một bài khác. Ở đây chỉ nói đến ý niệm “đạo đức giả” đang được khai thác, khai thác nhiều nhất ở “mạng người da đen”. Hệ thống truyền thông ở Mỹ có thật sự thương xót người da đen không? Hình như không! Hành động khai thác vô tội vạ mồ hôi nước mắt của trẻ em ở Congo, không phải mới xảy ra. Nó đã có mấy chục năm nay. Họ cổ động phong trào tranh đấu cho “mạng người da đen” nhưng họ không ngó đến số phận các em da đen đang còng lưng trong các mỏ khai thác Cobalt ở Congo.

Apple, Alphabet, Dell Technologies, Microsoft và Tesla Làm Gì Để Cứu Giúp Các Em Da Đen ở Congo?

Tháng Năm, năm 2021, DeseretNews đã loan tải một tài liệu gây xúc động về thảm trạng các trẻ em bị khai thác sức lao động ở Congo. Một bà mẹ đã than khóc: “Con chúng tôi chết như những con chó”. Chính bà có con và cháu, đã chết trong khi làm việc trong mỏ khai thác Cobalt.

Thứ Tư, 28 tháng 7, 2021

Bản tin ngày Thứ tư 28 tháng 7 năm 2021

 


Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đến Hà Nội, khẳng định Mỹ 'là đối tác tin cậy'

28/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1GG-Ski8NOcitfteqt504YxSGGE5bmsDC/view?usp=sharing

Lloyd J. Austin III, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đã có mặt tại Hà Nội hôm 28/7 trong chuyến công du Đông Nam Á.

Đầu tuần, ông đã thăm Singapore và nói: "Tôi đã đến Đông Nam Á để làm sâu sắc thêm mối quan hệ của Hoa Kỳ với các đồng minh và đối tác."

Ông cũng sẽ thăm Philippines sau khi thăm Việt Nam.

Chuyến thăm của ông Austin là chuyến thăm đầu tiên của một thành viên nội các Hoa Kỳ đến Đông Nam Á kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức vào tháng Giêng.

Tuấn Khanh - Ngôn ngữ của chúng ta

28/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1empq_aaKKZgOUJ0ENOjBI34czHcItpfO/view?usp=sharing

Trong đại dịch, tôi có đọc được status của bác sĩ Phan Xuân Trung về chuyện trẻ em phải đi trại cách ly. Lâu lắm, tôi mới đọc được một người đang sống “trong lề”, nhưng bật ra lời rất thật. Kiểu nói thật mà không ít người Việt Nam lâu nay e ngại. Cụ thể, ông viết “Tôi yêu cầu chính quyền trả các cháu bé F1, F0 về với gia đình ngay lập tức. Không nhân danh bất cứ điều gì để bắt các cháu bé vô trại cách ly. Không giường nằm, không bác sĩ, sốt không có thuốc, đói không có cơm! Một sự vô cảm đáng kinh tởm!”.

Không cần phải kể lại lời bình luận của những người đọc status này đã đồng tình như thế nào, nhưng với bản thân tôi, là người cũng phản đối việc đẩy các em nhỏ đi trại cách ly chung trong tình trạng như lời bác sĩ Trung, sự mô tả ngắn gọn đó, dường như đã thay lời đủ cho tôi, thích hợp với tôi, và cả nhiều người khác nữa.

Việt Nam cần giải thích về thời hạn và lộ trình ra khỏi phong tỏa 15 ngày

Nguyễn Giang

Bbcvietnamese.com

28/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1WvMFXutyvMWXZXHKb02nGW7yZtKNyqth/view?usp=sharing

Những ngày qua, cả hai đô thị hàng đầu của Việt Nam phải chấp nhận đợt phong tỏa, giới nghiêm chặt chẽ chưa từng có, cho dù cách gọi chính thức của Nhà nước và truyền thông thì không phải vậy.

Quốc gia 97 triệu dân đang vào một bước ngoặt trong cuộc chiến chống Covid còn đầy cam go trước mắt.

Nhìn từ Anh và châu Âu, không ai có thân nhân bạn bè ở Việt Nam mà không thấy lo ngại.

Tình hình COVID-19 tại VN và một số nước: Indonesia ghi nhận hơn 2,000 ca tử vong, thiếu ôxy trầm trọng

28/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1xdgEBBhKLdPWMezhW_-Wx9cFSRlEZqUy/view?usp=sharing

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến hết ngày 27/7, thế giới ghi nhận thêm khoảng 550,000 ca nhiễm COVID-19 mới và 9,100 trường hợp tử vong chỉ trong vòng 24 giờ, qua đó nâng tổng số người nhiễm bệnh từ đầu dịch lên khoảng 194,041,344 ca, trong đó có khoảng 4,136,702 người thiệt mạng.

Việt Nam thêm 2861 ca COVID-19

Sáng nay 28/7 Bộ y tế VN cho biết có thêm 2,861 ca mắc COVID-19 và 3 ca nhập cảnh, nâng tổng số ca mắc lên 117,121 ca.

2,858 ca ghi nhận tại: Sài Gòn (2.115), Đồng Nai (134), Tây Ninh (120), Đồng Tháp (91), Khánh Hoà (86), Hà Nội (69), Bà Rịa – Vũng Tàu (56), Trà Vinh (38), Bến Tre (32), Phú Yên (30), Tiền Giang (30), An Giang (24), Đăk Lăk (13), Sóc Trăng (12), Cần Thơ (5), Bình Định (2), Hải Dương (1).

Số ca nhiễm sáng nay tăng 96 so với sáng qua, gồm 2.455 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (tăng 231 ca), 403 ca đang điều tra dịch tễ (giảm 135 ca).

Covid-19: Có cần thiết khử trùng toàn Sài Gòn, Hà Nội?

BBC News

28/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1AdptKYUj8q4Or3OMMGXqAr5gyI2Vlug2/view?usp=sharing

"Biện pháp phun hóa chất khử trùng trong không gian ngoài trời, như đường phố hoặc chợ... không được khuyến cáo để tiêu diệt SARS-CoV-2 hoặc các mầm bệnh khác vì bụi bẩn và chất khác trong không khí có thể làm vô hiệu hóa chất khử trùng," tài liệu của WHO nêu rõ.

Cũng theo tài liệu trên, "phun hóa chất khử trùng khó bao phủ toàn bộ bề mặt để vô hiệu hóa mầm bệnh".

WHO lưu ý đường phố và vỉa hè không được xem là "ổ dịch Covid-19" và hóa chất khử trùng có thể "nguy hiểm đối với sức khỏe con người".

WHO cũng kêu gọi không phun thuốc khử trùng lên người, vì điều này "có thể gây hại về thể chất và tinh thần nhưng không làm giảm nguy cơ Covid-19 lây nhiễm qua các giọt li ti trong không khí hoặc tiếp xúc với người bệnh".

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho rằng vệ sinh khử trùng các bề mặt trong nhà có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, CDC cũng lưu ý "việc phun sản phẩm vệ sinh và khử trùng ở khu vực ngoài trời - như vỉa hè, đường sá hoặc tấm phủ bề mặt - đều không cần thiết".

Đại dịch cúm Tây Ban Nha tại Đông Dương năm 1919

Báo cáo từ Hội đồng Chính phủ thuộc Tổng chính phủ Liên Bang Đông Dương, Hà Nội, 1919.

Trung Hiếu sưu tầm

28/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1s8dE51H_1e64dg7mN2W0280AI9bD5j6l/view?usp=sharing

Các báo cáo lên Hội đồng Chính phủ ... / Tổng Chính phủ Đông Dương thuộc Đông Dương thuộc Pháp. 1919

Rapports au Conseil de gouvernement... / Gouvernement général de l'Indo-Chine Indochine française. Auteur du texte 1919

Sự lây lan của dịch cúm tàu Covic trong hai năm gần đây đã gây ra rất nhiều thương tâm trên toàn thế giới và cả trên thủ đô Saigon chắc quý vị ai cũng biết, nay chúng ta cùng quay lại lịch sử cách đây hơn 100 năm trước, tác động của đại dịch có tên là "Spanish Flu" thường gọi là dịch cúm Tây Ban Nha trong 2 năm 1918 và 1919 đối với toàn Đông Dương.

Tin tức thế giới ngày Thứ tư 28 tháng 7 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/1cyz-Okeiq1IlNNDCYw_auun1BjaYDf4R/view?usp=sharing

Lê Hồng Hiệp - Bộ trưởng Austin thăm VN: Xây dựng lòng tin để củng cố quan hệ quốc phòng

Secretary Austin’s Visit to Vietnam: Building Trust to Strengthen Defence Ties

Phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên Fulcrum.sg.

Published 28 Jul 2021

https://drive.google.com/file/d/1Rh1KUcg1hKFkwX4JV8hjDwIF-FWRTPd4/view?usp=sharing

Kể từ khi bình thường hóa vào năm 1995, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã cải thiện đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là một trong những nguồn đầu tư nước ngoài quan trọng nhất của Việt Nam. Kể từ năm 2018, quan hệ kinh tế song phương càng được tăng cường hơn nữa, một phần nhờ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung dẫn đến sự chuyển hướng thương mại và đầu tư từ Trung Quốc sang một số nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Chẳng hạn, trong quý đầu tiên của năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 21,2 tỷ đô la, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước. Đầu tư từ các công ty Mỹ như Apple và Intel, cùng với các nhà cung cấp của họ, cũng đóng vai trò then chốt trong nỗ lực của Việt Nam nhằm tăng cường hoạt động xuất khẩu và năng lực chế tạo của mình.

Covid-19: Thế giới thấy ánh sáng khi thử nghiệm mở cửa ở Anh ‘có vẻ đang tốt’

BBC News

28 tháng 7 2021

https://drive.google.com/file/d/1fBTPJDfpY8tnf93XtAyqTzprORTeGOoc/view?usp=sharing

Khi chính phủ Anh nới lỏng tất cả các hạn chế Covid-19 từ 19/7 bất chấp sự gia tăng của các ca nhiễm trùng, một số chuyên gia y tế đã gọi hành động này là một thí nghiệm nguy hiểm.

"Chúng tôi tin rằng chính phủ đang thí nghiệm nguy hiểm và phi đạo đức", hơn 1.000 nhà khoa học nói trong một bức thư đăng ngày 8 tháng 7 trên tạp chí y khoa The Lancet.

Một số dự đoán rằng số ca nhiễm trùng hàng ngày sẽ tăng hơn gấp đôi, lên 100.000.

Nhưng trong bảy ngày liên tiếp, tính tới 27/7, số ca mắc mới đã giảm liên tục.

Vào thứ Hai, có 24.950 trường hợp nhiễm trùng được báo cáo, giảm so với 39.950 trường hợp một tuần trước.