Thứ Tư, 7 tháng 7, 2021

Bản tin ngày Thứ tư 07 tháng 7 năm 2021

Đỗ Ngà – Bức tranh kinh tế toàn cầu sau dịch, Việt Nam ở vị trí nào trên đường đua?

06/7/2021

https://drive.google.com/file/d/10ty38NUl6Ww2hcDiQ3yqwhxjmBd9W0Nz/view?usp=sharing

Hiện nay chính quyền CS đang lúng túng trong công tác phòng chống dịch cực đoan. Chỉ cần 1 người dương tính thì họ hốt cả nhà, trong khi tại Thái Lan họ chỉ hốt người nào dương tính mà thôi, còn lại cách li tại nhà. Với con số lên đến 5.000 ca nhiễm/ngày mà xã hội Thái vẫn hoạt động rất bình thường trong khi đó ở Việt Nam chưa tới 1000 ca/ngày thì cả xã hội đã tê liệt. Tại sao? Vì Việt Nam đã phải tốn quá nhiều nhân lực xã hội để trói người không nhiễm không được hoạt động gì cho nền kinh tế, tức là CS đã dùng nội lực đất nước đấm vào không khí thay vì dùng nó để làm ra của cải cho xã hội (CS đã quyết "hoàn thành mục tiêu kép" theo cách như thế, rất vô minh). Với cách xử lý như Thái lan thì nền sản xuất của họ không bị siết cổ quá mạnh nên hàng hóa vẫn được làm ra đều đặn chứ không bị hụt nghiêm trọng như Việt Nam. Với biện pháp cách li nhẹ nhàng như Thái Lan thì khi thị trường Mỹ mở cửa hoàn toàn, Thái Lan sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn để đáp ứng cho thị trường lớn nhất thế giới này. Ấy là chưa nói đến tiến độ chích vaccine thì Thái Lan đã vượt quá xa Việt Nam nên Thái cũng sẽ về đích sớm hơn Việt Nam.

Gs. Nguyễn Văn Tuấn - Nên ngưng đếm số ca nhiễm và chiến lược thoát covid-19

07/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1lYKSjWj9FBPYHLtrUWIhLciD18saX8Nc/view?usp=sharing

Song song với đó, con số 68% không triệu chứng có ý nghĩa là chúng ta cần phải tập trung vào công nghệ theo dõi (tracing). Ở Úc, khi chúng tôi đi đến đâu (quán cà phê, quán ăn, siêu thị, vào labo, vào công sở, v.v.) đều phải ‘ghi danh’ điện tử. Khi nơi đó có ca nhiễm được phát hiện thì tất cả những ai từng đến đó nên đi xét nghiệm. Theo dõi như thế này giống như chế độ ‘Anh Cả’ (Big Brother), nhưng đành phải chịu trong thời gian dịch bệnh thôi.

Và, nếu có tracing như thế, thì câu hỏi đặt ra là chúng ta nên làm xét nghiệm PCR cho 5 triệu dân TPHCM? Theo tôi thì không. Tại sao? Tại vì chúng ta đoán khá rõ rằng số ca dương tính rất thấp (chừng 20,000 đến 25,000 người). Và, giả dụ rằng có 25,000 người bị nhiễm, thì số ca nặng cũng rất thấp (có lẽ chừng 750 người). Vậy thì tiêu ra 75 triệu USD hay 1500 tỉ đồng để làm xét nghiệm PCR sẽ đem lại lợi ích gì? Nó có lợi cho nghiên cứu khoa học, nhưng không hẳn có lợi ích trong kiểm soát dịch.

Ông Lê Thế Thắng của nhóm Báo Sạch bị khởi tố

BBC News

07/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1R_8aMgG-nT8clnj-rU810fLDPMSHF1L7/view?usp=sharing

Ông Thắng là người thứ năm thuộc nhóm Báo Sạch bị khởi tố, sau các ông Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Phước Trung Bảo, Đoàn Kiên Giang và Nguyễn Thanh Nhã.

Tối 6/7, Công an thành phố Cần Thơ thông tin Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Lê Thế Thắng (39 tuổi, ngụ quận Cầu Giấy, Hà Nội) để điều tra về hành vi "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

Phạm nhân gây rối trong trại giam Chí Hoà trong bối cảnh Covid lây lan mạnh ở Sài Gòn

07/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1kWwiZ0dfOiqBRWEm819U9ahH3IjCDh7w/view?usp=sharing

Theo VNExpress, cảnh sát vũ trang được điều đến Trại tạm giam Chí Hoà, quận 10, để giữ an ninh trật tự sau khi nhiều phạm nhân “bị kích động gây rối”.

Người dân sống xung quanh Chí Hoà nghe nhiều tiếng nổ phát ra từ khuôn viên trại giam lúc gần 19h ngày 6/7. Ngay sau đó, cảnh sát cơ động và các lực lượng công an được điều đến Chí Hoà, đi trên các ôtô loại lớn.

Đến 19h50, ít nhất 6 loạt tiếng nổ tiếp tục vang lên cùng nhiều tiếng la hét. Hơn 2 tiếng sau, một ôtô chở phạm nhân và 6 xe chở cảnh sát mặc đồ bảo hộ từ trong khám đi ra ngoài.

Ảnh hưởng của đập trên sông Mekong?

(What are the impacts of dams on the Mekong river?)

Tyler Roney – Bình Yên Đông lược dịch

The Third Pole

https://drive.google.com/file/d/17NtjYkgkObL-RAlYx3po28k6Ee0Ljmne/view?usp=sharing

Mỗi năm, Mekong bị lũ và buộc sông Tonle Sap ở Cambodia chảy ngược, tạo thành hồ lớn nhất ở ĐNA.  Với trên 1 triệu người sống trên đồng lụt và các làng nổi, gồm có nhiều người Việt vô tổ quốc, Tonle Sap là một trong những nền thủy sản nội địa phong phú nhất trên Trái đất.

Hồ nới rộng 60% kích thước lúc nước thấp đến khoảng 16.000 km2, cung cấp cho di ngư một nơi sinh sản cần thiết.  Sinh thái của hồ dựa vào lũ lụt tự nhiên của Mekong, đã bị xáo trộn vì phát triển và thủy điện trên dòng chánh của sông.

Vào năm 2019, một sự kết hợp của thay đổi khí hậu, El Niño và đập trên Mekong khiến cho sông Tonle Sap chảy ngược trong nhiều tuần thay vì nhiều tháng, làm cho nước trong hồ ấm, cạn và đói oxygen hơn.  Năm đó, thủy sản ở Tonle Sap được ước tính sụt giảm 80-90%.

Tin tức thế giới ngày Thứ tư 07 tháng 7 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/1xK7VhkcnKVed3U05NhDCNP1SWSAA9rrp/view?usp=sharing

Dustin Walker - Tại Sao Hoa Kỳ lại bỏ ngỏ Thái Bình Dương?

Tác giả: Dustin Walker, cựu cựu nhân viên chuyên trách trong Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện và là cựu cố vấn cho Thượng nghị sĩ John McCain.

Nguồn: Why Is America Steaming Out of the Pacific? (The Wall Street Journal, May 28, 2021)

Vũ Văn Lê dịch.

05/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1uRq48p1cz39UIevUQkbNa0xpr-u463dK/view?usp=sharing

Tuyên bố sẵn sàng đương đấu với Trung Quốc nhưng Lãnh đạo Ngũ Giác Đài lại điều tầu sang Trung đông.

Như WSJ đã loan tin, vào mùa hè này Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan sẽ di chuyển từ căn cứ Nhật Bản đến Trung Đông, để hỗ trợ việc rút quân của Mỹ khỏi Afghanistan. Sự chuyển động này được thi hành theo yêu cầu của Bộ Tư lệnh Trung ương Hoa Kỳ  (U.S. Central Command), và đã được Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin chấp thuận.

Việc điều động chuyển dịch tầu sân bay Ronald Reagan làm suy yếu tuyên bố của ba vị tổng thống Hoa kỳ trước đây, thường xuyên khẳng định vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ. Sự kiện đó cho thấy chính quyền Biden đang tiến hành một cuộc “rút quân ảo” khỏi Afghanistan — vứt bỏ những chiếc ủng trên mặt đất để thực hiện lời hứa trong khi vận động tuyển cử, là sẽ chấm dứt “các cuộc chiến tranh vĩnh viễn,”nhưng thực tế là thay thế các hoạt động trên bộ bằng các lực lượng khác với nhiệm vụ tương tự, nhưng khó khăn và tốn kém hơn.

Các nguyên tắc kinh tế đằng sau thành công và thất bại của ĐCSTQ

Nguồn: Nancy Qian, “The Economic Fundamentals of Chinese Communism’s Successes and Failures”, Project Syndicate, 05/07/2021.

Nancy Qian, Giáo sư Kinh tế học Quản lý và Khoa học Quyết định tại Trường Quản lý Kellogg của Đại học Northwestern, là Giám đốc sáng lập của Phòng thí nghiệm Kinh tế Trung Quốc và Phòng Nghiên cứu Trung Quốc của Đại học Northwestern.

Biên dịch: Trần Hùng

07/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1K0_ijfiWOJn-M4iIsVxQZAhT9If8zjR4/view?usp=sharing

Bài phát biểu kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng của ông Tập dành rất nhiều sự chú ý đến các kế hoạch của Đảng cho tương lai và mục tiêu “xây dựng Trung Quốc trở thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại vĩ đại về mọi mặt” vào năm 2049, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Để thành công, ĐCSTQ sẽ cần sử dụng quyền lực chính trị của mình để thúc đẩy các chính sách kinh tế. Tuy nhiên, người ta hy vọng rằng Đảng sẽ sử dụng quyền lực một cách thận trọng, tập trung vào các hàng hóa công, nơi giá trị xã hội cao hơn nhiều so với giá trị cá nhân, và để mọi việc còn lại cho người dân Trung Quốc tự định đoạt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét