Ts. Nguyễn Hồng Vũ - Hãy ngưng định hướng chính trị đối với nhà khoa học
20/7/2021
https://drive.google.com/file/d/1XsV42zsZnvsjed-NKvyYOjngrXdbH9xX/view?usp=sharing
Họ lấy lý do là dân thường dễ hoang mang và muốn mình nói theo kiểu có vaccine nào thì chích vaccine ấy, tin vào chính phủ
Cảm ơn tất cả các lời động viện và ý kiến đóng góp của các bạn trong bài viết trước, khi mình thể hiện sự thất vọng với quyết định chóng vánh “loại” mình ra khỏi buổi tọa đàm online về COVID-19 của “Hiệp hội các nhà khoa học và chuyên gia Việt Nam” (gọi tắt là AVSE).
Thật sự thì mình cũng không biết đến tổ chức AVSE cho đến khi một chị là khóa trên của mình (tiền bối) mời mình tham gia buổi tọa đàm này và cho mình hay rằng đây là “Hội chuyên gia người Việt ở nước ngoài hiện đang có rất nhiều các hoạt động kết nối chuyên gia và tư vấn cho Việt Nam” và chị ấy cho mình biết là buổi tọa đàm tập trung vào việc “chuyên gia nói cho người dân hiểu, đại chúng như các post” của mình hay viết phân tích trên Facebook. Tin tức từ các báo mấy ngày qua thì mình thấy rằng chính phủ VN đang rất cần những tiếng nói của chuyên gia để định hướng chiến lược chống dịch COVID-19 cho hiệu quả nên mình nhận lời.
Bs. Đinh Đức Long: Tp. Hồ Chí Minh có vẻ vỡ trận COVID, chính quyền lúng túng
VOA Tiếng Việt
20/7/2021
https://drive.google.com/file/d/1pqsRgGgoi49iVggnIZFruvnAmvBEt8KV/view?usp=sharing
Bác sĩ Đinh Đức Long ở tâm dịch thành phố Hồ Chí Minh nói với VOA rằng chính quyền “rất nhiệt tình, sốt sắng, tổ chức bài bản” trong công tác chống dịch, nhưng việc cách ly bừa bãi đã vi phạm quy định chuyên môn của ngành y thế giới, chưa kể các chính sách phòng dịch của Việt Nam có dấu hiệu lạm dụng quyền lực.
VOA: Kính chào Bác sĩ, ông có thể cho biết tình hình chống dịch ở Tp. HCM hiện nay như thế nào?
Bác sĩ Đinh Đức Long: Từ khi dịch bắt đầu xuất hiện, chính quyền thành phố HCM cũng như chính quyền cả nước sốt sắng lo toang thành lập hẳn ban chống dịch với cả hệ thống chính trị đều vào cuộc. Chống dịch rất rầm rộ, hoàng tráng nhưng lại không đúng với chuyên môn của ngành y tế cho nên hiệu quả không cao.
Gió Bấc - Ngạo nghễ tấn công Covid, nguy cơ vỡ trận đang hiển hiện
18/7/2021
https://drive.google.com/file/d/1M_zqItIcqzgJWmJmFEZdMHY8mK-RZvSg/view?usp=sharing
Đối đầu với đợt dịch covid thứ 4, nhà nước Việt Nam không hề chuẩn bị vacxin phương tiện hữu hiệu nhất mà vẫn ngạo nghễ “tấn công” covid. Từ lãnh đạo trung ương đến địa phương luôn ồn ào với những diễn ngôn chính trị kiêu hãnh. Chống dịch bệnh bị chính trị hóa như là một phong trào thi đua lập thành tích. Dù nhân viên y tế vắt kiệt sức làm việc nhưng dịch vẫn lan rộng, tăng nhanh nhất là TP. HCM riêng ngày 18-7 TP. HCM có đến 4.692 ca, sáng 19-7 là TP. HCM 1.535 ca.
Ngày 30-5, khi dịch bệnh mới ở mức hai con số một ngày trong phạm vi chưa đến mười tỉnh thành, Ông Phạm Minh Chính hô hào. “trong lúc này toàn hệ thống chính trị và toàn dân phải “tổng tiến công toàn lực, toàn diện, mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa, với quyết tâm cao hơn, với nỗ lực lớn hơn, với hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, tập trung cao hơn nữa nhưng phải có trọng tâm trọng điểm để khoanh vùng, dập dịch, ổn định tình hình nhanh hơn nữa”.
Tuấn Khanh - Nhật ký phong thành số 11
Chuyện cái bánh mì
19/7/2021
https://drive.google.com/file/d/1q7wbGHOgPpYqau8rCt9fZpSBSTdKyiek/view?usp=sharing
Hôm nay, đề tài vừa giải trí, vừa ngao ngán của mọi người trong lúc giãn cách, là chuyện cái bánh mì. Ở đâu cũng nghe nói về nó, và cũng có đôi ba người chợt nổi danh trên toàn cõi Việt Nam vì món ăn nhanh này.
Bánh mì ở xứ Việt có vài địa danh được gắn liền tên với nó, như một kiểu sản phẩm địa phương đáng tự hào: bánh mì Sài Gòn, bánh mì Nha Trang, bánh mì Hội An… mang đậm nét phong cách sống và ẩm thực từ thời người Pháp còn ở Đông Dương. Qua nhiều thập niên, bánh mì không chỉ là một loại thưởng thức, mà còn là bạn đường của người lao động không có nhiều thời gian nghỉ, là thứ nâng đỡ quen thuộc của người nghèo khi đói lòng…
Covid19: Việt Nam phong tỏa miền Nam, Hà Nội dùng ‘biện pháp cấp bách’
Bích Ngọc – Thoibao.de (Tổng hợp)
19/7/2021
https://drive.google.com/file/d/160Nte0FGQA92p6xvkfRNeEwtBIdyT9MN/view?usp=sharing
Hôm qua, một người mẹ có ba đứa con tuổi học tiều học, đang tạm trú ở quận Tân Phú, cô điện thoại hỏi tôi rằng; Cháu bán đồ ăn sáng, nay họ không cho bán nữa, ông chồng thì trong cảnh bán thất nghiệp, cháu tính đưa các con về quê ở Long Khánh, không biết đi được không chú? Mà làm cách nào đi được, xe khách không chạy, đi xe máy thì phải có giấy thông hành, xét nghiệm…
Tôi không biết phải trả lời cô ra sao, dù là góp ý có tính an ủi, đúng là tôi cũng thật sự không biết có cách nào.
Con người trong chiến tranh hay dịch bệnh, việc bùng phát sợ hãi là do bị ám bởi cái chết. Nhưng trong chiến tranh dù không chắc sẽ thoát bom rơi, đạn lạc nhưng người vô tội vẫn còn con đường là chạy giặc với hy vọng sinh tồn.
Miến Điện: Tác động của cuộc đảo chính đối với đầu tư của Việt Nam
Thu Hằng RFI
19/7/2021
https://drive.google.com/file/d/1jmuj5gnwlHw2V7B62DPkBO-JbvsL8pNL/view?usp=sharing
Từ ngày 25/03, bắt đầu là Mỹ và Anh áp lệnh trừng phạt đối với nhiều lãnh đạo quân đội và hai tập đoàn do quân đội Miến Điện kiểm soát : Myanmar Economic Holdings Public Company (MEHL) và Mynamar Economic Corporation Ltd (MEC). Đến ngày 19/04, Liên Hiệp Châu Âu cũng thông báo trừng phạt hai tập đoàn này, trong khi MEC chính là cổ đông cùng với Viettel trong Mytel.
Những doanh nghiệp đầu tiên rút khỏi Miến Điện là những doanh nghiệp châu Á và cũng là những nhà đầu tư lớn nhất vào Miến Điện. Không lên án cuộc đảo chính như nhiều nước phương Tây, các nước châu Á, trong đó có Việt Nam cũng như ASEAN, kêu gọi tìm giải pháp đàm phán giữa các bên liên quan. Bỏ phiếu thông qua nghị quyết cấm bán vũ khí cho tập đoàn quân sự Miến Điện trong phiên họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc có lẽ là biện pháp “mạnh tay” nhất của những nước này. Họ không thể làm mất lòng tập đoàn quân sự vì mọi đầu tư tại Miến Điện đều liên quan đến lực lượng này.
Hứa Y Định - Khuyến học – Cuốn sách ai cũng nên đọc, đặc biệt là các quan chức chính quyền
Chuyện về nước Nhật hơn một thế kỷ trước giờ đây vẫn rất gần gũi với Việt Nam.
20/7/2021
https://drive.google.com/file/d/1VSRRBYP7OrRXi6mEPv61LKyaplYtSbPN/view?usp=sharing
Học, học nữa, hộc máu cũng phải học.
Tôi không nghĩ ra cụm từ nào thích hợp hơn câu trên để tóm tắt tinh thần và nội dung của quyển sách “Khuyến học”.
Những trang không nhắc đến chữ “học” chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đọc hết cuốn sách chỉ hơn 200 trang này, bạn dễ phải bắt gặp chữ “học” đến cả ngàn lần.
Ngay cả với một người (tự nhủ là) thích học như tôi, hành trình qua những trang sách đó cũng thật dễ… hộc máu, không chỉ vì ngộp trong chữ học mà còn vì những suy nghĩ có vẻ nghịch lý, ngớ ngẩn, thậm chí là ngây thơ của tác giả.
Tin tức thế giới ngày Thứ ba 20 tháng 7 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
https://drive.google.com/file/d/1kpavlLv3AVio2QdBOF0a_XMB4jUyDWsX/view?usp=sharing
Tesla và lời cảnh báo với các công ty nước ngoài muốn ‘làm ăn’ với ĐCSTQ
Tesla’s Struggle In China Is A Warning To All Western Companies
What happened to Tesla China should serve as a warning for other American businesses addicted to the size and the potential of the Chinese market.
Ngọc Mai lược dịch
20/7/2021
https://drive.google.com/file/d/1pYQBgMpYAaQkjyko1D_Bbtu9Y_SxStRr/view?usp=sharing
Bà Helen nói, để ngăn chặn doanh số sụt giảm hơn nữa, chi nhánh Tesla tại Trung Quốc đã làm một điều không tưởng tại Mỹ. Theo Bloomberg, Tesla phàn nàn rằng, họ tin mình đã bị tấn công vô cớ trên mạng xã hội và yêu cầu chính phủ Trung Quốc sử dụng quyền kiểm duyệt để chặn một số bài đăng. Việc một công ty Mỹ nhờ chính quyền độc tài giúp kiểm duyệt ngôn luận đánh dấu một mức thấp mới trong nhân cách của Tesla và ban lãnh đạo của công ty này.
Vào tháng 6, chính phủ Trung Quốc đã giáng một đòn mạnh nhất vào chi nhánh Trung Quốc của Tesla, ra lệnh cho công ty thu hồi gần như toàn bộ số xe đã bán tại Trung Quốc để “sửa chữa” một vấn đề gọi là phần mềm. Trong khi Tesla đang thu hồi xe điện thì các nhà sản xuất ô tô điện khác của Trung Quốc như Nio đang vượt qua Tesla với các lựa chọn thay thế rẻ hơn và thiết kế độc đáo.
Chuyên gia Mỹ: Sức mạnh quốc gia của Trung Quốc là viển vông
Nguồn: VOA Chinese| Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan
https://drive.google.com/file/d/1YMAb1KlV8lUnNXtGpjf8smDEP-3k9iSv/view?usp=sharing
So với Trung Quốc, “Mỹ giàu hơn Trung Quốc nhiều lần và khoảng cách tuyệt đối giữa hai bên vẫn đang gia tăng hàng nghìn tỷ đô la mỗi năm. Nền kinh tế Trung Quốc tuy lớn nhưng không hiệu quả. Trung Quốc thu được sản lượng cao với chi phí cao. Các công ty Trung Quốc có chi phí sản xuất cao trong suốt cả năm và 1,4 tỷ dân của Trung Quốc tạo thành gánh nặng an ninh và phúc lợi khổng lồ. Nói một cách tương đối, nền kinh tế Mỹ lớn mạnh và hiệu quả, đồng thời đạt được sản lượng cao với chi phí tương đối thấp. Năng suất bình quân của người lao động và các doanh nghiệp Mỹ gấp bảy lần Trung Quốc, nhưng dân số Mỹ chỉ bằng 1/4 Trung Quốc, do đó chi phí phúc lợi và an ninh ở Mỹ thấp hơn nhiều. GDP và các tiêu chuẩn đo lường thông thường khác đã tạo ra những ấn tượng khiến người ta lầm tưởng rằng Trung Quốc đang đuổi kịp Mỹ về mặt kinh tế.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét